Để phù kợp với yêu cầu tập hợp lực lượng cách mạng trong tình hình phong trào cách mạng nào, Mặt trận nhân dân phản đế dã được đổi tên thành Mặt trận dân chủ Đông Dương?
Hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án
Lời giải:
Báo saiTháng 7/1936, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng họp tại Thượng Hải do Lê Hồng Phong chủ trì:
-Ban Chấp hành Trung ương xác định, cách mạng ở Đông Dương vẫn là "cách mạng tư sản dân quyền - phản đế và điền địa- lập chính quyền của công nông bằng hình thức Xô Viết, để dự bị điều kiện đi tới cách mạng xã hội chủ nghĩa". Song, xét rằng, cuộc vận động quần chúng hiện thời cả về chính trị và tổ chức chưa tới tình độ trực tiếp đánh đổ đế quốc Pháp, lập chính quyền công nông, giải quyết vấn đề điền địa. Trong khi đó, yêu cầu cấp thiết trước mắt của nhân dân ta lúc này là tự do, dân chủ, cải thiện đời sống. Vì vậy, Đàng phải nắm lấy những yêu cẩu để phát động quần chúng đấu tranh, tạo nền để đưa cách mạng tiến lên bước cao hơn sau này.
-Về kẻ thù của cách mạng: Kẻ thù trước mắt nguy hại nhất của nhân dân Đông Dương cần tập trung đánh đổ là bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai của chúng.
-Về nhiệm vụ trước mắt của cách mạng: Chống phátxít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình. Để thực hiện những nhiệm vụ trước mắt của cách mạng, Ban Chấp hành Trung ương quyết định thành lập Mặt trận nhân dân phản đế, bao gồm các giai cấp, dân tộc, đảng phái, đoàn thể chính trị, xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau, với nòng cốt là liên minh công - nông. Để phù kợp với yêu cầu tập hợp lực lượng cách mạng trong tình hình mới, Mặt trận nhân dân phản đế dã được đổi tên thành Mặt trận dân chủ Đông Dương.