Trắc nghiệm Chương trình con và phân loại Tin Học Lớp 11
-
Câu 1:
Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Biến cục bộ là biến được dùng trong chương trình con chứa nó và trong chương trình chính.
B. Biến cục bộ là biến chỉ được dùng trong chương trình con chứa nó.
C. Biến cục bộ là biến chỉ được dùng trong chương trình chính.
D. Biến toàn cục chỉ được sử dụng trong chương trình chính và không được sử dụng trong các chương trình con.
-
Câu 2:
Nói về cấu trúc của một chương trình con, khẳng định nào sau đây là không đúng?
A. Phân đầu có thể có hoặc không có cũng được.
B. Phần đầu nhất thiết phải có để khai báo tên chương trình con.
C. Phần khai báo có thể có hoặc không có tuỳ thuộc vào từng chương trình cụ thể.
D. Phần đầu và phần thân nhất thiết phai có, phần khai báo có thể có hoặc không
-
Câu 3:
Khai báo đầu chương trình con nào đúng?
A. Function F: Boolean;
B. Procedure TT: Integer;
C. Procedure TT(K: Integer);
D. Function F(Ch: Char);
-
Câu 4:
Chương trình con thường được xây dựng và đặt tại đâu trong chương trình chính?
A. Trong thân chương trình chính.
B. Sau phần khai báo và trước phần thân chương trình chính.
C. Trước chương trình chính (Program).
D. Sau chương trình chính (End.)
-
Câu 5:
Phát biểu nào sai khi nói về chương trình con?
A. Có thể gọi tên của chương trình con ở bất kỳ nơi đâu trong chương trình chính
B. Hàm sẽ trả về một giá trị cụ thể còn thủ tục thì không.
C. Chương trình con gồm có 2 loại là Hàm và Thủ tục,
D. Thủ tục sẽ trả về một giá trị cụ thể còn Hàm thì không.
-
Câu 6:
Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Một chương trình con nhất thiết phải có tham số hình thức.
B. Một chương trình con nhất thiết phải có tham số hình thức, không nhất thiết phải có biết cục bộ.
C. Một chương trình con nhất thiết phải có biến cục bộ.
D. Một chương trình con có thể không có tham số hình thức và cũng có thể không có biến cục bộ.
-
Câu 7:
Trong các chương trình chuẩn sau đây, chương trình chuẩn nào là thủ tục chuẩn?
A. Sin(x)
B. Length(s)
C. Sqrt(x)
D. Delete(S,5,1)
-
Câu 8:
Sự khác biệt cơ bản giữa hàm và thủ tục?
A. Thủ tục khai báo trước phần thân chương trình còn hàm thì sau phần thân chương trình.
B. Hàm có sử dụng biến số còn thủ tục thì không có biến số
C. Hàm sẽ trả về một giá trị thông qua tên của hàm còn thủ tục thì không
D. Xây dựng hàm khó hơn thủ tục.
-
Câu 9:
Phát biểu nào không phải là lợi ích của chương trình con?
A. Phục vụ cho quá trình trừu tượng hóa.
B. Thuận tiện cho việc phát triển và nâng cấp chương trình.
C. Chương trình gọn nhẹ.
D. Hỗ trợ việc thực hiện các chương trình lớn
-
Câu 10:
Phát biểu nào sai khi nói về hàm trong pascal?
A. Thuận tiện cho việc phát triển và nâng cấp chương trình.
B. Chương trình con chỉ được thực hiện khi có lời gọi.
C. Tránh được việc phải viết lặp đi lặp lại cùng một dãy lệnh nào đó.
D. Không thuận tiện cho việc phát triển và nâng cấp chương trình
-
Câu 11:
Phát biểu nào sai khi nói về hàm trong pascal?
A. Thuận tiện cho việc phát triển và nâng cấp chương trình.
B. Chương trình con chỉ được thực hiện khi có lời gọi.
C. Tránh được việc phải viết lặp đi lặp lại cùng một dãy lệnh nào đó.
D. Không thuận tiện cho việc phát triển và nâng cấp chương trình
-
Câu 12:
Khẳng định nào không phải là lợi ích của chương trình con?
A. Hỗ trợ việc thực hiện các chương trình lớn
B. Tránh việc phải viết lặp đi lặp lại cùng một dãy lệnh nào đó.
C. Mở rộng khả năng của ngôn ngữ.
D. Không hỗ trợ việc thực hiện các chương trình lớn
-
Câu 13:
Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Biến cục bộ là biến chỉ được dùng trong chương trình chính.
B. Biến cục bộ là biến chỉ được dùng trong chương trình con chứa nó.
C. Biến cục bộ là biến được dùng trong chương trình con chứa nó và trong chương trình chính.
D. Biến toàn cục chỉ được sử dụng trong chương trình chính và không được sử dụng trong các chương trình con.
-
Câu 14:
Tham số được khai báo trong thủ tục hoặc hàm được gọi là gì?
A. Tham số hình thức
B. Tham số thực sự
C. Biến cục bộ
D. Biến toàn bộ
-
Câu 15:
Nói về cấu trúc của một chương trình con, khẳng định nào sau đây là không đúng?
A. Phần đầu và phần thân nhất thiết phải có, phần khai báo có thể có hoặc không.
B. Phần khai báo có thể có hoặc không có tuỳ thuộc vào từng chương trình cụ thể.
C. Phần đầu nhất thiết phải có để khai báo tên chương trình con.
D. Phần đầu có thể có hoặc không có cũng được.
-
Câu 16:
Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Cả lời gọi hàm và lời gọi thủ tục đều phải có tham số thực sự
B. Lời gọi thủ tục nhất thiết phải có tham số thực sự còn lời gọi hàm không nhất thiết phải có tham số thực sự
C. Lời gọi hàm nhất định phải có tham số thực sự còn lời gọi thủ tục không nhất thiết phải có tham số thực sự
D. Lời gọi hàm và lời gọi thủ tục có thể có tham số thực sự hoặc không có tham số thực sự tuỳ thuộc vào từng hàm và thủ tục.
-
Câu 17:
Khẳng định nào sau đây là đúng
A. Chỉ có thủ tục mới có thể có tham số hình thức
B. Cả thủ tục và hàm đều có thể có tham số hình thức.
C. Chỉ có hàm mới có thể có tham số hình thức.
D. Thủ tục và hàm nào cũng phải có tham số hình thức.
-
Câu 18:
Phần đầu của hàm có cấu trúc như sau?
A. Function <Tên hàm>[(<Danh sách tham số>)]:<Kiểu dữ liệu>;
B. Function <Tên hàm>[(<Danh sách tham số>)];
C. Function <Tên hàm>[(<Danh sách tham số>)]:[<Kiểu dữ liệu>];
D. Function [<Tên hàm>](<Danh sách tham số>):<Kiểu dữ liệu>;
-
Câu 19:
Phần đầu của thủ tục có cấu trúc như sau?
A. Procedure <Tên thủ tục>[(<Danh sách tham số>)];
B. Procedure <Tên thủ tục>(<Danh sách tham số>);
C. Procedure <Tên thủ tục>[(<Danh sách tham số>)]:<Kiểu dữ liệu>;
D. Procedure [<Tên thủ tục>](<Danh sách tham số>);
-
Câu 20:
Phát biểu nào sau đây về tham số thực sự là đúng?
A. Tham số thực sự luôn có một giá trị cụ thể
B. Tham số thực sự luôn là biến
C. Tham số thực sự được khai báo trong Phần đầu của chương trình con.
D. Tham số thực sự luôn là hằng
-
Câu 21:
Phát biểu nào sau đây về tham số hình thức là đúng?
A. Tham số hình thức luôn có một giá trị cụ thể
B. Tham số hình thức chỉ có giá trị khi thực hiện lời gọi chương trình con.
C. Tham số hình thức được phép sử dụng ở chương trình chính
D. Tham số hình thức phải được khai báo bằng từ khóa Var
-
Câu 22:
Phạm vi của biến toàn cục là:
A. Trong chương trình chính
B. Trong chương trình chính và tất cả chương trình con
C. Trong tất cả chương trình con
D. Chỉ một số chương trình con được sử dụng
-
Câu 23:
Biến cục bộ là:
A. Các biến được khai báo trong Phần đầu của chương trình con
B. Các biến được sử dụng khi thực hiện lời gọi chương trình con
C. Các biến được khai báo trong chương trình con
D. Các biến được khai báo trong chương trình chính
-
Câu 24:
Biến toàn cục là:
A. Các biến được khai báo trong Phần đầu của chương trình con
B. Các biến được sử dụng khi thực hiện lời gọi chương trình con
C. Các biến được khai báo trong chương trình con
D. Các biến được khai báo trong chương trình chính
-
Câu 25:
Tham số thực sự là:
A. Tham số được khai báo trong Phần đầu của chương trình con
B. Tham số được sử dụng khi thực hiện lời gọi chương trình con
C. Các biến được khai báo trong chương trình con
D. Các biến được khai báo trong chương trình chính
-
Câu 26:
Tham số hình thức là:
A. Tham số được khai báo trong Phần đầu của chương trình con
B. Tham số được sử dụng khi thực hiện lời gọi chương trình con
C. Các biến được khai báo trong chương trình con
D. Các biến được khai báo trong chương trình chính
-
Câu 27:
Cấu trúc chung của một chương trình con là:
A. <Phần đầu> [<Phần khai báo>] <Phần thân>
B. [<Phần đầu>] <Phần khai báo>] <Phần thân>
C. <Phần đầu>] <Phần khai báo> [<Phần thân>]
D. <Phần đầu> <[Phần khai báo]> <Phần thân>
-
Câu 28:
Để khai báo biến cho hàm trong Pascal bắt đầu bằng từ khoá:
A. Procedure
B. Function
C. Program
D. Var
-
Câu 29:
Cho thủ tục sau: Procedure Thutuc( var x,y,z: integer);
Các biến x,y,z được gọi là:
A. Tham biến
B. Tham trị
C. Biến toàn cục
D. Biến cục bộ.
-
Câu 30:
Khi viết chương trình con, không cần trả về giá trị qua tên của nó ta dùng :
A. Hàm.
B. Thủ tục.
C. Chương trình con.
D. Chương trình chính
-
Câu 31:
Để khai báo chương trình con trong Pascal bắt đầu bằng từ khoá:
A. Procedure
B. Function
C. Program
D. Procedure hoặc Function
-
Câu 32:
Cho chương trình con sau:
Procedure thutuc(a,b,c: integer);
Begin
End;
Trong chương trình chính có thể gọi lại chương trình con như thế nào là hợp lệ:
A. thutuc;
B. Thutuc(5,10);
C. ThuTuc(5,2,3);
D. ThuTuc(3);
-
Câu 33:
Để khai báo sử dụng hàm tìm số lớn nhất trong hai số nguyên a và b, ta viết:
A. Function Max(a,b: real): real;
B. Function Max(a,b: integer): integer;
C. Function Max(a,b:integer): byte;
D. Function Max(a,b: integer): real;
-
Câu 34:
Biến cục bộ là biến được khai báo ở:
A. Chương trình con
B. Chương trình chính.
C. Cả chương trình con và chương trình chính.
D. Chương trình con hoặc chương trình chính.
-
Câu 35:
Sau câu lệnh END để kết thúc chương trình con sẽ là:
A. Dấu hai chấm (:)
B. Dấu chấm phẩy (;)
C. Dấu chấm (.)
D. Không có dấu nào cả
-
Câu 36:
Cho thủ tục sau: Procedure Thutuc( Var z: integer);
z được gọi là:
A. Biến cục bộ.
B. Biến toàn cục
C. Tham số biến
D. Tham số giá trị..
-
Câu 37:
Trong lời gọi thủ tục, các tham số hình thức nhận giá trị từ các biến gọi là:
A. Tham số giá trị
B. Tham số hình thức
C. Tham số biến
D. Tham số thực sự.
-
Câu 38:
Function tinh(a: byte): Integer;
Var i: byte; tam: word;
Begin
Tam:=1;
For i:= 1 to a do
Tam:=tam* i;
Tinh:= tam;
End;
Kết quả trả về của hàm thuộc kiểu dữ liệu nào?
A. byte
B. word
C. integer
D. real
-
Câu 39:
Cho biết biến cục bộ được dùng trong chương trình nào:
A. Trong chương trình con.
B. Trong chương trình chính.
C. Trong chương trình con và chương trình chính.
D. Không dùng trong chương trình nào cả.
-
Câu 40:
Cấu trúc của một chương trình con gồm mấy phần:
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
-
Câu 41:
Để khai báo thủ tục trong Pascal bắt đầu bằng từ khoá:
A. Procedure
B. Function
C. Program
D. Var
-
Câu 42:
Nói về cấu trúc của chương trình con, khẳng định nào sau đây là đúng:
A. Phần đầu và phần thân nhất thiết phải có, phần khai báo có thể có hoặc không.
B. Phần đầu có thể có hoặc không.
C. Phần thân không nhất thiết phải có.
D. Phần khai báo nhất thiết phải có hoặc không
-
Câu 43:
Khẳng định nào sau đây là đúng:
A. CTC nhất thiết phải có biến cục bộ
B. CTC nhất thiết phải có tham số hình thức và biến cục bộ.
C. CTC nhất thiết phải có tham số hình thức, không nhất thiết phải có biến cục bộ.
D. CTC có thể có hoặc không có tham số hình thức cũng như biến cục bộ.
-
Câu 44:
Để khai báo hàm trong Pascal bắt đầu bằng từ khoá:
A. Procedure
B. Function
C. Program
D. Var
-
Câu 45:
Cho chương trình sau
Program VD;
Var x, y : integer
Procedure CT( Var m,n: integer);
Var a, b: Integer;
Begin
......
End;
Trong chương trình trên các biến cục bộ là
A. x, y
B. a, b
C. m,n
D. a, b, m, n
-
Câu 46:
Trong chương trình chính, khi gọi một thủ tục các tham số biến phải:
A. Khác kiểu, khác số lượng biến.
B. Khác kiểu, cùng số lượng biến
C. Cùng kiểu, khác số lượng biến.
D. Cùng kiểu, cùng số lượng biến.
-
Câu 47:
Cho thủ tục sau:
Procedure Thutuc(x,y,z: integer); Các biến x,y,z được gọi là:
A. Tham số hình thức.
B. Tham số thực sự
C. Biến toàn cục
D. Biến cục bộ.
-
Câu 48:
Trong lời gọi thủ tục, các tham số hình thức được thay bằng các giá trị cụ thể gọi là:
A. Tham số giá trị
B. Tham số hình thức
C. Tham số biến
D. Tham số thực sự.
-
Câu 49:
Cách khai báo nào sau đây là hợp lệ:
A. Function Ham(x,y: integer): integer;
B. Function Ham(x,y: integer);
C. Function Ham(x,y: real): integer;
D. Function Ham(x,y: real): Longint;
-
Câu 50:
Khi viết một chương trình muốn trả về một giá trị duy nhất ta nên dùng :
A. Hàm.
B. Thủ tục.
C. Chương trình con.
D. Thủ tục hoặc hàm