Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa đỏ, alen D quy định hạt nhăn trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt trơn (cặp A, a và cặp D, d cùng) nằm trên một cặp NST tương đồng, cặp B, b nằm trên một cặp NST tương đồng khác. Khi cho lai cây thân cao, hoa vàng, hạt nhăn thuần chủng với cây thân thấp, hoa đỏ, hạt trơn, đời F1 thu được toàn thân cao, hoa vàng, hạt nhăn. Cho F1 tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu hình thân cao, hoa đỏ, hạt trơn ở F2 là 1,25%. Hãy tính tần số hoán vị gen của cây F1.
Hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án
Lời giải:
Báo saiBố mẹ thuần chủng, kiểu gen của F1 là \(\frac{{AD}}{{ad}}Bb\).
Khi cho F1 tự thụ phấn, ta thu được tỉ lệ cây thân cao, hoa đỏ, hạt trơn (\(\frac{{Ad}}{{ - d}}bb\)) chiếm tỉ lệ 1,25% = %\(\frac{{Ad}}{{ - d}}\).25%bb.
Suy ra %\(\frac{{Ad}}{{ - d}}\) = 5% hay %\(\frac{{ad}}{{ad}}\) = 25% - 5% = 20% = 50%ad . 40%ad. Điều này chứng tỏ một bên bố hoặc mẹ liên kết gen hoàn toàn (tạo 50% giao tử ad), bên còn lại đã hoán vị gen với tần số : (50% - 40%).2 = 20% (tạo 40% giao tử ad)