Sau phong trào cách mạng nào ở Việt Nam Đảng đã tập hợp được một lực lượng chính trị của quần chúng đông đảo và sử dụng hình thức, phương pháp đấu tranh phong phú công khai, hợp pháp?
Hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án
Lời giải:
Báo saiÝ nghĩa lịch sử của phong trào dân chủ 1936 – 1939
- Uy tín, ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Đông Dương được mở rộng, mở rộng trong quần chúng; chủ nghĩa Mác – Lê-nin cũng như đường lối, chính sách của Đảng, của Quốc tế Cộng sản được phổ biến, tuyên truyền, giáo dục sâu rộng.
- Trình độ chính trị và công tác của cán bộ và đảng viên được nâng cao một bước rõ rệt.
- Đội quân chính trị quần chúng được Đảng tập hợp, xây dựng, giáo dục.
- Qua quá trình đấu tranh, Đảng Cộng sản Đông Dương đã tích lũy được nhiều bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất, kinh nghiệm tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp,...
- Phong trào cách mạng 1936 – 1939 có ý nghĩa như một cuộc tập dượt, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945).
=> Nét nổi bật nhất của cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam là Đảng đã tập hợp được một lực lượng chính trị của quần chúng đông đảo và sử dụng hình thức, phương pháp đấu tranh phong phú.