Trắc nghiệm Động cơ không đồng bộ ba pha Vật Lý Lớp 12
-
Câu 1:
Để xác định điện dung C của một tụ điện, một học sinh mắc nối tiếp tụ điện này với một điện trở 20 W rồi mắc hai đầu đoạn mạch vào một nguồn điện xoay chiều có tần số thay đổi được. Dùng dao động kí điện tử để hiển thị đồng thời đồ thị điện áp giữa hai đầu điện trở và điện áp giữa hai đầu tụ điện (các đường hình sin). Thay đổi tần số của nguồn điện đến khi độ cao của hai đường hình sin trên màn hình dao động kí bằng nhau như hình bên. Biết dao động kí đã được điều chỉnh thang đo sao cho ứng với mỗi ô vuông trên màn hình thì cạnh nằm ngang là 0,005 s và cạnh đứng là 5 V. Giá trị của C là
A. 80.10-5 F.
B. 4,7.10-5 F
C. 32.10-5 F
D. 16.10-5 F
-
Câu 2:
Một động cơ không đồng bộ ba pha đấu hình sao vào mạng điện xoay chiều ba pha, có điện áp dây 380V. Động cơ có công suất 10 kW. Hệ số công suất 0,8. Cường độ dòng điện hiệu dụng đi qua mỗi cuộn dây có giá trị bao nhiêu?
A. 18,94A
B. 56,72A
C. 45,36A
D. 26,35A
-
Câu 3:
Một động cơ điện xoay chiều có công suất tiêu thụ điện năng bằng 440W, hệ số công suất bằng 0,8. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu động cơ bằng 220V. Tìm cường độ dòng điện hiệu dụng qua động cơ?
A. 7,5(A)
B. 2(A)
C. 2,5(A)
D. 5(A)
-
Câu 4:
Một động cơ không đồng bộ ba pha sinh ra công cơ học gấp 80 lần nhiệt lượng tỏa ra của máy. Tìm hiệu suất của động cơ?
A. 38,8%
B. 8,8%
C. 90,8%
D. 98,8%
-
Câu 5:
Một động cơ điện xoay chiều hoạt động bình thường với điện áp hiệu dụng 220V, cường độ dòng điện hiệu dụng 0,5 A và hệ số công suất của động cơ là 0,8 . Biết rằng công suất hao phí của động cơ là 11 W. Hiệu suất của động cơ (tỉ số giữa công suất hữu ích và công suất tiêu thụ toàn phần) là
A. 80%.
B. 90%.
C. 92,5%.
D. 87,5%
-
Câu 6:
Một động cơ không đồng bộ ba pha đấu hình sao vào mạng điện xoay chiều ba pha, có điện áp dây 380V. Động cơ có công suất 10 kW. Hệ số công suất 0,8. Cường độ dòng điện hiệu dụng đi qua mỗi cuộn dây có giá trị bao nhiêu?
A. 18,94A
B. 56,72A
C. 45,36A
D. 26,35A
-
Câu 7:
Một động cơ điện xoay chiều có công suất tiêu thụ điện năng bằng 440W, hệ số công suất bằng 0,8. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu động cơ bằng 220V. Tìm cường độ dòng điện hiệu dụng qua động cơ?
A. 2A
B. 1,5A
C. 2,5A
D. 3A
-
Câu 8:
Một động cơ không đồng bộ ba pha sinh ra công cơ học gấp 80 lần nhiệt lượng tỏa ra của máy. Tìm hiệu suất của động cơ
A. 8,8%
B. 8,8%
C. 90,8%
D. 98,8%
-
Câu 9:
Một động cơ không đồng bộ ba pha có điện áp định mức mỗi pha là 380 V và hệ số công suất bằng 0,85. Điện năng tiêu thụ của động cơ trong một ngày hoạt động là 232,56 kWh. Cường độ dòng điện hiệu dụng qua mỗi cuộn dây của động cơ là
A. 10A
B. 4A
C. 3,5A
D. 11A
-
Câu 10:
Cường độ dòng điện hiệu dụng trong một pha của máy phát điện xoay chiều ba pha là 10A thì trong cách mắc hình tam giác thì cường độ hiệu dụmg trong mỗi dây pha là:
A. 17,3A .
B. 10A.
C. 7,07A
D. 30A
-
Câu 11:
Phát biểu nào sau đây về động cơ không đồng bộ ba pha là sai?
A. Bộ phận tạo ra từ trường quay là stato.
B. Nguyên tắc hoạt động của động cơ chỉ dựa trên tương tác từ giữa nam châm và dòng điện.
C. Có thể chế tạo động cơ không đồng bộ ba pha với công suất lớn.
D. Hai bộ phận chính của động cơ là rôto và stato.
-
Câu 12:
Lực tác dụng làm quay động cơ điện là:
A. Trọng lực
B. Lực đàn hồi.
C. Lực tĩnh điện.
D. Lực điện từ.
-
Câu 13:
Chọn câu Sai: Ưu điểm của dòng xoay chiều ba pha so với dòng xoay chiều một pha
A. Dòng xoay chiều ba pha tương đương với dòng xoay chiều một pha.
B. Tiết kiệm được dây dẫn, giảm hao phi trên đường truyền tải.
C. Dòng xoay chiều ba pha có thể tạo được từ trường quay một cách đơn giản.
D. Dòng điện xoay chiều ba pha sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày
-
Câu 14:
Ưu điểm của động cơ không đồng bộ ba pha so với động cơ điện một chiều là gì?
A. Có tốc độ quay không phụ thuộc vào tải
B. Có hiệu suất cao hơn.
C. Có chiều quay không phụ thuộc vào tần số dòng điện.
D. Có khả năng biến điện năng thành cơ năng.
-
Câu 15:
Một động cơ không đồng bộ ba pha hoạt động bình thường khi điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mỗi cuộn dây là 220V. Trong khi đó chỉ có một mạng điện xoay chiều ba pha do một máy phát ba pha tạo ra, suất điện động hiệu dụng ở mỗi pha là 127V. Để động cơ hoạt động bình thường thì ta phải mắc theo cách nào sau đây?
A. Ba cuộn dây của máy phát theo hình tam giác, ba cuộn dây của động cơ theo hình sao.
B. Ba cuộn dây của máy phát theo hình tam giác, ba cuộn dây của động cơ theo tam giác
C. Ba cuộn dây của máy phát theo hình sao, ba cuộn dây của động cơ theo hình sao.
D. Ba cuộn dây của máy phát theo hình sao, ba cuộn dây của động cơ theo hình tam giác.
-
Câu 16:
Trong cách mắc dòng điện xoay chiều ba pha đối xứng theo hình tam giác, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Dòng điện trong mỗi pha bằng dòng điện trong mỗi dây pha
B. Công suất tiêu thụ trên mỗi pha đều bằng nhau
C. Hiệu điện thế giữa hai đầu một pha bằng hiệu điện thế giữa hai dây pha.
D. Công suất của ba pha bằng ba lần công suất mỗi pha.
-
Câu 17:
Stato của một động cơ không đồng bộ ba pha gồm 6 cuộn dây, cho dòng điện xoay chiều ba pha tần số 50Hz vào động cơ. Từ trường tại tâm của stato quay với vận tốc bằng bao nhiêu
A. 3000 vòng/min
B. 1500 vòng/min
C. 1000 vòng/min
D. 500 vòng/min
-
Câu 18:
Hãy xác định kết quả đúng. Một động cơ không đồng bộ ba pha đấu hình sao vào mạng điện xoay chiều ba pha, có điện áp dây 380 V. Động cơ có công suất 10 KW. Hệ số công suất 0,8. Cường độ dòng điện hiệu dụng đi qua mỗi cuộn dây có giá trị bao nhiêu?
A. 56,7A
B. 18,9 A
C. 45,36 A
D. 26,3A
-
Câu 19:
Một máy phát điện xoay chiều 1 pha có rôto gồm 4 cặp cực từ, muốn tần số dòng điện xoay chiều mà máyphát ra là 50 Hz thì rôto phải quay với tốc độ là bao nhiêu?
A. 3000 vòng/phút
B. 1500 vòng/phút
C. 750 vòng/ phút
D. 500 vòng/phút.
-
Câu 20:
Mô hình gồm nam châm chữ U quay đều quanh trục và một khung dây dẫn kín đặt trong từ trường của nam châm đó,
A. Không phải là mô hình của động cơ điện (vì không có dòng điện).
B. Là mô hình của động cơ điện vì sẽ cho dòng điện chạy vào khung.
C. Là mô hình của các loại động cơ không đồng bộ và không cần cho dòng điện chạy vào khung.
D. Chỉ là mô hình của động cơ không đồng bộ ba pha, vì cần phải có dòng điện ba pha để tạo ra từ trường quay.
-
Câu 21:
Động cơ không đồng bộ ba pha được tạo ra trên cơ sở hiện tượng
A. Tác dụng của từ trường không đổi lên dòng điện.
B. Cảm ứng điện từ xảy ra trong một khung dây dẫn kín quay đều trong một từ trường đều.
C. Tác dụng của từ trường quay lên khung dây dẫn kín.
D. Hưởng ứng tĩnh điện.
-
Câu 22:
Một động cơ điện xoay chiều khi hoạt động bình thường với điện áp hiệu dụng 220V thì sinh ra công suất cơ học là170W. Biết động cơ có hệ số công suất 0,85 và công suất tỏa nhiệt trên dây quấn động cơ là 17W. Bỏ qua các hao phí khác, cường độ dòng điện hiệu dụng qua động cơ là
A. \(\sqrt2A\)
B. \( \sqrt {\frac{3}{2}} A\)
C. \( \frac{{\sqrt 2 }}{2}A\)
D. \(1A\)
-
Câu 23:
Một động cơ điện xoay chiều hoạt động bình thường với điện áp hiệu dụng 220V, cường độ dòng điện hiệu dụng 0,5A và hệ số công suất của động cơ là 0,8. Biết rằng công suất hao phí của động cơ là 11W. Hiệu suất của động cơ là
A. 90%.90%.
B. 87,5%.87,5%.
C. 92,5%.92,5%.
D. 80%.
-
Câu 24:
Các quạt trần, quạt bàn mà ta thường dùng trong cuộc sống là
A. Động cơ điện một chiều.
B. Động cơ không đồng bộ một pha.
C. Động cơ không đồng bộ ba pha.
D. Một loại động cơ khác.
-
Câu 25:
Mô hình gồm nam châm chữ U quay đều quanh trục và một khung dây dẫn kín đặt trong từ trường của nam châm đó,
A. Không phải là mô hình của động cơ điện (vì không có dòng điện).
B. Là mô hình của động cơ điện vì sẽ cho dòng điện chạy vào khung.
C. Là mô hình của loại động cơ không đồng bộ và không cần cho dòng điện chạy vào khung.
D. Chỉ là mô hình của động cơ không đồng bộ ba pha, vì cần phải có dòng điện ba pha để tạo ra từ trường quay.
-
Câu 26:
Động cơ không đồng bộ ba pha được tạo ra trên cơ sở hiện tượng
A. Tác dụng của từ trường không đổi lên dòng điện.
B. Cảm ứng điện từ.
C. Tác dụng của từ trường quay lên khung dây dẫn kín có dòng điện.
D. Hưởng ứng tĩnh điện.
-
Câu 27:
Hãy chọn phát biểu đúng.Máy phát điện xoay chiều được tạo ra trên cơ sở hiện tượng
A. Hưởng ứng tĩnh điện.
B. Tác dụng của từ trường lên dòng điện,
C. Cảm ứng điện từ.
D. Tác dụng của dòng điện lên nam châm.
-
Câu 28:
Xét một mạch điện gồm một động cơ điện ghép nối tiếp với một tụ điện. Đặt vào hai đầu mạch một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U= 100V thì mạch có hệ số công suất là 0,9. Lúc này động cơ hoạt động bình thường với hiệu suất 80% và hệ số công suất 0,75. Biết điện trở trong của động cơ là 10Ω. Điện áp hiệu dụng hai đầu động cơ và cường độ dòng điện hiệu dụng qua động cơ lần lượt:
A. 120V,6A
B. 125V,6A
C. 120V,1,8A
D. 125V, 1,8A
-
Câu 29:
Nối hai cực của một máy phát điện xoay chiều một pha vào hai đầu đoạn mạch AB gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần. Bỏ qua điện trở các cuộn dây của máy phát. Khi roto của máy quay đều với tốc độ n vòng/phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch là 1A. Khi roto của máy quay đều với tốc độ 3n vòng/phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch là \(\sqrt3\)A. Nếu roto của máy quay đều với tốc độ 2n vòng/phút thì cảm kháng của đoạn mạch AB là
A. \( \frac{R}{{\sqrt 3 }}\)
B. \(R\sqrt3\)
C. \( \frac{2R}{{\sqrt 3 }}\)
D. \(2R\sqrt3\)
-
Câu 30:
Dòng điện xoay chiều 3 pha là:
A. Hệ thống 3 dòng điện xoay chiều một pha có cùng biên độ, cùng tần số và lệch pha nhau 2π/3
B. Hệ thống 3 dòng điện xoay chiều một pha gây bởi 3 máy phát điện giống nhau.
C. Hệ thống 3 dòng điện xoay chiều có cùng biên độ và lệch pha nhau 2π/3
D. Hệ thống 3 dòng điện xoay chiều gây bởi 3 suất điện động cùng biên độ, cùng tần số và lệch pha nhau 2π/3
-
Câu 31:
Hai máy phát điện xoay chiều một pha: máy thứ nhất có 2 cặp cực, rôto quay với tốc độ 1600 vòng/phút. Máy thứ hai có 4 cặp cực. Để tần số do hai máy phát ra như nhau thì rôto máy thứ hai quay với tốc độ là bao nhiêu?
A. 800 vòng/phút.
B. 400 vòng/phút.
C. 3200 vòng/phút.
D. 1600 vòng/phút
-
Câu 32:
Một máy phát điện xoay chiều với một khung dây có 1000 vòng, quay đều trong từ trường đều có B = 0,11T, diện tích mỗi vòng dây là 90cm2, suất điện động cảm ứng trong khung có giá trị hiệu dụng là 220V. Chu kì của suất điện động là:
A. 0,02s
B. 0,028s
C. 0,014s
D. 0,01s
-
Câu 33:
Một máy phát điện xoay chiều với khung dây có 500 vòng, từ thông cực đại qua mỗi vòng dây là 0,2mWb, tốc độ góc của khung dây là 3000 vòng/phút. Biên độ của suất điện động là:
A. 62,8V
B. 47,1V
C. 15,7V
D. 31,4V
-
Câu 34:
Một máy phát điện xoay chiều một pha phát ta suất điện động \(e=100\sqrt2cos(100\pi t)V\). Nếu tốc rôto quay với tốc độ 600 vòng/ phút thì số cặp cực của máy phát điện là
A. 4
B. 5
C. 10
D. 8
-
Câu 35:
Rôto của một máy phát điện xoay chiều có 5 cặp cực, quay với tốc độ 720 vòng/phút. Tần số của suất điện động là:
A. 50Hz
B. 100Hz
C. 60Hz
D. 120Hz
-
Câu 36:
Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều một pha dựa vào
A. Hiện tượng cảm ứng điện từ
B. Hiện tượng cộng hưởng
C. Hiện tượng tự cảm
D. Hiện tượng giao thoa.
-
Câu 37:
Phát biểu nào sau đây về động cơ không đồng bộ ba pha là SAI?
A. Hai bộ phận chính của động cơ là rôto và stato
B. Bộ phận tạo ra từ trường quay là stato
C. Nguyên tắc hoạt động của động cơ chỉ dựa trên tương tác từ giữa nam châm và dòng điện.
D. Có thể tạo động cơ không đồng bộ ba pha với công suất lớn
-
Câu 38:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dòng điện xoay chiều ba pha, tải đối xứng?
A. Khi cường độ dòng điện trong một pha bằng không thì cường độ dòng diện trong hai pha còn lại khác không.
B. Khi cường độ dòng điện trong một pha cực đại thì cường độ dòng điện trong hai pha còn lại cực tiểu
C. Chỉ có dòng điện xoay chiều ba pha mới tạo được từ trương quay.
D. Dòng điện xoay chiều ba pha là hệ thống gồm ba dòng điện xoay chiều một pha, lệch pha nhau góc π/3
-
Câu 39:
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về động cơ điện xoay chiều ba pha?
A. Cấu tạo của động cơ gồm hai bộ phận chính là rôto và stato.
B. Tốc độ quay của rôto bằng với tốc độ của từ trường quay.
C. Tốc độ quay của rôto phụ thuộc vào tốc độ của từ trường quay.
D. Stato là bộ phận tạo nên từ trường quay.
-
Câu 40:
Một mô-tơ điện sử dụng điện áp xoay chiều 220V-50Hz, hệ số công suất của mô-tơ bằng 0,9 và coi tổn hao ở mô-tơ chủ yếu do sự toả nhiệt. Cho điện trở dây cuốn của mô-tơ là 10,5Ω. Người công nhân dùng mô-tơ trên để nâng một chút kiện hàng có khối lượng 100kg từ mặt đất lên độ cao 36m trong thời gian 1 phút. Coi kiện hàng chuyển động đều. Lấy g=10m/s2. Cường độ dòng điện hiệu dụng qua mô-tơ bằng
A. 1,5A
B. 3,8A
C. 4,3A
D. 10,3A
-
Câu 41:
Trên một dụng cụ điện có ghi 220 V ~ 500 W. Số ghi này cho biết
A. Dụng cụ này chịu được điện áp tối đa là 220 V,
B. Dụng cụ này có công suất tiêu thụ luôn bằng 500 W.
C. Khi điện áp hiệu dụng ở hai đầu dụng cụ là 220 V thì nó tiêu thụ công suất 500 W.
D. Dụng cụ này sẽ bị hỏng khi chịu điện áp lớn hơn 220 V và công suât tiêu thụ trung bình là 500 W.
-
Câu 42:
Chọn phát biểu sai:
A. Dòng điện xoay chiều ba pha có ưu điểm lớn là có thể tạo ra từ trường quay mạnh.
B. Hoạt động của động cơ không đồng bộ ba pha chị dựa,trên hiện tượng cảm ứng điện từ
C. Trong động cơ không đồng bộ ba pha. stato là phần cảm
D. Trong động cơ điện xoay chiều, điện năng được biến đổi thành cơ năng
-
Câu 43:
Điều nào sau đây là sai khi nói về động cơ không đồng bộ 3 pha?
A. Từ trường quay trong động cơ được tạo ra từ 3 đòng điện xoay chiều cùng pha.
B. Động cơ không đồng bộ 3 pha có cầu tạo stato giống máy phát điện xoay chiều 3 pha.
C. Stato là phần cảm và rôto là phần ứng .
D. Rôto hình trụ có tác dụng như một cuộn dây quấn trên lõi thép.
-
Câu 44:
Điều nào sau đây là đúng, khi so sánh máy phát điện xoay chiều ba pha và động cơ không đông bộ ba pha?
A. Stato của cả hai đều là phần ứng.
B. Rôto của cả hai đều tạo ra từ trường quay.
C. Cả hai đều hoạt động chỉ dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
D. Rôto của máy phát điện và stato của động cơ đều là phần cảm.
-
Câu 45:
Trong động cơ không đồng bộ ba pha, nếu từ trường của một cuộn dây đạt giá trị cực đại là B0 và hướng vào trong cuộn dây này thì từ trường của hai cuộn dây
A. Còn lại bằng 0
B. Bằng nhau và hướng vào hai cuộn dây
C. Không thể bằng nhau
D. Bằng nhau và hướng ra ngoài hai cuộn dây ấy
-
Câu 46:
Từ trường quay là do dòng điện xoay chiều 3 pha (có tần số f) tạo ra có tần số quay là
A. \( f′=f\)
B. \( f′=3f\)
C. \(f′=f/3\)
D. \( f′<f\)
-
Câu 47:
Cho dòng điện ba pha đi vào 3 cuộn dây của stato của động cơ không đồng bộ ba pha. Theo thứ tự gọi chu kỳ của dòng điện ba pha,của từ trường quay và của roto là T1, T2 và T3 thì:
A. \(T_1 = T_2< T_3\)
B. \(T_1 = T_2>T_3\)
C. \(T_1 <T_2= T_3\)
D. \(T_1 > T_2= T_3\)
-
Câu 48:
Trong máy phát điện xoay chiều 3 pha:
A. Stato là phần cảm, rôto là phần ứng.
B. Phần nào quay là phần ứng.
C. Stato là phần ứng, rôto là phần cảm.
D. Phần nào đứng yên là phần tạo ra từ trường.
-
Câu 49:
Một động cơ không đồng bộ ba pha đang hoạt động có tải. Biết roto quay với tần số là f và chu kì của dòng điện là T. So sánh T và f ta thấy:
A. \(T = 1/f\)
B. \(T < 1/f\)
C. \(T > 1/f \)
D. \( T > 1/(2f)\)
-
Câu 50:
Một mạch tiêu thụ điện là cuộn dây có điện trở thuần r = 8 Ω, tiêu thụ công suất P = 32 W với hệ số công suất cosφ = 0,8. Điện năng được đưa từ máy phát điện xoay chiều một pha nhờ dây dẫn có điện trở R = 4 Ω. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đường dây nơi máy phát là:
A. 10√5 V
B. 28 V
C. 12√5 V
D. 24 V