Trắc nghiệm Hệ thống hóa về hiđrocacbon Hóa Học Lớp 11
-
Câu 1:
Hỗn hợp E gồm các hiđrocacbon mạch hở có cùng số nguyên tử hiđro. Tỉ khối của E đối với H2 là 12,5. Đốt cháy hoàn toàn a mol E cần vừa đủ 0,55 mol O2 thu được CO2 và H2O. Mặt khác, a mol E tác dụng tối đa với x mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của x là
A. 0,15
B. 0,2
C. 0,25
D. 0,1
-
Câu 2:
Hóa chất dùng để phân biệt benzen, stiren, etylbenzen?
A. dd Brom
B. dd AgNO3/NH3
C. dd KMnO4
D. dd HNO3
-
Câu 3:
Xác định thứ tự làm mất màu brom của thí nghiệm sau:
Lấy 3 ống nghiệm đựng cùng một số mol ba chất benzene (1), toluen (2) và etylbenzen (3). Cho vào cả 3 ống nghiệm cùng một lượng Br2 sau đó cho thêm bột sắt và đun nóng.
A. (1) → (2) → (3)
B. (2) → (1) → (3)
C. (3) → (2) → (1)
D. 3 ống nghiệm mất màu cùng lúc.
-
Câu 4:
Tính lượng TNT (2,4,6- trinitrotoluen) tạo thành từ 230 gam toluen biết hiệu suất phản ứng là 80%?
A. 687,5 gam.
B. 550,0 gam.
C. 454,0 gam.
D. 567,5 gam.
-
Câu 5:
Gọi tên X biết Ankyl benzen X có phần trăm khối lượng cacbon bằng 91,31%.
A. Benzen
B. Stiren
C. Toluen
D. Cumen
-
Câu 6:
Tính hệ số trùng hợp của phản ứng biết thu được polistiren có khối lượng mol bằng 312000 gam.
A. 2575
B. 3500
C. 2750
D. 3000
-
Câu 7:
Xác định số H trong X biết đốt X thu được 7 thể tích CO2 ở cùng điều kiện. Biết tỉ khối hơi của X đối với oxi bằng 2,875.
A. 8
B. 9
C. 10
D. 14
-
Câu 8:
Xác định CTPT và số mol X trong hỗn hợp biết Nitro hoá bezen thu được hỗn hợp 2 chất hữu cơ X và Y, trong đó Y nhiều hơn X một nhóm –NO2. Đốt cháy 12,75 gam hỗn hợp X, Y thu được CO2, H2O và 1,232 lít N2 (đktc).
A. C6H5NO2 và 0,09.
B. C6H5NO2 và 0,9.
C. C6H5NO2và 0,19.
D. C6H4(NO4)2 và 0,1.
-
Câu 9:
Tìm A biết đốt m gam A đồng đẳng của benzen thu được 20,16 lít CO2 và 10,8 ml H2O?
A. C8H10
B. C7H8
C. C10H14
D. C9H12
-
Câu 10:
Tính %H của phản ứng điều chế clobenzen biết cho 1 lít C6H6 (d = 0,8g/ml) tác dụng với 112 lít Cl2 (đktc) (xúc tác FeCl3) thu được 450g clobenzen.
A. 62,5%
B. 80%
C. 75%
D. 82,5%
-
Câu 11:
Tìm CTPT của A biết A là đồng đẳng của benzene có công thức (C3H4)n.
A. C12H16
B. C9H12
C. C8H8
D. C6H8
-
Câu 12:
Gọi tên X biết X có công thức phân tử C8H10 không làm mất màu dung dịch brom. Khi đun nóng X trong dung dịch KMnO4 tạo thành hợp chất C7H5KO2 (Y). Cho Y tác dụng với dung dịch HCl tạo thành hợp chất có công thức C7H6O2.
A. etylbenzen
B. 1,2-đimetylbenzen
C. 1,3-đimetylbenzen
D. 1,4-đimetylbenzen.
-
Câu 13:
Đề hiđro hoá etylbenzen thu được stiren với H% = 60%. Đề hiđro hoá butan thu được butađien với H% = 45%. Trùng hợp butađien và stiren thu được sản phẩm A có tính đàn hồi rất cao với H% = 75%. Để điều chế được 500 kg sản phẩm A cần m butan và etylbezen là bao nhiêu kg?
A. 754 và 544
B. 544 và 745
C. 335,44 và 183,54
D. 183,54 và 335,44.
-
Câu 14:
Xác định tên X biết X có tỉ khối đối với không khí xấp xỉ 3,173. Ở nhiệt độ thường X không làm mất màu nước brom. Khi đun nóng, X làm mất màu dung dịch KMnO4.
A. etylbenzen
B. benzen
C. stiren.
D. toluen
-
Câu 15:
Xác định A biết đốt 0,1 mol hidrocacbon A, thu được 0,6 mol CO2 và 0,3 mol H2O. Cũng 0,1 mol A cho tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thì thu được 29,2 gam kết tủa có màu vàng nhạt.
A. 3-metyl penta-1,4-điin
B. Hexa-1,5-điin
C. hexa-1,3-dien-5-in
D. Cả A, B đúng
-
Câu 16:
Gọi tên A biết tỉ khối hơi của A với không khí là 3,586. Biết 2,08g A phản ứng tối đa với 1,792 lít H2 (đktc) và 3,12g A phản ứng vừa đủ với 100ml dung dịch brom 0,3M.
A. Stiren
B. Toluen
C. Benzen
D. Naphtalen
-
Câu 17:
Xác định tên X biết X là đồng đẳng của benzen có %C bằng 90,56%. Biết khi X tác dụng với Br2 chỉ thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất.
A. Toluen.
B. 1,3,5-trimetyl benzen.
C. 1,2,5-trimetyl benzen.
D. 1,4-đimetylbenzen.
-
Câu 18:
Xác định CTPT của anken biết dẫn 4,48 lít (đktc) hỗn hợp X gồm 2 anken kế tiếp trong dãy đồng đẳng vào Br2, thấy dung dịch Br2 nhạt màu đồng thời m bình đựng tăng 7,0 gam.
A. C3H6 và C4H8.
B. C2H4 và C3H6.
C. C5H10 và C6H12.
D. C4H8 và C5H10.
-
Câu 19:
Tìm số đồng phân cấu tạo thõa mãn biết cho 13,8 gam chất hữu cơ X có công thức phân tử C7H8 tac dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 45,9 gam kết tủa.
A. 2
B. 6
C. 4
D. 5
-
Câu 20:
Với %H = 80% hãy tính lượng clobenzen thu được khi cho 15,6 gam C6H6 tác dụng hết với Cl2?
A. 14 gam.
B. 18 gam.
C. 16 gam.
D. 20 gam.
-
Câu 21:
Cho: C2H2 (H = 75%) → C6H6 (H = 67%) → C6H5C2H5 (H = 45%) → C6H5C2H3 (H = 55%) → Polistiren
Từ 5,2 kg C2H2 điều chế được mấy kg polistiren?
A. 0,57 kg
B. 0,98 kg
C. 1,2 kg
D. 0,86 kg
-
Câu 22:
Tính mclobenzen thu được khi cho 15,6 g C6H6 tác dụng hết với Cl2 (H% = 80%)?
A. 19g
B. 18g
C. 20g
D. 21g
-
Câu 23:
CTPT của A, B biết đốt 9,18 gam 2 đồng đẳng kế tiếp thuộc dãy của benzen A, B thu được H2O và 30,36 gam CO2.
A. C8H10 ; C9H12.
B. C6H6 ; C7H8.
C. C7H8 ; C9H12.
D. C9H12 ; C10H14.
-
Câu 24:
Tìm X, Y biết đốt 2 hidrocacbon X và Y ở thể khí có khối lượng phân tư hơn kém nhau 28 gam. Sản phẩm tạo thành cho qua lần lượt H2SO4 (dư) và KOH (dư). Bình đựng H2SO4 nặng thêm 9 gam còn bình KOH nặng thêm 13,2 gam.
A. CH4 và C2H6
B. CH4 và C3H8
C. C2H6 và C4H10
D. C3H8 và C5H12
-
Câu 25:
Tính %H biết trùng hợp 10,4 gam stiren thu được hỗn hợp A gồm polistiren và stiren dư. Lượng A tác dụng đủ với 100 ml dung dịch Brom 3M.
A. 60%
B. 75%
C. 70%
D. 85%
-
Câu 26:
Xác định CTCT của X, Y biết Nitro hóa benzen thu được 2 chất X, Y kém nhau 1 nhóm –NO2. Đốt cháy hoàn toàn 19,4g hỗn hợp X, Y thu được CO2, H2O và 2,24 lít (đktc).
A. C6H4(NO2)2 và C6H3(NO2)3
B. C6H5NO2 và C6H4(NO2)2
C. C6H5NO2 và C6H3(NO2)3
D. C6H3(NO2)3 và C6H2(NO2)4
-
Câu 27:
Cho C6H5NH3+Cl- + Cl2 (xt Fe, tỉ lệ 1 : 1) → X + HCl
Xác định X?
A. 3-clo-phenyl-amoniclorua
B. 2-clo-phenyl-amoniclorua
C. 4-clo-phenyl-amoniclorua
D. 2-clo-benzen-amoniclorua
-
Câu 28:
Kết luận nào chính xác khi nói về metol và menton?
A. Metol và menton đều có vòng.
B. Metol có vòng, menton là mạch hở.
C. Metol và menton đều không có vòng.
D. Metol là mạch hở, menton có vòng.
-
Câu 29:
Hiđrocacbon không làm mất màu dung dịch brom ở nhiệt độ thường là chất nào dưới đây?
A. benzen
B. etilen
C. propen
D. stiren.
-
Câu 30:
Xác định SP thu được khi cho Toluen tác dụng với dung dịch KMnO4
A. C6H5OK.
B. C6H5CH2OH.
C. C6H5CHO.
D. C6H5COOK.
-
Câu 31:
Có bao nhiêu nhóm định thế vòng benzen ở vị trí meta trong các nhóm thế sau đây CH3; -NH3Cl; -OCH3; -NO2; -COOH; -Cl và -SO3H.
A. 6
B. 5
C. 4
D. 3
-
Câu 32:
Tính m nitrobenzen thu được khi cho 39 gam benzen vào 100 gam HNO3 63% sau đó thêm axit H2SO4 đặc vào và đun nóng biết H = 80%.
A. 49,2 gam
B. 61,5 gam
C. 98,4 gam
D. 123 gam
-
Câu 33:
Tìm chất A2 trong chuỗi phản ứng: benzen (+ HNO3) (1:1)/H2SO4 dac, to→ A1 (+Br2) (1:1)/Fe, to→ A2.
A. 1-brom-4-nitrobenzen
B. m-brom nitro benzen
C. 1-nitro-3-brom benzen
D. p-brom nitro benzen
-
Câu 34:
Có bao nhiêu nhóm thể đẩy electron vào vòng benzen trong dãy sau: -CH3; -NH2; -OH; -NO2; -COOH; -C2H5
A. 5
B. 3
C. 6
D. 4
-
Câu 35:
Xác định CTPT của hai aren biết khi đốt cháy hoàn toàn 2,9 gam hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của benzen thu được 9,68 gam CO2?
A. C7H8 và C8H10
B. C8H10 và C9H12
C. C9H12 và C10H14
D. C6H6 và C7H8
-
Câu 36:
Ta có: benzen - (+C2H4, H+)→ etylbenzen -(- H2) → stiren → polistiren. Tính khối lượng benzen cần lấy để có thể điều chế được 104 gam polistiren. Biết H = 60%.
A. 120 gam
B. 130 gam
C. 140 gam
D. 150 gam
-
Câu 37:
Hoá chất được sử dụng để phân biệt các chất lỏng sau: benzen, toluen và stiren là gì?
A. dung dịch KMnO4
B. dung dịch AgNO3/NH3
C. dung dịch Br2
D. khí H2/ xúc tác Ni
-
Câu 38:
Xác định chất X biết hiđrocacbon X có tỉ khối đối với không khí xấp xỉ 3,173. Ở nhiệt độ thường X không làm mất màu nước brom, đun nóng thì X làm mất màu dung dịch KMnO4?
A. toluen
B. benzen
C. etylbenzen
D. stiren.
-
Câu 39:
Chất làm mất màu KMnO4 là gì?
A. benzen
B. metan
C. toluen
D. axetilen
-
Câu 40:
Để tách etilen ra khỏi hỗn hợp gồm etilen và axetilen ta dẫn hỗn hợp qua dung dịch nào sau đây?
A. Br2
B. KMnO4
C. HCl
D. AgNO3 trong NH3
-
Câu 41:
Thuốc thử dùng để phân biệt metan và etilen?
A. Br2
B. NaOH
C. NaCl
D. AgNO3 trong NH3
-
Câu 42:
X gồm 0,1 mol C2H2 ; 0,2 mol C2H4 và 0,3 mol H2. Đun nóng X với xúc tác Ni, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 11. Hỗn hợp Y phản ứng tối đa với bao nhiêu mol Br2 trong dung dịch?
A. 0,1
B. 0,3
C. 0,2
D. 0,4
-
Câu 43:
Tính VO2 cần để đốt Y cho các dữ kiện sau hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 có cùng số mol. Lấy X cho qua chất xúc tác nung nóng, thu được hỗn hợp Y gồm C2H4, C2H6, C2H2 và H2. Sục Y vào brom (dư) thì khối lượng bình brom tăng 10,8 gam và có 4,48 lít hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 là 8.
A. 33,6 lít
B. 26,88 lít
C. 44,8 lít
D. 22,4 lít
-
Câu 44:
Tính %X, Y biết khi đốt cháy hỗn hợp M gồm một ankan X và một ankin Y, thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
A. 35% và 65%
B. 20% vao 80%
C. 50% và 50%
D. 75% và 25%
-
Câu 45:
Tìm X biết khi đốt cháy 6,72 lít (đktc) hỗn hợp gồm hai hiđrocacbon X và Y (MY > MX) thu được 11,2 lít CO2 (đktc) vào 10,8 gam H2O?
A. C2H6
B. C2H4
C. CH4
D. C2H2
-
Câu 46:
Tỉnh dX/H2 biết đốt cháy 20,0 ml hỗn hợp X gồm C3H6, CH4, CO (thể tích CO gấp hai lần thể tích CH4), thu được 24,0 ml CO2?
A. 22,2
B. 25,8
C. 12,9
D. 11,1
-
Câu 47:
Cho X gồm etilen, metan, propin và viyl axetilen có tỉ khối so với H2 là 17. Đốt cháy 0,05 ml hỗn hợp X rồi hấp thụ sản phẩm cháy vào bình đựng Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng thêm bao nhiêu gam?
A. 5,85
B. 7,30
C. 6,60
D. 3,39
-
Câu 48:
Xác định dãy đồng đẳng của X, Y, Z biết ba hiđrocacbon X,Y, Z là đồng dẳng kế tiếp, khối lượng phân tử của Z bằng 2 lần khối lượng phân tử của X.
A. ankan
B. anken
C. ankin
D. ankadien
-
Câu 49:
Tìm CTCT của 2 anken biết dẫn 4,48 lít (đktc) hỗn hợp X gồm hai anken kế tiếp trong dãy đồng đẳng vào lượng dư dung dịch Br2, thấy dung dịch Br2 nhạt màu đồng thời khối lượng bình đựng tăng 7,0 gam?
A. C2H4 và C3H6.
B. C5H10 và C6H12.
C. C3H6 và C4H8.
D. C4H8 và C5H10.
-
Câu 50:
Tìm số CTCT có thể có của X biết Hiđro hóa hoàn toàn hiđrocacbon mạch hở X thu được isopentan?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7