Ngày 1/9/1930 nông dân huyện Thanh Chương biểu tình, tiến vào huyện đường phá nhà giam, thả tù chính trị, đốt hồ sơ, sổ sách với sự tham gia của đông đảo lực lượng số lượng lên đến?
Hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án
Lời giải:
Báo saiSự phát triển của phong trào cách mạng 1930 – 1931
Từ tháng 2 đến tháng 4/1930, nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân. Mục tiêu đấu tranh là đòi cải thiện đời sống, công nhân đòi tăng lương, giảm giờ làm; nông dân đòi giảm sưu, giảm thuế…; bên cạnh đó, cũng xuất hiện những khẩu hiệu chính, như: “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc! Đả đảo phong kiến!”, “Thả tù chính trị”…
Tháng 5, bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động 1/5. Các bước đấu tranh này là bước ngoặt của phong trào cách mạng. Lần đầu tiên, công nhân Việt Nam biểu tình kỉ niệm Ngày Quốc tế Lao động, đấu tranh đòi quyền lợi cho nhân dân lao động trong nước và thể hiện tình đoàn kết với nhân dân lao động thế giới.
Trong các tháng 6, 7, 8, liên tiếp nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác. Ngày 1/8/1930, cuộc tổng bãi công của công nhân Vinh - Bến Thủy đã nổ ra nhân Ngày Quốc tế chống chiến tranh. Từ Nam Đàn, Thanh Chương, Can Lộc, phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng đã lan rộng ra hầu khắp các huyện trong hai tỉnh, cuộc mít-tinh ở Vinh - Bến Thủy đã bị thực dân Pháp đàn áp dã man. Không chịu lùi bước trước sức mạnh của kẻ thù, được Nhân dân các vùng xung quanh ủng hộ, tháng 8/1930, cuộc đấu tranh đã phát triển đến đỉnh cao trên phạm vi toàn quốc. Công - Nông đã kết hợp với nhau, tổ chức các cuộc mít-tinh biểu tình hưởng ứng Ngày Quốc tế chống chiến tranh (ngày 1/8 hằng năm). Nghệ Tĩnh tiếp tục là nơi diễn ra hàng trăm cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân trên quy mô huyện và liên huyện. Các cuộc biểu tình với quy mô lớn đã lôi kéo hàng chục ngàn người kết thành một khối, cuộc đấu tranh nọ kế tiếp cuộc đấu tranh kia nổ ra không dứt và từng bước chuyển sang bạo động.
Ngày 30/8/1930, hơn 3.000 nông dân huyện Nam Đàn biểu tình kéo đến huyện lỵ phá huyện đường. Ngày 1/9/1930, gần 20.000 nông dân huyện Thanh Chương biểu tình, tiến vào huyện đường phá nhà giam, thả tù chính trị, đốt hồ sơ, sổ sách... Bọn hào lý địa phương bỏ chạy, Nhân dân đã đứng ra tổ chức và tự điều hành mọi hoạt động trong xã.