Trắc nghiệm Tiến hóa lớn Sinh Học Lớp 12
-
Câu 1:
Loài sinh vật nào tiến hoá theo kiểu đơn giản hóa mức độ tổ chức cơ thể?
A. Động vật có xương sống.
B. Sinh vật sống cộng sinh.
C. Sinh vật sống kí sinh.
D. Sinh vật nhân sơ.
-
Câu 2:
Các loài vi khuẩn đã xuất hiện rất lâu nhưng vẫn không tiến hoá thành các loài đa bào vì
A. Hệ gen của chúng quá đơn giản nên không tiến hoá được.
B. Cơ thể đơn bào có kích thước nhỏ, sinh sản nhanh nên dễ thích ứng với môi trường.
C. Vi khuẩn có thể sinh bào tử để chống lại điều kiện bất lợi.
D. Vi khuẩn ít chịu tác động của chọn lọc tự nhiên
-
Câu 3:
Chiều hướng tiến hóa cơ bản nhất của thế giới sinh vật là
A. Ngày càng đa dạng và phong phú.
B. Tổ chức ngày càng cao.
C. Thích nghi ngày càng hợp lý.
D. Lượng ADN ngày càng tăng
-
Câu 4:
Thế giới sinh vật đã tiến hoá theo chiều hướng nào?
A. Sinh giới ngày càng đa dạng và phong phú
B. Sinh giới có tổ chức ngày càng cao
C. Sinh giới thích nghi ngày càng hợp lí
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 5:
Tại sao luôn có sự tồn tại đồng thời các nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm sinh vật có tổ chức cao?
A. Vì trong những điều kiện xác định, có những sinh vật duy trì tổ chức nguyên thuỷ của chúng hoặc đơn giản hoá tổ chức mà vẫn đảm bảo sự thích nghi thì vẫn tồn tại và phát triển.
B. Vì các sinh vật có tổ chức thấp vẫn không ngừng phát sinh.
C. Vì các sinh vật có tổ chức thấp không có nhu cầu nhiều về dinh dưỡng cho sự sinh trưởng và phát triển.
D. Vì các sinh vật có tổ chức thấp không có nhu cầu nhiều về năng lượng cho các hoạt động sống.
-
Câu 6:
Để giải thích nguồn gốc chung của các loài quá trình nào dưới đây đóng vai trò tiên quyết:
A. Quá trình đột biến
B. Quá trình giao phối
C. Quá trình chọn lọc tự nhiên
D. Quá trình phân li tính trạng
-
Câu 7:
Tiến hóa lớn đã được nghiên cứu dựa trên cơ sở nào?
A. Dựa trên các thực nghiệm khoa học
B. Dựa trên nghiên cứu hóa thạch và lịch sử hình thành sinh giới
C. Dựa trên các nghiên cứu phân loại thông qua đặc điểm hình thái, hóa sinh, sinh học phân tử...
D. Cả B và C
-
Câu 8:
Dựa vào những đặc điểm giống nhau giữa các sinh vật mà được phân thành các nhóm phân loại theo đúng thứ tự nào?
A. Chi → họ → lớp → bộ →ngành → giới.
B. Họ →chi → bộ → lớp → ngành → giới.
C. Chi → họ → bộ → lớp → Ngành → giới.
D. Chi → bộ → họ → lớp → ngành → giới
-
Câu 9:
Đặc điểm gì sau đây không chính xác với quá trình tiến hóa lớn?
A. Diễn ra trong phạm vi của loài với quy mô nhỏ
B. Không thể nghiên cứu bằng thực nghiệm
C. Diễn ra trong thời gian lịch sử dài
D. Hình thành các đơn vị phân loại trên loài
-
Câu 10:
Tiến hóa lớn được định nghĩa là gì?
A. quá trình biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể
B. quá trình hình thành loài
C. quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài
D. quá trình hình thành quần thể thích nghi
-
Câu 11:
Các cá thể thuộc các loài khác nhau có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên chúng không thể giao phối với nhau. Đây là hiện tượng
A. Cách li sinh thái
B. Cách li cơ học
C. Cách li tập tính
D. Cách li nơi ở
-
Câu 12:
Trường hợp nào sau đây thuộc dạng cách li sinh sản?
A. các nhóm sinh vật cùng nguồn gốc tách rời nhau bởi chướng ngại địa lí như núi, sông…
B. các nhóm sinh vật cùng nguồn gốc có các đặc điểm cơ quan sinh sản khác nhau nên chúng không giao phối với nhau
C. các nhóm sinh vật cùng nguồn gốc nhưng chiếm cứ những nơi sống khác nhau trên cùng một vùng địa lí
D. các nhóm sinh vật cùng nguồn gốc được hình thành do một hay nhiều đột biến xuất hiện ngẫu nhiên
-
Câu 13:
Anagenesis là :
A. sự tiến hóa của các loài mới trong một dòng tiến hóa duy nhất không phân nhánh
B. phát triển một sự thích nghi đặc biệt để tồn tại
C. đặt câu hỏi hoặc kiểm tra các giả thuyết
D. không có mô tả đúng
-
Câu 14:
Ở loài ruồi Drosophila, các con đực sống ở một khu vực có tập tính giao hoan tinh tế như tập tính đánh đuổi con đực khác và các kiểu di chuyển đặc trưng để thu hút con cái. Đây là kiểu cách li
A. Cách li tập tính
B. Cách li nơi ở
C. Cách li cơ học
D. Cách li mùa vụ
-
Câu 15:
Phát biểu nào sau đây là không đúng về quá trình tiến hóa lớn?
A. Quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài.
B. Diến ra trên qui mô rộng lớn.
C. Kết quả là hình thành loài mới.
D. Diễn ra qua thời gian lịch sử lâu dài.
-
Câu 16:
Quá trình chọn lọc tự nhiên diễn ra trên qui mô rộng lớn hình thành:
A. loài mới.
B. nòi mới, thứ mới.
C. các đơn vị phân loại trên loài: chi, họ, bộ, lớp, ngành.
D. các đơn vị phân loại dưới loài: chi, họ, bộ, lớp, ngành.
-
Câu 17:
Điều nào sau đây không đúng với tiến hóa lớn?
A. Diễn ra trên qui mô rộng lớn.
B. Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.
C. Hình thành các nhóm phân loại trên loài.
D. Diễn ra trong thời gian địa chất lâu dài.
-
Câu 18:
Để xác định lịch sử tiến hóa và mối quan hệ giữa các sinh vật, các nhà khoa học thu thập bằng chứng từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm cổ sinh vật học, phôi học, hình thái học, hành vi và sinh học phân tử. Hình ảnh cây phát sinh loài của động vật có xương sống. Câu nào sau đây phù hợp nhất với cây phát sinh loài được trình bày?A. Các loài chim và rùa đã phát triển các phương tiện trao đổi khí độc lập với các động vật có xương sống khác.
B. Động vật có vú có quan hệ họ hàng gần nhất với chim vì chúng có chung tổ tiên trực tiếp.
C. Tổ tiên chung của bò sát, chim và động vật có vú sinh ra trứng nước ối.
D. Cá sấu là hậu duệ trực tiếp của cá vây tia vì chúng sống trong cùng một môi trường.
-
Câu 19:
Ở các loài giao phối, loài là một nhóm..........(C: cá thể; Q: quần thể) có những..........(G: kiểu gen; T: tính trạng) chung về hình thái, sinh lý, có khu phân bố.........(X: xác định; K: không xác định; Y: xác định hoặc không xác định) trong đó các cá thể có khả năng giao phối với nhau và được cách li sinh sản với nhưng nhóm quần thể khác
A. Q; T; X
B. C; T; Y
C. C; G; X
D. Q; T; Y
-
Câu 20:
Theo quan niệm hiện đại, kết quả của chọn lọc tự nhiên là gì ?
A. Sự phân hóa khả năng sống sót của những cá thể khác nhau.
B. Sự sống sót của những cá thể thích nghi.
C. Sự phát triển và sinh sản ưu thế của những kiểu gen thích nghi
D. Hình thành loài mới.
-
Câu 21:
Thuyết tiến hóa hiện đại đã phát triển quan niệm về chọn lọc tự nhiên của Đacuyn ở những điểm nào sau đây? (1) Chọn lọc tự nhiên không chỉ tác động đến từng cá thể riêng lẻ mà mà tác động tới cả quần thể. (2) Chọn lọc tự nhiên dựa trên cơ sở tính biến dị và di truyền của sinh vật. (3) Chọn lọc tự nhiên không tác động tới từng gen mà tác động lên toàn vốn gen của quần thể. (4) Chọn lọc tự nhiên là nhân tố định hướng cho quá trình tiến hóa.
A. 2,3
B. 1,3,4
C. 1,2,3,4
D. 1,2,4
-
Câu 22:
Khi nói về các bằng chứng tiến hóa xét các phát biểu sau: (1) Bằng chứng cho thấy sự tiến hóa của các loài trong sinh giới theo hình thức phân li là cơ quan tương đồng (2) Bằng chứng nói lên mối quan hệ về nguồn gốc chung giữa các loài là giải phẫu học so sánh, địa lí sinh học, tế bào học, sinh học phân tử. (3) Mã di truyền có tính thoái hóa là một bằng chứng về nguồn gốc thống nhất giữa các loài (4) Hóa thạch là một trong các bằng chứng tiến hóa của sinh vật qua các thời gian địa chất. Số phát biểu đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 23:
Tiến hoá lớn có đặc điểm
(1) Diễn ra trong thời gian ngắn.
(2) Diễn ra trong thời gian dài.
(3) Diễn ra trong vùng lãnh thổ hẹp, có thể thực nghiệm được.
(4) Diễn ra trong lãnh thổ rộng, chỉ nghiên cứu bằng mô tả và so sánh.
Số phát biểu đúng làA. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 24:
Trong các phát biểu sau, phát biểu không đúng với tiến hóa nhỏ?
A. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trong phạm vi tương đối hẹp.
B. Tiến hóa nhỏ có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.
C. Tiến hóa nhỏ là hệ quả của tiến hóa lớn.
D. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn.
-
Câu 25:
Khi so sánh tiến hóa lớn với tiến hóa nhỏ có các nội dung sau:
(1) Tiến hóa nhỏ có quy mô hẹp hơn tiến hóa lớn.
(2) Tiến hóa lớn là trung tâm của thuyết tiến hóa tổng hợp còn tiến hóa nhỏ là hệ quả sinh ra từ tiến hóa lớn.
(3) Tiến hóa lớn dễ nghiên cứu bằng thực nghiệm hơn tiến hóa nhỏ.
(4) Tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian ngắn hơn tiến hóa lớn.
(5) Kết quả của tiến hóa nhỏ là hình thành nên các ngành, còn kết quả của tiến hóa lớn là hình thành nên các giới sinh vật
(6) Tiến hóa nhỏ diễn ra chịu sự chi phối của 3 nhân tố tiến hóa là đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên, còn tiến hóa lớn diễn ra chịu sự chi phối của 5 nhân tố tiến hóa.
Có bao nhiêu nội dung đúng?
A. 4
B. 3
C. 5
D. 2
-
Câu 26:
Kháng thuốc kháng sinh là một vấn đề đau đầu đối với ngành y tế hiện nay của các nước trong đó có Việt Nam. Việc hình thành các chủng mầm bệnh kháng thuốc có liên quan chặt chẽ tới các thói quen dùng thuốc của người bệnh. Cho các phát biểu dưới đây:
(1). Việc dùng kháng sinh không đủ liều không có nguy cơ tạo ra vi khuẩn kháng thuốc vì liều lượng thấp không đủ kích thích quá trình tiến hóa của vi khuẩn.
(2). Tốc độ hình thành quần thể vi khuẩn kháng thuốc phụ thuộc vào tốc độ hình thành các đột biến và áp lực của quá trình chọn lọc.
(3). Trong quần thể vi khuẩn ban đầu, ít nhiều đã chứa các gen kháng thuốc kháng sinh.
(4). Việc gia tăng áp lực chọn lọc có thể dẫn đến sự xuất hiện các chủng vi khuẩn kháng mọi loại kháng sinh mà con người hiện có.
Số phát biểu đúng là:
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
-
Câu 27:
Cơ quan tương tự phản ánh
A. Sự tiến hoá theo hướng phân ly tính trạng
B. Sự tiến hoá được diễn ra từ một nguồn gốc chung
C. Sự tiến hoá theo hướng đồng quy tính trạng
D. Sự tiến hoá được bắt nguồn từ một hành tinh khác.
-
Câu 28:
Tiến hóa lớn dựa trên cơ sở nghiên cứu nào?
1. Các thực nghiệm khoa học
2. Nghiên cứu hóa thạch và lịch sử hình thành sinh giới
3. Nghiên cứu phân loại học thông qua đặc điểm hình thái, hóa sinh, sinh học phân tử...
A. 1, 2
B. 2, 3
C. 1, 3
D. 1, 2, 3
-
Câu 29:
Tiến hóa lớn được nghiên cứu dựa trên cơ sở nào?
A. Dựa trên các thực nghiệm khoa học
B. Dựa trên nghiên cứu hóa thạch và lịch sử hình thành sinh giới
C. Dựa trên các nghiên cứu phân loại thông qua đặc điểm hình thái, hóa sinh, sinh học phân tử...
D. Cả B và C
-
Câu 30:
Nhóm sinh vật nào tiến hoá theo hướng tăng dần mức độ tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp?
A. Động vật có xương sống.
B. Sinh vật sống cộng sinh.
C. Sinh vật sống kí sinh.
D. Sinh vật nhân sơ
-
Câu 31:
Nhóm sinh vật nào tiến hoá theo kiểu đơn giản hoá mức độ tổ chức cơ thể?
A. Động vật có xương sống.
B. Sinh vật sống cộng sinh.
C. Sinh vật sống kí sinh.
D. Sinh vật nhân sơ.
-
Câu 32:
Các loài vi khuẩn qua hàng tỉ năm vẫn không tiến hoá thành các loài đa bào vì
A. Hệ gen của chúng quá đơn giản nên không tiến hoá được.
B. Cơ thể đơn bào có kích thước nhỏ, sinh sản nhanh nên dễ thích ứng với môi trường.
C. Vi khuẩn có thể sinh bào tử để chống lại điều kiện bất lợi
D. Vi khuẩn ít chịu tác động của chọn lọc tự nhiên
-
Câu 33:
Đặc điểm cơ bản giúp ta nhận biết sự tiến hoá sinh học là
A. Phân hoá ngày càng đa dạng
B. Tổ chức cơ thể ngày càng phức tạp
C. Thích nghi ngày càng hợp lí
D. Phương thức sinh sản ngày càng hoàn thiện
-
Câu 34:
Chiều hướng tiến hóa cơ bản nhất của sinh giới là
A. Ngày càng đa dạng và phong phú.
B. Tổ chức ngày càng cao.
C. Thích nghi ngày càng hợp lý.
D. Lượng ADN ngày càng tăng
-
Câu 35:
Sinh giới đã không tiến hoá theo chiều hướng nào dưới đây?
A. Ngày càng đa dạng và phong phú
B. Ngày càng phức tạp
C. Thích nghi ngày càng hợp lí
D. Có tổ chức ngày càng cao
-
Câu 36:
Vì sao có sự song song tồn tại các nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm sinh vật có tổ chức cao?
A. Vì trong những điều kiện xác định, có những sinh vật duy trì tổ chức nguyên thuỷ của chúng hoặc đơn giản hoá tổ chức mà vẫn đảm bảo sự thích nghi thì vẫn tồn tại và phát triển.
B. Vì các sinh vật có tổ chức thấp vẫn không ngừng phát sinh.
C. Vì các sinh vật có tổ chức thấp không có nhu cầu nhiều về dinh dưỡng cho sự sinh trưởng và phát triển.
D. Vì các sinh vật có tổ chức thấp không có nhu cầu nhiều về năng lượng cho các hoạt động sống
-
Câu 37:
Trong việc giải thích nguồn gốc chung của các loài quá trình nào dưới đây đóng vai trò quyết định:
A. Quá trình đột biến
B. Quá trình giao phối
C. Quá trình chọn lọc tự nhiên
D. Quá trình phân li tính trạng
-
Câu 38:
Các nhóm loài khác nhau được phân thành các nhóm phân loại theo đúng thứ tự từ lớn đến nhỏ
A. Giới → ngành → lớp → bộ→ họ → chi
B. Giới → ngành → bộ → lớp → họ → chi
C. Giới → ngành → lớp → bộ → chi → họ.
D. Chi → họ → bộ → lớp → ngành → giới
-
Câu 39:
Các nhóm loài khác nhau được phân thành các nhóm phân loại theo đúng thứ tự
A. Chi → họ → lớp → bộ →ngành → giới.
B. Họ →chi → bộ → lớp → ngành → giới.
C. Chi → họ → bộ → lớp → Ngành → giới.
D. Chi → bộ → họ → lớp → ngành → giới
-
Câu 40:
Nhận xét nào dưới đây về quá trình tiến hoá là không đúng
A. Sự tiến hoá của các loài trong sinh giới đã diễn ra theo cùng một hướng với nhịp
B. Quá trình tiến hoá lớn đã diễn ra theo con đường chủ yếu là phân li, tạo thành những nhóm từ một nguồn
C. Hiện tượng đồng quy tính trạng đã tạo ra một số nhóm có kiểu hình tương tự nhưng thuộc những nguồn gốc khác nhau
D. Toàn bộ loài sinh vật đa dạng phong phú ngày nay đều có một nguồn gốc chung
-
Câu 41:
Đặc điểm nào sau đây không đúng với tiến hóa lớn?
A. Diễn ra trong phạm vi của loài với quy mô nhỏ
B. Không thể nghiên cứu bằng thực nghiệm
C. Diễn ra trong thời gian lịch sử dài
D. Hình thành các đơn vị phân loại trên loài
-
Câu 42:
Tiến hóa lớn là quá trình:
A. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
B. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự hình thành các nhóm phân loại trên loài.
C. hình thành loài mới.
D. hình thành các nhóm phân loại trên loài.
-
Câu 43:
Điều nào sau đây tiến hóa ở sinh vật nhân chuẩn sau khi chúng tách ra từ các sinh vật nhân sơ
A. Protein
B. Lớp kép phospholipit
C. Màng nhân
D. ADN
-
Câu 44:
Ở động vật có các tổ chức thần kinh là:
I. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
II. Hệ thần kinh dạng ống
III. Hệ thần kinh dạng lưới
Hướng tiến hóa của hệ thần kinh từ thấp đến cao là:
A. III → I → II
B. II → I → III
C. III→ II → I
D. I→ II → III
-
Câu 45:
Tiến hoá lớn nghiên cứu về quá trình hình thành các đơn vị phân loại
A. trên loài.
B. hình thành loài.
C. dưới loài.
D. hình thành quần thể.
-
Câu 46:
Tiến hoá lớn là
A. quá trình hình thành các nhóm phân loại dưới loài như : quần thể, cá thể, mô.
B. quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài như : quần thể, quần xã, hệ sinh thái.
C. quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài như : quần xã, chi, họ, lớp, ngành.
D. quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài như : chi, họ, bộ, lớp, ngành.
-
Câu 47:
Trong từng nhóm loài, hướng tiến hóa nào là cơ bản nhất?
A. Kiên định sinh học
B. Tiến bộ sinh học
C. Thoái bộ sinh học
D. Phân hóa sinh học
-
Câu 48:
Dấu hiệu của hướng tiến hóa kiên định sinh học là
A. Tiêu giảm một số cơ quan không cần thiết
B. Thích nghi cao với các điều kiện sống khắc nghiệt
C. Duy trì thích nghi ở mức nhất định
D. Duy trì thích nghi ở mức độ nhất định, số lượng cá thể ổn định
-
Câu 49:
Biểu hiện nào không thuộc tiến bộ sinh học?
A. Số lượng cá thể tăng dần
B. Tỉ lệ sống sót ngày càng cao
C. Khu phân bố mở rộng và liên tục
D. Nội bộ ngày càng ít phân hóa
-
Câu 50:
Đồng quy tính trạng là con đường tiến hóa mà
A. các loài thuộc các nhóm phân loại khác nhau nhưng có kiểu hình tương tự
B. các loài có chung nguồn gốc nhưng có kiểu hình khác nhau
C. các loài có xu hướng tiêu giảm một số cơ quan không cần thiết
D. các loài khác nhau nhưng thích nghi với điều kiện sống như nhau nên có cùng khu phân bố