Trắc nghiệm Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) Lịch Sử Lớp 12
-
Câu 1:
Sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949) đã làm được điều gì sau đây?
A. Phá vỡ thế độc quyền nguyên tử của Mỹ.
B. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mỹ.
C. Buộc các nước phương Tây phải nể sợ.
D. Khởi đầu sự đối đầu giữa Liên Xô và Mỹ.
-
Câu 2:
Kế hoạch 5 năm (1946-1950) được Liên Xô tiến hành đã hoàn thành trước thời hạn bao lâu trong đáp án sau đây?
A. 1 năm 3 tháng.
B. 9 tháng.
C. 12 tháng.
D. 10 tháng.
-
Câu 3:
Kế hoạch 5 năm (1946-1950) của Liên Xô được tiến hành trong thời gian bao lâu trong đáp án sau đây?
A. 4 năm 3 tháng.
B. 1 năm 3 tháng.
C. 12 tháng.
D. 9 tháng.
-
Câu 4:
Kế hoạch 5 năm (1946-1950) nhân dân Xô Viết thực hiện nhằm mục đích nào sau đây?
A. Khôi phục kinh tế, hàn gắt vết thương chiến tranh.
B. Củng cố quốc phòng an ninh.
C. Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội.
D. Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
-
Câu 5:
Kế hoạch 5 năm (1946-1950) của nhân dân Xô Viết thực hiện trong hoàn cảnh nào sau đây?
A. Là nước thắng trận, Liên Xô thu được nhiều thành quả từ trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
B. Chiến tranh thế giới thứ hai để lại hậu quả nặng nề.
C. Khôi phục kinh tế, hằn gắn vết thương chiến tranh.
D. Liên Xô cần xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội.
-
Câu 6:
Sau khi Liên Xô tan rã, quốc gia nào dưới đây là nước kế tục địa vị của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc?
A. Nga Xô viết.
B. Liên bang Nga.
C. Liên bang Xô viết.
D. Ucraina.
-
Câu 7:
Trong những năm 90 của thế kỉ XX, nước Nga theo đuổi chính sách đối ngoại nào sau đây?
A. “Định hướng phương Tây”.
B. “Định hướng Á – Âu”.
C. “Định hướng phương Đông”.
D. “Định hướng Thái Bình Dương”.
-
Câu 8:
Điều nào sau đây không phải là những thách thức mà nước Nga phải đối mặt sau khi kế tục Liên Xô?
A. Những xung đột sắc tộc, li khai.
B. Đòi hỏi dân chủ hóa của nhân dân.
C. Chế độ đa đảng ngày càng hỗn tạp.
D. Mất hết vị thế trên trường quốc tế.
-
Câu 9:
Trong những năm cuối của thế kỉ XX, dưới thời Tổng thống nào sau đây, nước Nga đứng trước thách thức lớn về tình trạng không ổn định do tranh chấp giữa các đảng phái?
A. V.Putin.
B. B. Enxin.
C. D. Medvedev.
D. V. Vorotnikov.
-
Câu 10:
Tháng 12 -1993, Hiến pháp Liên bang Nga ban hành, quy định nước Nga đi theo thể chế gì sau đây?
A. Quân chủ lập hiến.
B. Thể chế Đại nghị.
C. Cộng hòa Đại nghị.
D. Tổng thống Liên bang.
-
Câu 11:
Sau khi Liên Xô sụp đổ, tình hình Liên bang Nga như thế nào sau đây?
A. Trở thành quốc gia lệ thuộc vào Mĩ.
B. Trở thành quốc gia kế tục Liên Xô.
C. Trở thành quốc gia nắm mọi quyền hành ở Liên Xô.
D. Trở thành quốc gia Liên bang Xô viết.
-
Câu 12:
Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô sụp đổ vào năm nào sau đây?
A. Năm 1989.
B. Năm 1990.
C. Năm 1991.
D. Năm 1992.
-
Câu 13:
Bản Hiến pháp đầu tiên của Liên bang Nga được ban hành vào ngày nào sau đây?
A. Năm 1991.
B. Năm 1992.
C. Năm 1993.
D. Năm 2000.
-
Câu 14:
Nguyên nhân cơ bản nào sau đây làm cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ?
A. Các thế lực thù địch trong và ngoài nước chống phá.
B. Chậm sửa chữa những sai lầm.
C. Nhà nước và nhân dân muốn thay đổi chế độ.
D. Xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học.
-
Câu 15:
Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô tồn tại trong khoảng thời gian nào sau đây?
A. 1917 - 1991.
B. 1918 - 1991.
C. 1920 - 1991.
D. 1922 - 1991.
-
Câu 16:
Trong đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên xô, các nhà lãnh đạo đã mắc phải sai lầm nghiêm trọng, đó là gì sau đây?
A. Không xây dựng nhà nước công nông vững mạnh.
B. Chủ quan, duy ý chí, thiếu công bằng dân chủ trong xã hội.
C. Không chú trọng văn hoá, giáo dục, y tế.
D. Ra sức chạy đua vũ trang, không tập trung vào phát triển kinh tế.
-
Câu 17:
Sự chống phá của các thế lực thù địch có tác động như thế nào sau đây đến sự sụp đổ của Liên Xô?
A. Là nguyên nhân sâu xa đưa đến sự sụp đổ.
B. Là nguyên nhân khách quan đưa đến sự sụp đổ.
C. Là nguyên nhân quyết định đến sự sụp đổ.
D. Không tác động đến sự sụp đổ của Liên Xô.
-
Câu 18:
Từ năm 1950 đến giữa những năm 70, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã có ý nghĩa như thế nào sau đây đối với quan hệ quốc tế?
A. Góp phần thất bại “Chiến lược toàn cầu” của Mĩ.
B. Khẳng định sự đúng đắn của chủ nghĩa Mác – Lênin.
C. Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
D. Làm cho chủ nghĩa xã hội trở nên phổ biến.
-
Câu 19:
Mục tiêu lớn nhất của Tổng thống Nga V. Putin khi lên cầm quyền là gì sau đây?
A. Nâng cao vị trí của nước Nga ở châu Á.
B. Nâng cao mức ảnh hưởng ở các nước Đông Âu.
C. Nâng cao vị trí của nước Nga trong hệ thống xã hội chủ nghĩa.
D. Nâng cao vị trí của cường quốc Á – Âu trên trường chính trị thế giới.
-
Câu 20:
Thắng lợi to lớn nhất của Liên Xô trong công cuộc khôi phục kinh tế (1946 – 1950) là gì sau đây?
A. Chế tạo thành công bom nguyên tử.
B. Tổng sản lượng công nghiệp tăng 73%.
C. Sản xuất nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh.
D. Hoàn thành thắng lợi kế hoạch trước thời hạn 9 tháng.
-
Câu 21:
Vai trò quốc tế của Liên bang Nga ngay sau khi Liên Xô tan rã là gì sau đây?
A. Tiếp tục giữ vai trò là một đối trọng về quân sự với Mĩ.
B. Ủy viên thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
C. Giữ vai trò chủ yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
D. Tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa.
-
Câu 22:
Nét nổi bật trong đối nội ở Liên bang Nga giai đoạn 1991 – 2000 là gì sau đây?
A. Xung đột lãnh thổ với láng giềng.
B. Sự tranh chấp giữa các tôn giáo.
C. Sự tranh chấp giữa các đảng phái.
D. Chủ nghĩa khủng bố hoạt động mạnh.
-
Câu 23:
Việc Liên Xô có tỉ lệ công nhân chiếm hơn 55% số người lao động trong cả nước ( 1950 – 1970) đã chứng tỏ điều gì sau đây?
A. Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp.
B. Nền nông nghiệp của Liên Xô rất lạc hậu.
C. Liên Xô chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nông nghiệp.
D. Liên Xô trở thành siêu cường công nghiệp đứng đầu thế giới.
-
Câu 24:
Quốc gia mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người là gì sau đây?
A. Mĩ.
B. Liên Xô.
C. Trung Quốc.
D. Nhật Bản.
-
Câu 25:
Nhiệm vụ trọng tâm của các kế hoạch 5 năm ở Liên Xô từ 1950 đến những năm 1970 là gì sau đây?
A. Viện trợ cho các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
B. Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
C. Xây dựng khối chủ nghĩa xã hội vững mạnh, đối trọng với Mĩ và Tây Âu.
D. Xây dựng hợp tác hóa nông nghiệp và quốc hữu hóa nền công nghiệp quốc gia.
-
Câu 26:
Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đã đi đầu thế giới trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Công nghiệp nhẹ.
B. Công nghiệp nặng.
C. Công nghiệp vũ trụ.
D. Sản xuất nông nghiệp.
-
Câu 27:
Một trong những chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 là gì sau đây?
A. Ngả về phương Tây.
B. Thực hiện chính sách hòa bình.
C. Phát triển quan hệ với các nước châu Mỹ.
D. Đối đầu gay gắt với Mỹ.
-
Câu 28:
Từ 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô thực hiện chính sách đối ngoại nào sau đây?
A. Bảo vệ hoà bình thế giới.
B. Đối đầu với các nước Tây Âu.
C. Muốn làm bạn với tất cả các nước.
D. Quan hệ chặt chẽ với tất cả các nước.
-
Câu 29:
Năm 1961, Liên Xô đạt được thành tựu gì sau đây trong lĩnh vực khoa học – kĩ thuật?
A. Phóng thành công tên lửa đạn đạo.
B. Chế tạo thành công bom nguyên tử.
C. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
D. Phóng tàu vũ trụ đưa I. Gagarin bay vòng quanh Trái Đất.
-
Câu 30:
Kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế của Liên Xô đã hoàn thành trong thời gian nào sau đây?
A. 5 năm.
B. 4 năm 3 tháng.
C. 4 năm.
D. 4 năm 9 tháng.
-
Câu 31:
Điểm tương đồng trong công cuộc công cuộc cải tổ ở Liên Xô và công cuộc đổi mới đất nước ở Việt Nam là gì sau đây?
A. Tiến hành cải tổ về chính trị, cho phép đa nguyên đa đảng.
B. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, mở rộng hội nhập quốc tế.
C. Tiến hành khi đất nước lâm vào tình trạng không ổn định, khủng hoảng kéo dài.
D. Đảng Cộng sản nắm quyền lãnh đạo, kiên trì theo con đường xã hội chủ nghĩa.
-
Câu 32:
Chính sách đối ngoại của Liên Xô từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70 thế kỉ XX là gì sau đây?
A. Muốn làm bạn với tất cả các nước.
B. Chỉ quan hệ với các nước lớn.
C. Tích cực ủng hộ hòa bình và phong trào cách mạng thế giới.
D. Chỉ làm bạn với các nước xã hội chủ nghĩa.
-
Câu 33:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân khiến Liên Xô trở thành chỗ dựa cho phong trào hòa bình và cách mạng thế giới?
A. Liên Xô có nền kinh tế vững mạnh, khoa học kỹ thuật tiên tiến.
B. Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
C. Liên Xô ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
D. Liên Xô là nước duy nhất trên thế giới sở hữu vũ khí hạt nhân.
-
Câu 34:
Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 là ngả về phương Tây và khôi phục, phát triển quan hệ với các nước nào sau đây?
A. châu Á.
B. châu Âu.
C. châu Phi.
D. châu Mỹ.
-
Câu 35:
Ý nghĩa quan trọng nhất của sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử là gì sau đây?
A. Cân bằng lực lượng quân sự giữa Mỹ và Liên Xô.
B. Đánh dấu bước phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật Liên Xô.
C. Phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mỹ.
D. Liên Xô trở thành cường quốc về vũ khí hạt nhân.
-
Câu 36:
Tổ chức hiệp ước Vác-sa-va trở thành một đối trọng với khối quân sự nào sau đây của Mĩ?
A. Khối SEATO.
B. Khối CENTO.
C. Khối NATO.
D. Khối ANZUSS.
-
Câu 37:
Với chủ trương bảo vệ hòa bình thế giới, giúp đỡ các nước chủ nghĩa xã hội và ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, Liên Xô trở thành gì sau đây?
A. Anh cả của hệ thống chủ nghĩa xã hội.
B. Thành trì của nền hòa bình và phong trào cách mạng thế giới.
C. Thủ lĩnh của phe xã hội chủ nghĩa.
D. Thành trì của hệ thống chủ nghĩa xã hội.
-
Câu 38:
Sắp xếp những thành tựu khoa học - kĩ thuật dưới đây của Liên Xô theo thứ tự thời gian xuất hiện:
1. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
2. Chế tạo thành công bom nguyên tử.
3. Phóng tàu vũ trụ đưa con người bay vòng quanh Trái Đất.
A. 2, 1, 3.
B. 2, 3, 1.
C. 3, 2,1.
D. 1, 3, 2.
-
Câu 39:
Đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Liên Xô được mệnh danh là gì sau đây?
A. Cường quốc công nghiệp.
B. Cường quốc công nghệ.
C. Cường quốc nông nghiệp.
D. Cường quốc sản xuất phần mềm.
-
Câu 40:
Hậu quả lớn nhất mà Chiến tranh thế giới thứ hai để lại đối với Liên Xô là gì sau đây?
A. Khiến hơn 27 triệu người chết.
B. Làm hơn 1710 thành phố bị đổ nát.
C. Tiêu hủy hơn 70.000 làng mạc.
D. Tàn phá hơn 32.000 xí nghiệp.
-
Câu 41:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhiên khiến chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu?
A. Xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học.
B. Chậm sửa chữa, thay đổi trước những biến động của tình hình thế giới.
C. Hoạt động chống phá của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội.
D. Không hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
-
Câu 42:
Từ năm 2000, khi Putin lên làm Tổng thống, tình hình kinh tế nước Nga như thế nào sau đây?
A. Tiếp tục khủng hoảng trầm trọng.
B. Dần dần hồi phục và phát triển.
C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn âm.
D. Phát triển xen kẽ với khủng hoảng.
-
Câu 43:
Những năm đầu sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga thực hiện chính sách đối ngoại ngả về phương Tây với hy vọng nào sau đây?
A. Tăng cường hợp tác khoa học - kỹ thuật với các nước châu Âu.
B. Nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế.
C. Xây dựng một liên minh kinh tế lớn ở châu Âu.
D. Thành lập một liên minh chính trị ở châu Âu.
-
Câu 44:
Nhân dân Liên Xô nhanh chóng hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 - 1950) nhờ vào điều nào sau đây?
A. Sự giúp đỡ của các nước trên thế giới.
B. Tinh thần tự lực tự cường.
C. Sự giúp đỡ của các nước Đông Âu.
D. Những tiến bộ khoa học - kỹ thuật.
-
Câu 45:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô tiến hành khôi phục kinh tế trong điều kiện sau đây?
A. Thu được nhiều chiến phí.
B. Chiếm được nhiều thuộc địa.
C. Bị tổn thất nặng nề sau chiến tranh.
D. Bán được nhiều vũ khí trong chiến tranh.
-
Câu 46:
Đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Liên Xô đã làm gì sau đây?
A. Đạt thế cân bằng về sức mạnh kinh tế so với Mĩ và các nước phương Tây.
B. Đạt thế cân bằng về sức mạnh hạt nhân so với Mĩ và các nước phương Tây.
C. Đạt thế cân bằng sức mạnh về tài chính so với Mĩ và các nước phương Tây.
D. Đạt thế cân bằng về chinh phục vũ trụ so với Mĩ và các nước phương Tây.
-
Câu 47:
Yuri Ga-ga-rin là người như thế nào?
A. Người đầu tiên bay lên sao Hỏa.
B. Người đầu tiên thử thành công vệ tinh nhân tạo.
C. Người đầu tiên bay vào vũ trụ.
D. Người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng.
-
Câu 48:
Năm 1961 diễn ra sự kiện gì sau đây trong công cuộc chinh phục vũ trụ ở Liên Xô?
A. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo Trái Đất.
B. Phóng con tàu đưa người đầu tiên bay vào vũ trụ.
C. Đưa con người lên Mặt Trăng.
D. Đưa con người lên Sao Hỏa.
-
Câu 49:
Liên xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo Trái Đất vào năm nào sau đây?
A. 1955.
B. 1957.
C. 1961.
D. 1963.
-
Câu 50:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô chú trọng vào ngành kinh tế nào sau đây để đưa đất nước phát triển?
A. Công nghiệp nhẹ.
B. Nông nghiệp.
C. Tài chính.
D. Công nghiệp nặng.