Đề thi giữa HK1 môn Địa lí 6 năm 2020
Trường THCS Trần Kiệt
-
Câu 1:
Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất ở vị trí nào theo thứ tự xa dần Mặt Trời?
A. Vị trí thứ 9
B. Vị trí thứ 7
C. Vị trí thứ 3
D. Vị trí thứ 5
-
Câu 2:
Trên Địa Cầu, nước ta nằm ở vị trí nào?
A. Nửa cầu Bắc và nửa cầu Đông.
B. Nửa cầu Nam và nửa cầu Tây.
C. Nửa cầu Bắc và nửa cầu Tây.
D. Nửa cầu Nam và nửa cầu Đông.
-
Câu 3:
Vẽ bản đồ là gì?
A. thể hiện các đối tượng địa lí lên mặt phẳng của giấy.
B. chuyển mặt cong của Trái Đất ra mặt phẳng của giấy.
C. cách biểu thị bề mặt Trái Đất lên mặt Địa cầu.
D. cách chuyển bề mặt Trái Đất lên tờ giấy.
-
Câu 4:
Nguyên nhân chủ yếu làm cho một vùng đất trên bản đồ lại không hoàn toàn đúng như trên thực tế?
A. Xác định nội dung và lựa chọn tỉ lệ bản đồ không hợp lý.
B. Thiết kế, lựa chọn kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí sai.
C. Thu thập thông tin về các đối tượng địa lí không chính xác.
D. Sử dụng các phép chiếu đồ khác nhau, có sự biến dạng bản đồ.
-
Câu 5:
Trong các tỉ lệ bản đồ sau đây, tờ bản đồ nào có mức độ chi tiết cao nhất?
A. 1: 7.500
B. 1: 15.000
C. 1: 200.000
D. 1: 1.000.000
-
Câu 6:
Tỉ lệ bản đồ chỉ rõ điều gì?
A. mức độ thu nhỏ khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với thực địa.
B. độ lớn của bản đồ so với ngoài thực địa.
C. khoảng cách thu nhỏ nhiều hay ít so với quả Địa cầu.
D. độ chính xác của bản đồ so với thực địa.
-
Câu 7:
Vị trí của một điểm trên bản đồ (hoặc trên quả Địa cầu) được xác định là chỗ cắt nhau củayếu tố gì?
A. đường kinh tuyến và vĩ tuyến bất kì.
B. đường kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua điểm đó.
C. đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc.
D. đường kinh tuyến và vĩ tuyến gốc.
-
Câu 8:
Muốn xác định phương hướng trên bản đồ cần phải dựa vào:
A. mũi tên chỉ hướng đông bắc.
B. các đường kinh, vĩ tuyến.
C. mép bên trái tờ bản đồ.
D. tất cả các ý trên đều đúng.
-
Câu 9:
Kí hiệu bản đồ thể hiện chính xác đối tượng là dạng hình học hoặc tượng hình là loại kí hiệu nào?
A. Đường
B. Diện tích
C. Điểm
D. Hình học
-
Câu 10:
Kí hiệu đường thể hiện điều gì?
A. Ranh giới
B. Sân bay
C. Cảng biển
D. Vùng trồng lúa
-
Câu 11:
Khoảng cách từ Huế đến Đà Nẵng là 105km, trên bản đồ Việt Nam, khoảng cách giữa hai thành phố đo được 15cm, vậy bản đồ có tỉ lệ:
A. 1:600.000
B. 1:700.000
C. 1:500.000
D. 1:400.000
-
Câu 12:
Khu vực càng xa trung tâm bản đồ, thì như thế nào?
A. không có sự biến dạng.
B. biến dạng không đáng kể.
C. ít sai số về hình dạng.
D. sự biến dạng càng rõ rệt.
-
Câu 13:
Một bản đồ được gọi là hoàn chỉnh, đầy đủ khi nào?
A. Có đủ kí hiệu về thông tin, tỉ lệ xích, bảng chú giải
B. Cần có bản tỉ lệ xích và kí hiệu bản đồ
C. Có màu sắc và kí hiệu
D. Có bảng chú giải
-
Câu 14:
Theo quy ước đầu phía trên của kinh tuyến gốc chỉ hướng nào?
A. Tây
B. Đông
C. Bắc
D. Nam
-
Câu 15:
Kí hiệu điểm được sử dụng cho các đối tượng địa lý phân bố như thế nào?
A. Kéo dài
B. Tập trung tại một chỗ
C. Phân tán rải rác
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 16:
Khi biểu hiện các vùng trồng trọt và chăn nuôi thường dùng loại ký hiệu nào?
A. Tượng hình
B. Hình học
C. Diện tích
D. Điểm
-
Câu 17:
Nếu tỉ lệ bản đồ 1: 200 000 thì 5cm trên bản đồ này sẽ ứng với khoảng cách thực địa là:
A. 5 Km
B. 10Km
C. 20Km
D. 200Km
-
Câu 18:
Đối với bản đồ không vẽ kinh tuyến, vĩ tuyến để xác định phương hướng cần dựa vào:
A. vị trí trên bản đồ
B. hình vẽ trên bản đồ
C. các hướng mũi tên trên bản đồ
D. mũi tên chỉ hướng Bắc trên bản đồ để xác định hướng Bắc, sau đó tìm các hướng còn lại
-
Câu 19:
Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu là những đường:
A. Kinh tuyến.
B. Kinh tuyến gốc.
C. Vĩ tuyến.
D. Vĩ tuyến gốc.
-
Câu 20:
Những vòng tròn trên quả Địa Cầu vuông góc với các kinh tuyến là những đường:
A. Kinh tuyến.
B. Kinh tuyến gốc.
C. Vĩ tuyến.
D. Vĩ tuyến gốc.
-
Câu 21:
Bản đồ là biểu hiện mặt cong hình cầu của Trái Đất hay vùng đất lên đâu?
A. Một hình tròn
B. Một mặt phẳng thu nhỏ
C. Một quả địa cầu
D. Một hình cầu
-
Câu 22:
Theo qui ước bên trên kinh tuyến là hướng nào?
A. Nam
B. Đông
C. Bắc
D. Tây
-
Câu 23:
Trái đất có dạng hình gì?
A. Hình bầu dục
B. Hình cầu
C. Hình tròn
D. Hình vuông
-
Câu 24:
Công việc phải làm khi vẽ bản đồ là gì?
A. Thu thập thông tin về các đối tượng địa lí.
B. Xác định nội dung và lựa chọn tỉ lệ bản đồ.
C. Thiết kế, lựa chọn kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
-
Câu 25:
Mẫu số càng nhỏ thì tỉ lệ bản đồ càng
A. rất nhỏ.
B. nhỏ.
C. trung bình.
D. lớn.
-
Câu 26:
Tỉ lệ bản đồ 1 : 6.000.000 có nghĩa là gì?
A. 1 cm trên bản đồ bằng 60 km trên thực địa.
B. 1 cm Irên bản đồ bằng 6.000 m trên thực địa.
C. 1 cm trên bản đồ hằng 600 m trên thực địa.
D. 1 cm trên hản đồ bằng 6 km trên thực địa.
-
Câu 27:
Một điểm C nằm trên kinh tuyên 120o thuộc nửa cầu Đông và vĩ tuyến 10o ở phía trên đường xích đạo, cách viết toạ độ của điểm đó là:
A. 10°B và 120°Đ.
B. 10°N và 120°Đ.
C. 120°Đ và 10°N.
D. 120°Đ và 10°B.
-
Câu 28:
Theo quy ước đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng nào?
A. Tây
B. Đông
C. Bắc
D. Nam
-
Câu 29:
Để thể hiện ranh giới quốc gia, người ta dùng kí hiệu gì?
A. điểm.
B. đường.
C. diện tích.
D. hình học.
-
Câu 30:
Để thể hiện nhà máy, điểm dân cư lên bản đồ, người ta dùng kí hiệu gì?
A. diện tích.
B. đường.
C. điểm.
D. khoanh vùng.