Trắc nghiệm Tia hồng ngoại và tia tử ngoại Vật Lý Lớp 12
-
Câu 1:
Cơ sở để ứng dụng tia hồng ngoại trong chiếc điều khiển ti vi là dựa trên khả năng nào?
A. Không bị nước hấp thụ của tia hồng ngoại.
B. Tác dụng lên phim ảnh của tia hồng ngoại.
C. Tác dụng nhiệt của tia hồng ngoại.
D. Biến điệu của tia hồng ngoại.
-
Câu 2:
Trong các nhà hàng, khách sạn, rạp chiếu phim,… có lắp máy sấy tay cảm ứng trong nhà vệ sinh. Khi người sử dụng đưa tay vào vùng cảm ứng, thiết bị sẽ tự động sấy để làm khô tay và ngắt khi người sử dụng đưa tay ra. Máy sấy tay này hoạt động dựa trên hiện tượng?
A. Cảm ứng tia tử ngoại phát ra từ bàn tay.
B. Cảm ứng độ ẩm của bàn tay.
C. Cảm ứng tia hồng ngoại phát ra từ bàn tay.
D. Cảm ứng tia X phát ra từ bàn tay.
-
Câu 3:
Chọn đáp án đúng khi sắp xếp theo sự tăng dần của tần số của một số bức xạ trong thang sóng điện từ:
A. Tia hồng ngoại, sóng vô tuyến, tia bêta, tia gamma.
B. Tia α, tia Rơnghen, tia tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy.
C. Tia tử ngoại, tia X, tia α, ánh sáng nhìn thấy, tia gamma.
D. Sóng vô tuyến, tia hồng ngoại, tia X, tia gamma
-
Câu 4:
Chọn đáp án đúng. Năng lượng phôtôn của:
A. Tia hồng ngoại lớn hơn của tia tử ngoại.
B. Tia X lớn hơn của tia tử ngoại.
C. Tia tử ngoại nhỏ hơn của ánh sáng nhìn thấy
D. Tia X nhỏ hơn của ánh sáng nhìn thấy
-
Câu 5:
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách hai khe a = 0,8 mm, bước sóng dùng trong thí nghiệm \(\lambda = 0,4 \mu m\). Gọi H là chân đường cao hạ từ S1 tới màn quan sát. Lúc đầu H là một vân tối giao thoa, dịch màn ra xa dần thì chỉ có 2 lần H là vân sáng giao thoa. Khi dịch chuyển màn như trên, khoảng cách giữa 2 vị trí của màn để H là vân sáng giao thoa lần đầu và H là vân tối giao thoa lần cuối là:
A. 1,6m
B. 0,4m
C. 0,32m
D. 1,2m
-
Câu 6:
Một chùm bức xạ điện từ có tần số 24.1014 Hz. Cho vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s.Trong không khí (chiết suất lấy bằng 1), chùm bức xạ này có bước sóng bằng bao nhiêu và thuộc vùng nào trong thang sóng điện từ?
A. λ= 0,48 mm; vùng ánh sáng nhìn thấy.
B. λ= 48 pm; vùng tia X.
C. λ= 1,25 mm; vùng hồng ngoại.
D. λ= 125 nm; vùng tử ngoại.
-
Câu 7:
Tích chất nào sau đây không phải của tia hồng ngoại?
A. Không có khả năng gây hiệu ứng quang điện trong đối với các chất bán dẫn.
B. Có tác dụng nhiệt.
C. Có thể tác dụng lên một số loại kính ảnh.
D. Không nhìn thấy được.
-
Câu 8:
Nguồn nào sau đây phát ra tia tử ngoại mạch nhất so với các nguồn còn lại?
A. Lò sưởi điện
B. Hồ quang điện
C. Lò vi sóng
D. Đèn ống
-
Câu 9:
Nguồn không phát ra tia tử ngoại là:
A. Mặt Trời
B. Hồ quang điện
C. Đèn cao áp thủy ngân
D. Bếp điện
-
Câu 10:
Tia tử ngoại không được ứng dụng để:
A. Dò tìm khuyết tật bên trong sản phẩm làm bằng kim loại
B. Dò khuyết tật trên bề mặt sản phẩm kim loại
C. Gây ra hiện tượng quang điện
D. Làm ion hóa khí.
-
Câu 11:
Vật chỉ phát ra tia hồng ngoại mà không phát ánh sáng đỏ là:
A. Vật có nhiệt độ nhỏ hơn 500°C
B. Vật có nhiệt độ lớn hơn 500°C và nhỏ hơn 2500°C
C. Vật có nhiệt độ lớn hơn 2500°C
D. Mọi vật được nung nóng
-
Câu 12:
Trong các máy lọc nước RO ở các hộ gia đình hiện nay, bức xạ được sử dụng để tiêu diệt hoặc làm biến dạng hoàn toàn vi khuẩn là
A. Tia hồng ngoại
B. Sóng vô tuyến
C. Ánh sáng nhìn thấy
D. Tia tử ngoại
-
Câu 13:
Một bức xạ truyền trong không khí với chu kỳ 8,25.10-16 s. Cho vận tốc ánh sáng trong chân không là 3.108 m/s. Xác định bước sóng của chùm bức xạ này và cho biết chùm bức xạ này thuộc vùng nào trong thang sóng điện từ?
A. 24,75.10-6m; thuộc vùng hồng ngoại.
B. 24,75.10-8m; thuộc vùng tử ngoại.
C. 36,36.10-10m; thuộc vùng tia X.
D. 2,75.10-24m; thuộc vùng tia gamma.
-
Câu 14:
Một chùm bức xạ điện từ có bước sóng )=\(0,75 \mu m\) trong môi trường nước (chiết suất n = 4/3). Cho vận tốc ánh sáng trong chân không là c = 3.108 m/s. Chùm bức xạ này có tần số bằng bao nhiêu và thuộc vùng nào trong thang sóng điện từ?
A. f = 6.1014Hz; vùng ánh sáng nhìn thấy.
B. f = 3.1018Hz; vùng tia X.
C. f = 3.1014 Hz; vùng hồng ngoại.
D. f = 6.1015Hz; vùng tử ngoại.
-
Câu 15:
Kết luận nào sau đây là sai ?
A. Tia hồng ngoại và tử ngoại có thể dùng để sấy sản phẩm nông nghiệp, tia X có thể dùng để kiểm tra các khuyết tật của sản phẩm công nghiệp.
B. Quang phổ liên tục phụ thuộc nhiệt độ của nguồn phát, quang phổ vạch phát xạ phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồnphát.
C. Người ta thường dùng tia hồng ngoại để điều khiển từ xa các thiết bị điện tử.
D. Tia tử ngoại bị nước hấp thụ mạnh.
-
Câu 16:
Một bức xạ đơn sắc có tần số 3.1014 Hz. Lấy c = 3.108 m/s . Đây là
A. Bức xạ tử ngoại.
B. Bức xạ hồng ngoại.
C. Ánh sáng đỏ.
D. Ánh sáng tím.
-
Câu 17:
Một chùm bức xạ điện từ có tần số 24.1014 Hz. Cho vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s.Trong không khí (chiết suất lấy bằng 1), chùm bức xạ này có bước sóng bằng bao nhiêu và thuộc vùng nào trong thang sóng điện từ?
A. λ= 0,48 mm; vùng ánh sáng nhìn thấy.
B. λ= 48 pm; vùng tia X.
C. λ= 1,25 mm; vùng hồng ngoại.
D. λ= 125 nm; vùng tử ngoại.
-
Câu 18:
Trong công nghiệp cơ khí, dựa vào tính chất nào sau đây của tia tử ngoại mà người ta sử dụng để tìm vết nứt trên bề mặt các vật kim loại:
A. Kích thích nhiều phản ứng hóa học
B. Kích thích phát quang nhiều chất
C. Tác dụng lên phim ảnh
D. Làm ion hóa không khí và nhiều chất khác
-
Câu 19:
Khả năng đâm xuyên của bức xạ nào mạnh nhất trong các bức xạ sau?
A. Tia hồng ngoại
B. Tia X
C. Ánh sáng nhìn thấy
D. Tia tử ngoại
-
Câu 20:
Nhóm tia nào sau đây có cùng bản chất sóng điện từ?
A. Tia tử ngoại, tia X, tia catôt.
B. Tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia catôt.
C. Tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia gamma.
D. Tia tử ngoại, tia gamma, tia bê ta.
-
Câu 21:
Chọn phát biểu đúng. Hiện nay, bức xạ được sử dụng để kiểm tra hành lí của hành khách đi máy bay là
A. Tia Rơn-ghen.
B. Tia hồng ngoại
C. Tia tử ngoại.
D. Tia gamma
-
Câu 22:
Với \( f_1, f_2, f_3 \) lần lượt là tần số của tia hồng ngoại, tia tử ngoại và tia gamma thì
A. \(f_3 > f_2 > f_1\)
B. \(f_3 > f_1 > f_2.\)
C. \(f_2 > f_1 > f_3\)
D. \(f_1> f_2 > f_3\)
-
Câu 23:
Đáp án đúng là: Tia X không có ứng dụng nào sau đây?
A. Sấy khô, sưởi ấm.
B. Chữa bệnh ung thư.
C. Tìm bọt khí bên trong các vật bằng kim loại.
D. Chiếu điện, chụp điện.
-
Câu 24:
Chọn phát biểu đúng. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều:
A. Bị lệch trong điện trường
B. Là các tia không nhìn thấy.
C. Không có tác dụng nhiệt.
D. Có thể kích thích sự phát quang của một số chất
-
Câu 25:
Trong chân không, các bức xạ có bước sóng trong khoảng từ 3.10-9 m đến 3.10-7 m là
A. Tia Rơnghen.
B. Tia hồng ngoại.
C. Tia tử ngoại.
D. Ánh sáng nhìn thấy.
-
Câu 26:
Chọn phát biểu đúng. Trong chân không, tia tử ngoại có bước sóng trong khoảng:
A. Từ vài nanômét đến 380 nm
B. Từ 10-12 m đến 10-9
C. Từ380 nm đến 760nm
D. Từ 760 nm đến vài milimét.
-
Câu 27:
Thân thể con người ở nhiệt độ 370C phát ra bức xạ nào trong các bức xạ sau đây?
A. Bức xạ nhìn thấy
B. Tia tử ngoại.
C. Tia X.
D. Tia hồng ngoại.
-
Câu 28:
Đáp án đúng, Tia hồng ngoại có khả năng:
A. Giao thoa và nhiễu xạ.
B. Đâm xuyên mạnh.
C. Ion hóa không khí mạnh.
D. Kích thích một số chất phát
-
Câu 29:
Chọn phát biểu đúng. Tính chất nổi bật của tia hồng ngoại là
A. Tác dụng lên kính ảnh hồng ngoại.
B. Tác dụng nhiệt.
C. Bị nước và thuỷ tinh hấp thụ mạnh.
D. Gây ra hiện tượng quang điện ngoài.
-
Câu 30:
Bức xạ (hay tia) hồng ngoại là bức xạ:
A. Có bước sóng nhỏ hơn 0,75 μm
B. Mà mắt không trông thấy và ở ngoài vùng màu đỏ của quang phổ.
C. Đơn sắc, có màu hồng.
D. Đơn sắc, không màu ở ngoài đầu đỏ của qua
-
Câu 31:
Trong các nguồn bức xạ đang hoạt động: hồ quang điện, màn hình máy vô tuyến, lò sưởi điện, lò vi sóng; nguồn phát ra tia tử ngoại mạnh nhất là
A. Lò vi sóng.
B. Hồ quang điện.
C. Màn hình máy vô tuyến
D. Lò sưởi điện.
-
Câu 32:
Điều nào sau đây là sai khi so sánh tia hồng ngoại và tia tử ngoại
A. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có bản chất là sóng điện từ.
B. Tia hồng ngoại có bước sóng ngắn hơn bước sóng của tia tử ngoại.
C. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều không nhìn thấy được
D. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều tác dụng lên kính ảnh
-
Câu 33:
Mặt trời là nguồn phát ra
A. Ánh sáng nhìn thấy.
B. Tia hồng ngoại.
C. Tia tử ngoại.
D. Cả ba loại trên.
-
Câu 34:
Vật nung nóng phát ra bức xạ có bước sóng trong khoảng từ 10 -9m đến 3,8.10-7m thuộc loại nào trong các loại ánh sáng dưới đây ?
A. Tia hồng ngoại.
B. Tia X.
C. Tia tử ngoại.
D. Ánh sáng nhìn thấy.
-
Câu 35:
Tại các nơi công cộng như sân bay, nhà ga, cửa hàng, bệnh viện,, thì việc tự động đóng mở cửa, bật tắt đèn, vòi nước.... thực hiện bằng cách dùng
A. tia laze
B. tia X
C. tia tử ngoại
D. tia hồng ngoại
-
Câu 36:
Tầng ôzôn là tấm “áo giáp” bảo vệ cho người và sinh vật trên mặt đất khỏi bị tác dụng hủy diệt của
A. tia tử ngoại trong ánh sáng Mặt Trời
B. tia đơn sắc màu đỏ trong ánh sáng Mặt Trời
C. tia đơn sắc màu tím trong ánh sáng Mặt Trời
D. tia hồng ngoạit rong ánh sáng Mặt Trời
-
Câu 37:
Trong các bức xạ phát ra từ nguồn là vật được nung nóng, bức xạ cần nhiệt độ của nguồn cao nhất là
A. ánh sáng nhìn thấy
B. tia tử ngoại
C. tia hồng ngoại
D. tia X
-
Câu 38:
Trong chân không, các bức xạ có bước sóng tăng dần theo thứ tự đúng là
A. ánh sáng nhìn thấy; tia tử ngoại; tia X; tia gamma; sóng vô tuyến và tia hồng ngoại.
B. sóng vô tuyến; tia hồng ngoại; ánh sáng nhìn thấy; tia tử ngoại; tia X và tia gamma.
C. tia gamma; tia X; tia tử ngoại; ánh sáng nhìn thấy; tia hồng ngoại và sóng vô tuyến.
D. tia hồng ngoại; ánh sáng nhìn thấy; tia tử ngoại; tia X; tia gamma và sóng vô tuyến.
-
Câu 39:
Khi nói về tia hồng ngoại và tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại gây ra hiện tượng quang điện đối với mọi kim loại.
B. Tần số của tia hồng ngoại nhỏ hơn tần số của tia tử ngoại.
C. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều làm ion hóa mạnh các chất khí.
D. Một vật bị nung nóng phát ra tia tử ngoại, khi đó vật không phát ra tia hồng ngoại.
-
Câu 40:
Trong chân không, xét các tia: tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X và tia đơn sắc lục. Tia có bước sóng nhỏ nhất là
A. tia hồng ngoại
B. tia đơn sắc lục
C. tia X
D. tia tử ngoại
-
Câu 41:
Bức xạ có tần số nhỏ nhất trong số các bức xạ hồng ngoại, tử ngoại, Rơn-ghen, gamma là
A. gamma
B. hồng ngoại
C. Rơn-ghen
D. tử ngoại
-
Câu 42:
Bức xạ có tần số nhỏ nhất trong số các bức xạ hồng ngoại, tử ngoại, Rơn-ghen, gamma là
A. gamma
B. hồng ngoại
C. Rơn-ghen
D. tử ngoại
-
Câu 43:
Khi nói về tia Rơn-ghen và tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tia Rơn-ghen và tia tử ngoại đều có cùng bản chất là sóng điện từ.
B. Tần số của tia Rơn-ghen nhỏ hơn tần số của tia tử ngoại.
C. Tần số của tia Rơn-ghen lớn hơn tần số của tia tử ngoại.
D. Tia Rơn-ghen và tia tử ngoại đều có khả năng gây phát quang một số chất.
-
Câu 44:
Tia hồng ngoại và tia Rơnghen đều có bản chất là sóng điện từ, có bước sóng dài ngắn khác nhau nên
A. chúng bị lệch khác nhau trong từ trường đều
B. có khả năng đâm xuyên khác nhau
C. chúng bị lệch khác nhau trong điện trường đều
D. chúng đều được sử dụng trong y tế đế chụp X-quang
-
Câu 45:
Tính chất giống nhau giữa tia Rơnghen và tia tử ngoại là
A. bị hấp thụ bởi thủy tinh và nước
B. làm phát quang một số chất
C. có tính đâm xuyên mạnh
D. đều tăng tốc trong điện trường mạnh
-
Câu 46:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tia hồng ngoại là một bức xạ đơn sắc có màu hồng.
B. Tia hồng ngoại là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn 0,38 µm.
C. Các vật muốn phát tia hồng ngoại ra môi trường xung quanh thì nó phải có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ môi trường xung quanh.
D. Tia hồng ngoại bị lệch trong điện trường và từ trường.
-
Câu 47:
Nếu sắp xếp các tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơnghen và ánh sáng nhìn thấy theo thứ tự giảm dần của tần số thì ta có dãy sau:
A. Tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia Rơnghen.
B. Tia từ ngoại, tia hồng ngoại, tia Rơnghen, ánh sáng nhìn thấy.
C. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơnghen, ánh sáng nhìn thấy.
D. Tia Rơnghen, tia tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại.
-
Câu 48:
Một dải sóng điện từ trong chân không có tần số từ 4,0.1014 Hz đến 7,5.1014 Hz. Biết vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s. Trong thang sóng điện từ, dải sóng trên thuộc vùng
A. tia Rơnghen
B. tia tử ngoại
C. ánh sáng nhìn thấy
D. tia hồng ngoại
-
Câu 49:
Nhận xét nào dưới đây về tia tử ngoại là sai?
A. Tia tử ngoại là những bức xạ không nhìn thấy, có tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng tím.
B. Tia tử ngoại bị nước và thủy tinh hấp thụ rất mạnh.
C. Tia tử ngoại tác dụng lên phim ảnh.
D. Tia tử ngoại kích thích nhiều phản ứng hóa học.
-
Câu 50:
Tia tử ngoại được phát ra rất mạnh từ nguồn nào sau đây?
A. Lò sưởi điện
B. Lò vi sóng
C. Màn hình vô tuyến
D. Hồ quang điện