Trong các quần thể dưới đây, số quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền là
(1) 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa.
(2) 0,25XAXA : 0,5XAXa : 0,25XaXa và 0,5XAY : 0,5XaY
(3) 0,2IAIA : 0,2IBIB : 0,2IOIO : 0,1IAIO : 0,1IBIO : 0,2IAIB
(4) 0,25AABB + 0,5AaBb + 0,25aabb
Hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án
Lời giải:
Báo sai– Áp dụng phương pháp 2.1 đối với quần thể (1)
d . r = 0,49 x 0,09 = 0,0441
(h/2)2 = (0,42 : 2)2 = 0,0441
⇒ d . r = (h/2)2
⇒ Quần thể (1) đạt trạng thái cân bằng di truyền.
– Áp dụng phương pháp 2.2 đối với quần thể (2)
+ Tần số alen bên giới đồng giao: f(A) = 0,25 + 0,5/2 = 0,5, f(a) = 1 – 0,5 = 0,5
+ Tần số alen bên giới dị giao: f(A) = 0,5 , f(a) = 0,5
⇒ Tần số alen ở hai giới là bằng nhau.
⇒ Quần thể (2) đạt trạng thái cân bằng di truyền.
– Áp dụng phương pháp 2.3 đối với quần thể (3)
0,2IAIA : 0,2IBIB : 0,2IOIO : 0,1IAIO : 0,1IBIO : 0,2IAIB
Tần số alen trong quần thể (3) là:
f(IA) = 0,2 + 0,1/2 + 0,2/2 = 0,35
f(IB) = 0,2 + 0,1/2 + 0,2/2 = 0,35
f(IO) = 0,2 + 0,1/2 + 0,1/2 = 0,3
Nếu quần thể (3) ở trạng thái cân bằng di truyền thì cấu trúc di truyền của quần thể (3) phải là kết quả triển khai của đa thức (0,35 + 0,35 + 0,3)2 = 0,1225IAIA : 0,1225IBIB : 0,09IOIO : 0,21IAIO : 0,21IBIO : 0,245IAIB ≠ Cấu trúc của quần thể (3) mà đề bài cho.
⇒ Quần thể (3) không đạt trạng thái cân bằng di truyền.
– Áp dụng phương pháp 2.4 đối với quần thể (4)
+ Quần thể có đầy đủ 4 loại giao tử: AB, Ab, aB, ab
+ Tần số alen của từng loại giao tử là:
f (AB) = 0,25 + 0,5/4 = 0,375
f (Ab) = 0,5/4 = 0,125
f (aB) = 0,54/4 = 0,125
f (ab) = 0,54/4 + 0,25 = 0,375
⇒ f(AB) x f(ab) = 0,375 x 0,375 = 0,140625
⇒ f(Ab) x f(aB) = 0,125 x 0,125 = 0,15625
⇒ f(AB) x f(ab) ≠ f(Ab) x f(aB)
⇒ Quần thể (4) không đạt trạng thái cân bằng di truyền.
Vậy có 2 quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền.