Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Sinh học 6 năm 2020
Trường THCS Phan Chu Trinh
-
Câu 1:
Tế bào thực vật phân chia theo thứ tự nào?
A. Nhân phân chia trước thành 2 nhân con.
B. Chất tế bào phân chia nhờ vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào thành 2 tế bào mới.
C. Vách tế bào phân đôi.
D. Cả A và B.
-
Câu 2:
Cây nào được sử dụng biện pháp bấm ngọn?
A. Mướp.
B. Đu đủ
C. Rau cải
D. Rau muống
-
Câu 3:
Điểm khác nhau cơ bản giữa thực vật và động vật là gì?
A. Có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ.
B. Rất đa dạng phong phú.
C. Là những sinh vật vừa có ích vừa có hại.
D. Có khả năng vận động, lớn lên, sinh sản.
-
Câu 4:
Những nhóm cây sau đây, nhóm cây nào toàn là cây có hoa?
A. Cây bạch đàn, cây chuối, cây rêu.
B. Cây khế, cây chanh, cây nhãn.
C. Cây đậu xanh, cây cải, cây rau bợ.
D. Cây dương xỉ, cây xấu hổ, cây súng
-
Câu 5:
Thân cây gồm những bộ phận nào?
A. Thân chính, cành, hoa và quả.
B. Thân chính, cành, hoa, chồi nách.
C. Thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách.
D. Thân chính, chồi ngọn, chồi nách.
-
Câu 6:
Các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ bộ phận nào?
A. Vỏ
B. Trụ giữa
C. Mạch gỗ.
D. Mạch rây
-
Câu 7:
Thành phần của tế bào thực vật gồm những gì?
A. Vách tế bào, chất tế bào, nước và không bào.
B. Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào và nhân.
C. Màng sinh chất, nhân, không bào và lục lạp.
D. Màng sinh chất, chất tế bào, nhân và lục lạp.
-
Câu 8:
Có 4 loại rễ biến dạng nào?
A. Rễ chùm, rễ củ, rễ thở, giác mút.
B. Rễ cọc, rễ chùm, rễ củ, rễ thở.
C. Rễ củ, rễ móc, rễ thở, giác mút.
D. Rễ cọc, rễ móc, rễ thở, giác mút.
-
Câu 9:
Có mấy hình thức sinh sản sinh dưỡng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 10:
Thân cây gồm các bộ phận nào?
A. Thân chính, cành, chồi non, chồi nách.
B. Thân chính, cành chồi nách.
C. Thân chính, chồi ngọn và chồi nách.
D. Thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách.
-
Câu 11:
Lá thoát hơi nước qua bộ phận nào?
A. Cuống lá
B. Lỗ khí
C. Thịt lá
D. Gân lá
-
Câu 12:
Cây nào sau đây có lá biến dạng?
A. Cây xương rồng.
B. Cây xoài.
C. Cây cam.
D. Cây bòng.
-
Câu 13:
Lá bắt mồi có ở cây nào?
A. Mây.
B. Dong ta.
C. Bèo đất.
D. Đậu hà lan.
-
Câu 14:
Lá biến dạng để làm gì?
A. Thích nghi với điều kiện sống.
B. Bảo vệ cây
C. Cây leo lên.
D. Cây bắt mồi.
-
Câu 15:
Củ hành thuộc loại lá biến dạng nào?
A. Tay móc.
B. Tua cuốn.
C. Bắt mồi.
D. Dự trữ.
-
Câu 16:
Lá cây xương rồng biến thành gai để làm gì?
A. Làm đẹp cho cây.
B. Chống gió.
C. Bảo vệ cây.
D. Giảm sự thoát hơi nước.
-
Câu 17:
Lá của các loài cây nào dưới đây được sử dụng là thức ăn cho con người?
A. Lá mồng tơi.
B. Lá trúc đào.
C. Lá xà cừ.
D. Lá mây.
-
Câu 18:
Cơ quan nào dưới đây chỉ có ở thực vật có hoa?
A. Rễ
B. Thân
C. Quả
D. Hạt
-
Câu 19:
Ban đêm để nhiều hoa trong phòng ngủ đóng kín cửa ta bị ngạt thở vì thiếu khí gì?
A. CO2
B. Ôxi.
C. Nitơ
D. Hidro.
-
Câu 20:
Các bộ phận chính của kính hiển vi gồm những bộ phận nào?
A. Thân kính, ống kính, bàn kính.
B. Chân kính, ốc điều chỉnh, bàn kính.
C. Chân kính, ống kính, bàn kính.
D. Chân kính, thân kính, bàn kính.
-
Câu 21:
Màng sinh chất có chức năng gì?
A. Làm cho tế bào có hình dạng nhất định.
B. Bao bọc ngoài chất tế bào.
C. Điều khiển hoạt động sống của tế bào.
D. Chứa dịch tế bào.
-
Câu 22:
Tế bào được sinh ra rồi lớn lên, đến một kích thước nhất định sẽ phân chia thành hai tế bào con, đó là quá trình gì?
A. Phân chia.
B. Phân sinh.
C. Phân bào.
D. Lớn lên.
-
Câu 23:
Các tế bào ở loại mô nào khi lớn lên, phân chia giúp cây lớn lên và phát triển?
A. Mô nâng đỡ.
B. Mô phân sinh ngọn.
C. Mô mềm.
D. Loại mô khác.
-
Câu 24:
Thân cây dài ra do đâu?
A. Mô phân sinh ở cành, ở ngọn.
B. Sự lớn lên và phân chia các tế bào ở thân cây.
C. Chồi ngọn.
D. Sự phân chia và lớn lên của các tế bào ở mô phân sinh ngọn.
-
Câu 25:
Vỏ của thân non gồm những bộ phận nào?
A. Gồm biểu bì và thịt vỏ.
B. Gồm thịt vỏ và ruột.
C. Gồm thịt vỏ và mạch rây.
D. Gồm biểu bì, thịt vỏ và ruột.
-
Câu 26:
Do đâu mà đường kính của các cây gỗ trưởng thành to ra?
A. Do sự phân chia các tế bào mô phân sinh ở tầng sinh trụ
B. Do sự phân chia các tế bào mô phân sinh ở tầng sinh vỏ.
C. Do sự phân chia các tế bào mô phân sinh ở chồi ngọn.
D. Cả A và B.
-
Câu 27:
Căn cứ vào cách mọc của thân, người ta chia thân làm 3 loại nào?
A. Thân quấn, tua cuốn, thân bò.
B. Thân gỗ, thân cột, thân cỏ.
C. Thân đứng, thân leo, thân bò.
D. Thân cứng, thân mềm, thân bò.
-
Câu 28:
Vì sao khi trồng các cây đậu, bông, cà phê…trước khi cây ra hoa, tạo quả người ta thường bấm ngọn, kết hợp với tỉa cành?
A. Làm cho chất dinh dưỡng tập trung cho chồi hoa phát triển.
B. Khi bấm ngọn cây không cao lên.
C. Làm cho chất dinh dưỡng tập trung cho các cành còn lại phát triển.
D. Cả A, B, C.
-
Câu 29:
Nhờ đâu nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân?
A. Mạch gỗ.
B. Mạch rây.
C. Vỏ.
D. Trụ giữa.
-
Câu 30:
Trong những nhóm cây sau đây, nhóm nào gồm toàn cây có thân rễ?
A. Cây dong giềng, cây su hào, cây chuối.
B. Cây nghệ, cây gừng, cây cỏ tranh.
C. Cây khoai tây, cây khoai lang, cây hành.
D. Cây gừng, cây chuối, cây bạc hà.