Trắc nghiệm Dòng điện trong chất bán dẫn Vật Lý Lớp 11
-
Câu 1:
Phát biểu nào dưới đây là đúng? Cho một đoạn dây dẫn mang dòng điện I đặt song song với đường sức từ, chiều của dòng điện ngược chiều với chiều của đường sức từ.
A. Lực từ luôn bằng không khi tăng cường độ dòng điện.
B. Lực từ tăng khi tăng cường độ dòng điện.
C. Lực từ giảm khi tăng cường độ dòng điện.
D. Lực từ đổi chiều khi ta đổi chiều dòng điện.
-
Câu 2:
Cho cường độ dòng điện 0,75A, chạy qua bình điện phân dung dịch CuSO4, có cực dương bằng đồng, trong tgian 32 phút 10s. Khối lượng đồng giải phóng ra ở cực âm là?
A. 0,48g
B. 0,48kg
C. 49g
D. 48kg
-
Câu 3:
Cho dòng điện có cường độ 0,75 A chạy qua bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 có cực dương bằng đồng trong thời gian 16 phút 5 giây. Khối lượng đồng giải phóng ra ở cực âm là
A. 0,96kg
B. 0,96g
C. 96g
D. 96kg
-
Câu 4:
Để có được bán dẫn loại n ta phải pha vào bán dẫn tinh khiết silic một ít tạp chất là các nguyên tố
A. Thuộc nhóm II trong bảng hệ thống tuần hoàn.
B. Thuộc nhóm III trong bảng hệ thống tuần hoàn.
C. Thuộc nhóm IV trong bảng hệ thống tuần hoàn.
D. Thuộc nhóm V trong bảng hệ thống tuần hoàn.
-
Câu 5:
Câu nào dưới đây nói về tạp chất đôno và tạp chất axepto trong bán dẫn là không đúng?
A. Tạp chất đôno làm tăng các electron dẫn trong bán dẫn tính khiết.
B. Tạp chất axepto làm tăng các lỗ trống trong bán dẫn tinh khiết.
C. Tạp chất axepto làm tăng các electron trong bán dẫn tinh khiết.
D. Bán dẫn tinh khiết không pha tạp chất thì mật độ electron tự do và các lỗ trống tương đương nhau.
-
Câu 6:
Hiệu điện thế của lớp tiếp xúc p – n có tác dụng:
A. Tăng cường sự khuếch tán của các hạt cơ bản
B. Tăng cường sự khuếch tán các lỗ trống từ bán dẫn p sang bán dẫn n
C. Tăng cường sự khuếch tán các electron từ bán dẫn n sang bán dẫn p
D. Tăng cường sự khuếch tán các electron từ bán dẫn p sang bán dẫn n
-
Câu 7:
Chọn đáp án đúng. Điôt bán dẫn có tác dụng:
A. Chỉnh lưu
B. Khuếch đại
C. Cho dòng điện đi theo hai chiều
D. Cho dòng điện đi theo một chiều từ catôt sang anôt
-
Câu 8:
Chọn đáp án đúng. Điôt bán dẫn có cấu tạo gồm:
A. Một lớp tiếp xúc p – n
B. Bốn lớp tiếp xúc p – n
C. Ba lớp tiếp xúc p – n
D. Hai lớp tiếp xúc p – n
-
Câu 9:
Khi lớp tiếp xúc p – n được phân cực thuận, điện trường ngoài có tác dụng
A. Tăng cường sự khuếch tán của các không hạt cơ bản
B. Tăng cường sự khuếch tán các lỗ trống từ bán dẫn n sang bán dẫn p
C. Tăng cường sự khuếch tán các electron từ bán dẫn n sang bán dẫn p
D. Tăng cường sự khuếch tán các electron từ bán dẫn p sang bán dẫn n
-
Câu 10:
Điều kiện để có dòng điện là:
A. Chỉ cần vật dẫn điện nối liền với nhau thành mạch điện kín
B. Chỉ cần duy trì một hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn
C. Chỉ cần có hiệu điện thế
D. Chỉ cần có nguồn điện
-
Câu 11:
Trong các bán dẫn loại nào mật độ electron tự do lớn hơn mật độ lỗ trống:
A. Bán dẫn tinh khiết
B. Bán dẫn loại p
C. Bán dẫn loại n
D. Hai loại bán dẫn loại p và bán dẫn loại n
-
Câu 12:
Trong các bán dẫn loại nào mật độ lỗ trống lớn hơn mật độ electron tự do:
A. Bán dẫn tinh khiết
B. Bán dẫn loại p
C. Bán dẫn loại n
D. Hai loại bán dẫn loại p và bán dẫn loại n
-
Câu 13:
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Cấu tạo của điốt bán dẫn gồm một lớp tiếp xúc p-n
B. Lớp chuyển tiếp p-n dẫn điện tốt theo một chiều từ n sang p
C. Tia ca tốt mắt thường không nhìn thấy được
D. Độ dẫn điện của chất bán dẫn tăng khi nhiệt độ tăng
-
Câu 14:
Phát biểu nào dưới đây không đúng? Bán dẫn tinh khiết khác bán dẫn pha lẫn tạp chất ở chổ
A. Bán dẫn tinh khiết có mật độ electron và lỗ trống như nhau
B. Cùng một nhiệt độ, mật độ hạt mang điện tự do trong bán dẫn tinh khiết ít hơn trong bán dẫn có pha tạp chất
C. Điện trở suất của bán dẫn tinh khiết tăng khi nhiệt độ tăng
D. Khi thay dổi nhiệt độ điện trở của bán dẫn tinh khiết thay đổi nhanh hơn điện trở của bán dẫn có pha tạp chất
-
Câu 15:
Chọn câu đúng?
A. Electron tự do và lỗ trống đều chuyển động ngược chiều điện trường
B. Electron tự do và lỗ trống đều mang điện tích âm
C. Mật độ các hạt tải điện phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, mức độ chiếu sáng
D. Độ linh động của các hạt tải điện hầu như không thay đổi khi nhiệt độ tăng
-
Câu 16:
Khi vật dẫn ở trạng thái siêu dẫn, điện trở của nó:
A. Vô cùng lớn
B. Có giá trị âm
C. Bằng không
D. Có giá trị dương xác định
-
Câu 17:
Câu nào dưới đây nói về phân loại chất bán dẫn là không đúng?
A. Bán dẫn hoàn toàn tinh khiết là bán dẫn trong đó mật độ electron bằng mật độ lỗ trống
B. Bán dẫn tạp chất là bán dẫn trong đó các hạt tải điện chủ yếu được tạo bởi các nguyên tử tạp chất
C. Bán dẫn loại n là bán dẫn trong đó mật độ lỗ trống lớn hơn rất nhiều mật độ electron
D. Bán dẫn loại p là bán dẫn trong đó mật độ electron tự do nhỏ hơn rất nhiều mật độ lỗ trống
-
Câu 18:
Chọn câu đúng.
A. Trong bán dẫn, mật độ electron luôn luôn bằng mật độ lỗ trống.
B. Nhiệt độ càng cao, bán dẫn dẫn điện càng tốt
C. Bán dẫn loại p tích điện dương, vì mật độ lỗ trống lớn hơn mật độ electron
D. Bán dẫn có điện trở suất cao hơn kim loại, vì trong bán dẫn có hai loại hạt tải điện trái dấu, còn trong kim loại chỉ có một loại.
-
Câu 19:
Chọn câu đúng. Đặt vào hai dầu một điot bán dẫn p – n một hiệu điện thế \(U=V_p-V_n\). Trong đó Vp = điện thế bán bán dẫn p; Vn = điện thế bên bán dẫn n.
A. Có dòng điện qua điot khi U > 0
B. Có dòng điện qua điot khi U < 0
C. Có dòng điện qua điot khi U = 0
D. Cả A, B, C đều đúng
-
Câu 20:
Chọn câu sai
A. Tại lớp chuyển tiếp p – n, có sự khuếch tán electron từ bán dẫn loại p sang bán dẫn loại n và khuếch tán lỗ trống từ bán dẫn loại n sang bán dẫn loại p
B. Khi electron gặp lỗ trống, chúng liên kết và một cặp electron và lỗ trống biến mất
C. Lớp chuyển tiếp p – n gọi là lớp nghèo vì không có hạt tải điện
D. Điện trở của lớp nghèo trong tiếp xúc p-n rất lớn
-
Câu 21:
Chọn câu đúng. Tranzito:
A. Là một chuyển tiếp p – n hay n – p
B. Có khả năng khuếch đại tín hiệu điện
C. Cường độ dòng điện qua cực colecto IC bằng cường độ dòng điện qua cực bazo IB
D. Tranzito hoạt động khi chuyển tiếp E – B giữa cực emito và cực bazo phân cực ngược và chuyển tiếp B – C giữa cực bazo và cực colecto phân cực thuận.
-
Câu 22:
Chọn câu đúng. Photodiot:
A. Là một chuyển tiếp p-n-p
B. Có tác dụng biến đổi tín hiệu điện thành tín hiệu ánh sáng
C. Có tác dụng biến đổi tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện
D. Là một biến trở có giá trị thay đổi được dưới tác dụng của ánh sáng
-
Câu 23:
Chọn câu đúng. Pin mặt trời là một nguồn điện biến đổi từ
A. Nhiệt năng thành điện năng
B. Quang năng thành điện năng
C. Cơ năng thành điện năng
D. Hóa năng thành điện năng
-
Câu 24:
Phát biểu sai
A. Với cùng một hiệu điện thế ngược đặt vào một điôt chỉnh lưu, cường độ dòng điện ngược tăng khi nhiệt độ
B. Có thể dùng điôt phát quang để làm thí nghiệm minh họa tính chỉnh lưu của đi
C. Phôtôđiôt có thể tạo ra dòng điện, nếu lớp chuyển tiếp p – n của nó được chiếu bằng ánh sáng thích hợp, khi hai của của Phôtôđiôt được nối với một điện trở.
D. Có thể thay thế một tranzito n – p – n bằng hai điôt mắc chung ở phía bán dẫn loại p.
-
Câu 25:
Trên hình a, b là đường đặc tuyến vôn-ampe của một điôt dẫn (dòng điện thuận và dòng điện ngược). Biết hệ số chỉnh lưu của một điôt bán dẫn đước xác định bằng tỉ số giữa trị số của cường độ dòng điện thuận (Ith) và cường độ dòng điện ngược (Ing) ứng với cùng một giá trị tuyệt đối của hiệu điện thế đặt vào điôt. Hệ số chỉnh lưu của điôt này ở hiệu điện thế 1,5V là?
A. 13,6
B. 1,0
C. 1,5
D. 6,8
-
Câu 26:
Tranzito là dụng cụ bán dẫn có ba chân, cấu tạo của nó có số lớp chuyển tiếp là?
A. 4 lớp
B. 2 lớp
C. 3 lớp
D. 1 lớp
-
Câu 27:
Tính chất của điôt bán dẫn là?
A. Chỉnh lưu và khuếch đại
B. Trộn sóng
C. Ổn áp và phát quang
D. Chỉnh lưu và dao động
-
Câu 28:
Chọn phát biểu đúng khi nói về các hạt tải điện trong chất bán dẫn
A. Các hạt tải điện trong chất bán dẫn luôn bao gồm cả electron dẫn và lỗ trống
B. Các hạt tải điện trong chất bán dẫn loại p chỉ là chỗ trống
C. Các hạt tải điện trong chất bán dẫn loại n chỉ là electron
D. Cả hai loại hạt tải điện gồm electron dẫn và lỗ trống đều mang điện âm
-
Câu 29:
Để tạo ra chất bán dẫn loại p, người ta pha thêm tạp chất, cách pha tạp chất đúng là
A. Si + As
B. Si + B
C. Si + S
D. Si + Pb
-
Câu 30:
Để tạo ra chất bán dẫn loại n, người ta pha thêm tạp chất, cách pha tạp chất đúng là
A. Ge + As
B. Ge + In
C. Ge + S
D. Ge + Pb
-
Câu 31:
Điều kiện tác động làm xuất hiện cặp electron-lỗ trống trong chất bán dẫn là
A. Độ ẩm của môi trường
B. Âm thanh
C. Ánh sáng thích hợp
D. Siêu âm
-
Câu 32:
Chọn phát biểu đúng là:
A. Điện trở suất của bán dẫn giảm tuyến tính với nhiệt độ
B. Tính dẫn điện của bán dẫn phụ thuộc vào độ tinh khiết của chất bán dẫn
C. Lỗ trống trong chất bán dẫn là hạt dẫn điện mạng điện tích âm
D. Trong điều kiện nhiệt độ thấp, trong chất bán dẫn có nhiều electron tự do
-
Câu 33:
Những chất nào dưới đây không phải là chất bán dẫn?
A. Silic (Si)
B. Gecmani (Ge)
C. Lưu huỳnh (S)
D. Sunfua chì (PbS)
-
Câu 34:
Tranzito n – p – n có tác dụng
A. chỉnh lưu dòng điện điện (cho dòng điện đi qua nó theo một chiều).
B. làm cho dòng điện qua đoạn mạch nối tiếp với nó có độ lớn không đổi.
C. làm khuyếch đại dòng điện đi qua nó
D. làm dòng điện đi qua nó thay đổi chiều liên tục.
-
Câu 35:
Diod bán dẫn có tác dụng
A. chỉnh lưu dòng điện (cho dòng điện đi qua nó theo một chiều).
B. làm cho dòng điện qua đoạn mạch nối tiếp với nó có độ lớn không đổi.
C. làm khuyếch đại dòng điện đi qua nó
D. làm dòng điện đi qua nó thay đổi chiều liên tục.
-
Câu 36:
Tranzito có cấu tạo
A. gồm một lớp bán dẫn pha tạp loại n (p) nằm giữa 2 bán dẫn pha tạp loại p (n).
B. gồm 2 lớp bán dẫn pha tạp loại p và loại n tiếp xúc với nhau.
C. gồm 4 lớp bán dẫn loại p và loại n xen kẽ tiếp xúc nhau.
D. là một miếng silic tinh khiết có hình dạng xác định.
-
Câu 37:
Nhận xét nào sau đây không đúng về lớp tiếp xúc p – n ?
A. là chỗ tiếp xúc bán dẫn loại p và bán dẫn loại n
B. lớp tiếp xúc này có điện trở lớn hơn so với lân cận;
C. lớp tiếp xúc cho dòng điện dễ dàng đi qua theo chiều từ bán dẫn n sang bán dẫn p;
D. lớp tiếp xúc cho dòng điện đi qua dễ dàng theo chiều từ bán dẫn p sang bán dẫn n.
-
Câu 38:
Trong các chất sau, tạp chất nhận là
A. nhôm.
B. phốt pho
C. asen.
D. atimon.
-
Câu 39:
Pha tạp chất đonơ vào silic sẽ làm
A. mật độ electron dẫn trong bán dẫn rất lớn hơn so với mật độ lỗ trống.
B. mật độ lỗ trống trong bán dẫn rất lớn hơn so với mật độ electron dẫn.
C. các electron liên kết chặt chẽ hơn với hạt nhân.
D. các ion trong bán dẫn có thể dịch chuyển
-
Câu 40:
Lỗ trống là
A. một hạt có khối lượng bằng electron nhưng mang điện +e.
B. một ion dương có thể di chuyển tụ do trong bán dẫn.
C. một vị trí liên kết bị thếu electron nên mang điện dương.
D. một vị trí lỗ nhỏ trên bề mặt khối chất bán dẫn.
-
Câu 41:
Silic pha pha tạp với chất nào sau đây không cho bán dẫn loại p?
A. bo
B. nhôm.
C. gali.
D. phốt pho.
-
Câu 42:
Silic pha tạp asen thì nó là bán dẫn
A. hạt tải cơ bản là eletron và là bán dẫn loại n
B. hạt tải cơ bản là eletron và là bán dẫn loại p.
C. hạt tải cơ bản là lỗ trống và là bán dẫn loại n.
D. hạt tải cơ bản là lỗ trống và là bán dẫn loại p.
-
Câu 43:
Nhận định nào sau đây không đúng về điện trở của chất bán dẫn ?
A. thay đổi khi nhiệt độ thay đổi
B. thay đổi khi có ánh sáng chiếu vào;
C. phụ thuộc vào bản chất;
D. không phụ thuộc vào kích thước.
-
Câu 44:
Trong dung dịch điện phân, các hạt tải điện được tạo thành do.
A. sự phân li các phân tử thành ion.
B. các electron bứt ra khỏi nguyên tử trung hòa.
C. các nguyên tử nhận thêm electron
D. sự tái hợp các ion thành phân tử.
-
Câu 45:
Khi vật dẫn ở trạng thái siêu dẫn, điện trở của nó
A. vô cùng lớn.
B. có giá trị âm.
C. bằng không.
D. có giá trị dương xác định.
-
Câu 46:
Khi nhiệt độ tăng thì điện trở của chất bán dẫn tinh khiết
A. không đổi
B. có khi tăng có khi giảm.
C. tăng
D. giảm.
-
Câu 47:
Ở bán dẫn tinh khiết
A. số electron tự do và số lỗ trống bằng nhau.
B. số electron tự do luôn nhỏ hơn số lỗ trống.
C. số electron tự do luôn lớn hơn số lỗ trống
D. tổng số electron và lỗ trống bằng 0