Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn GDCD năm 2020
Trường THPT Hùng Vương
-
Câu 1:
Yếu tố nào sau đây đóng vai trò quyết định trong tư liệu lao động?
A. Hệ thống bình chứa.
B. Cơ sở hạ tầng.
C. Công cụ lao động.
D. Đối tượng lao động.
-
Câu 2:
Hàng hóa là một phạm trù
A. bất biến.
B. vĩnh hằng.
C. lịch sử.
D. vô tận.
-
Câu 3:
Hàng hó có thể tồn tịa dưới những dạng nào sau đây?
A. Vật thể.
B. Phi vật thể.
C. Vật thể và phi vật thể.
D. Sản phẩm tự nhiên.
-
Câu 4:
Trong các loại tiền sau, loại nào có giá trị thực sự?
A. Tiền vàng.
B. Tiền giấy.
C. Đô la Mĩ
D. Đồng Euro.
-
Câu 5:
Bác A trồng rau sạch để bán lấy tiền rồi dùng tiền đó mua gạo. Vậy tiền đó thực hiện chức năng gì?
A. Phương tiện thanh toán.
B. Phương tiện giao dịch.
C. Thước đo giá trị.
D. Phương tiện lưu thông.
-
Câu 6:
Nhà nước cần có chủ trương gì để phát huy mặt tích cực hạn chế tác động phân hóa giàu nghèo của quy luật giá trị?
A. Đổi mới nền kinh tế.
B. Thống nhất và mở cửa thị trường.
C. Ban hành và sử dụng pháp luật, chính sách kinh tế, xã hội.
D. Đổi mới nền kinh tế, thống nhất và mở cửa thị trường, ban hành và sử dụng pháp luật, chính sách kinh tế, xã hội.
-
Câu 7:
Canh tranh giữa người mua và người mua diễn ra trên thị trường khi nào?
A. Người mua nhiều, người bán ít.
B. Người mua bằng người bán.
C. Người bán nhiều, người mua ít.
D. Thị trường khủng hoảng.
-
Câu 8:
Đi đôi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển yếu tố nào sau đây?
A. Kinh tế nông nghiệp.
B. Kinh tế hiện đại.
C. Kinh tế tri thức.
D. Kinh tế thị trường.
-
Câu 9:
Pháp luật có những đặc trưng:
A. Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
B. vì sự phát triển của xã hội.
C. Pháp luật pháp luật có tính quy phạm phổ biến; mang tính quyền lực bắt buộc chung, có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Pháp luật mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội.
-
Câu 10:
Vi phạm pháp luật là gì?
A. Là hành vi trái pháp luật.
B. Là hành vi có lỗi.
C. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
D. Là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm phạm đếncác quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
-
Câu 11:
Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra ở độ tuổi:
A. Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
B. Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
C. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
D. Trên 18 tuổi.
-
Câu 12:
Tài sản nào sau đây không phải là tài sản riêng của vợ, chồng?
A. Tài sản mà mỗi người có được trước hôn phân.
B. Tài sản được thừa kế riêng của cợ hoặc chồng.
C. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kì hôn nhân.
D. Những tài sản riêng mà vợ chồng đã có thỏa thuận từ trước hôn nhân.
-
Câu 13:
Quyền bầu cử và quyền ứng cử là cơ sở pháp lý – chính trị quan trọng để
A. hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước, để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình.
B. thực hiện cơ chế “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
C. nhân dân thực hiện hình thức dân chủ trực tiếp.
D. đại biểu của nhân dân chịu sự giám sát của cử tri.
-
Câu 14:
Ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân nhằm:
A. Đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
B. Đảm bảo sự ổn định và phát triển văn hóa – xã hội.
C. Cơ sở mở đường để tăng trưởng kinh tế đất nước hiện nay.
D. Thể hiện được nhiệm vụ chiến lược về phát triển của đất nước.
-
Câu 15:
Giam giữ người quá thời hạn quy định là vi phạm quyền gì?
A. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
D. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
-
Câu 16:
Những vấn đề cần được ưu tiên giải quyết trong quá trình hướng tới mục tiêu phát triển bền vững là gì?
A. Kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và quốc phòng an ninh.
B. Kinh tế việc làm, bình đẳng giới, văn hóa xã hội.
C. Kinh tế, văn hóa, dân số, môi trường và quốc phòng an ninh.
D. Kinh tế, văn hóa, xã hội, bình đẳng giới và quốc phòng an ninh.
-
Câu 17:
Nhận định nào sau đây sai?
A. Bắt và giam giữ người trái pháp luật là xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Không ai được bắt và giam giữ người trong mọi trường hợp.
C. Tự tiện bắt và giam giữ người là hành vi trái pháp luật.
D. Bắt và giam giữ người trái phép sẽ bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật.
-
Câu 18:
Về cơ bản, quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo được xử lý theo mấy bước?
A. 1 bước.
B. 4 bước.
C. 2 bước.
D. 3 bước.
-
Câu 19:
Xúc phạm người khác trước mặt nhiều người là vi phạm quyền
A. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
B. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
C. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
D. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
-
Câu 20:
Điền vào chỗ trống: “ Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân là các quyền gắn liền với việc thực hiện...”
A. hình thức dân chủ gián tiếp ở nước ta.
B. hình thức dân chủ trực tiếp ở nước ta.
C. trật tự, an toàn xã hội.
D. quy chế hoạt động của chính quyền cơ sở.
-
Câu 21:
Khi thực hiện kinh doanh, chủ thể kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây?
A. Bảo vệ môi trường.
B. Tạo ra nhiều việc làm.
C. Tạo ra thu nhập cho người lao động.
D. Phân phối thu nhập cho người lao động trong công ti, xí nghiệp.
-
Câu 22:
Tác phẩm văn học do công dân tạo ra được pháp luật bảo hộ thuộc quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền tác giả.
B. Quyền sở hữu công nghiệp.
C. Quyền được phát triển.
D. Quyền phát minh, sáng chế.
-
Câu 23:
Công ti V thường xuyên mời chuyên gia tư vấn cách lựa chọn thực phẩm an toàn cho nhân viên là thực hiện quyền được phát triển của công dân ở nội dung nào dưới đây?
A. Tự do phát triển tài năng.
B. Quảng bá chất lượng sản phẩm.
C. Được chăm sóc sức khỏe.
D. Sử dụng dịch vụ truyền thông.
-
Câu 24:
Đi xe máy vượt đèn đỏ gây thương tích cho người khác là vi phạm quyền gì?
A. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
B. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
C. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
-
Câu 25:
Chủ thể tố cáo bao gồm:
A. Cá nhân và tổ chức.
B. Cơ quan nhà nước.
C. Tổ chức.
D. Cá nhân.
-
Câu 26:
Hãy chỉ ra một trong các nội dung cỏ bản về quyền học tập của công dân:
A. Mọi công dân đều phải đóng học phí.
B. Mọi công dân đều được ưu tiên trong việc tuyển chọn vào các trường đại học, cao đẳng như nhau.
C. Mọi công dân đều được bình đẳng về cơ hội học tập.
D. Mọi công dân đều phải học tập.
-
Câu 27:
Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp, căn cứ vào?
A. Thời gian kinh doanh của doanh nghiệp.
B. Uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp.
C. Ngành nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh.
D. Khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.
-
Câu 28:
Người bao nhiêu tuổi thì có quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân?
A. Đủ 20 tuổi trở lên và có quyền ứng cử và bầu cử.
B. Nam đủ 20 tuổi trở lên và nữ đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và ứng cử.
C. Đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử.
D. Đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và ứng cử.
-
Câu 29:
“Hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện cho mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, của Nhà nước.” là gì?
A. Hình thức dân chủ gián tiếp.
B. Hình thức dân chủ xã hội chủ nghĩa.
C. Hình thức dân chủ trực tiếp.
D. Hình thức dân chủ tập trung.
-
Câu 30:
Trong cuộc họp khu phố X để bàn về kế hoạch đóng góp xây dựng tuyến đường chính của khu phố. Vì không muốn đóng góp xây dựng nên khi ông M, tổ trưởng dân phố, phát biểu thì ông K tìm cách ngăn cản và gây ồn ào trong cuộc họp. Ông K đã vi phạm quyền nào dưới dây?
A. Quyền tự do phát biểu.
B. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm.
C. Quyền tự do ngôn luận.
D. Quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
-
Câu 31:
Nhận định nào đúng về phạm tội quả tang là người
A. chuẩn bị thực hiện tội phạm.
B. khi đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện.
C. vừa thực hiện tội phạm thì bị đuổi bắt.
D. đã thực hiện hành vi phạm tội.
-
Câu 32:
Các quyền tự do cơ bản của công dân được quy định trong
A. Luật dân sự.
B. Bộ luật Hình sự.
C. Hiến pháp năm 2013.
D. Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính.
-
Câu 33:
Tại điểm bầu cử Hội đồng nhân dân xã X, anh K đã gợi ý cho chị M bỏ phiếu cho người thân của mình. Thấy chị M còn lưỡng lự, anh K đã gạch giùm lá phiếu của chị M và nhanh tay bỏ vào thùng phiếu. Anh K đã vi phạm nguyên tắc nào dưới đây?
A. Trực tiếp.
B. Gián tiếp.
C. Phổ thông.
D. Bỏ phiếu kín.
-
Câu 34:
Năm 2017 do đường đi chính đang thi công nên UBND phường X đã xin ông B cho phép mở lối đi riêng trên phần đất của ông B và hứa rằng khi nào xong tuyến đường chính sẽ trả lại đất cho ông B. Tuy nhiên, khi tuyến đường chính thi công xong thì phường X không chịu trả lại phần đất đã đi nhờ cho ông B. Trong trường hợp này, ông B nên sử dụng quyền nào dưới đây để đòi lại phần đất của mình?
A. Khiếu nại.
B. Tố cáo.
C. Kiến nghị.
D. Tố tụng hình sự.
-
Câu 35:
Trong lúc A đang làm việc thì B đã lấy trộm điện thoại mang về nhà dấu. Điện thoại của A có cài định vị. Do đó, A phát hiện điện thoại của mình đang ở nhà B, A đã báo cho công an phường C và cùng công an phường C vào nhà B lục xoát. Đang trong quá trình lúc xoát thì ông G, bố của B, đi làm về, các bên xảy ra cải vã, ông G đã đánh A gây thương tích. Sự việc được báo lên cho công an phường đến hiện trường giải quyết vụ việc. Trong lúc công an đang lập biên bản thì chuông điện thoại reo, A đã tìm thấy điện thoại của mình dưới ghế ngồi phòng khách nhà B. trong trường hợp trên những ai đã vi phạm pháp luật.
A. Ông G và B.
B. A, B, ông G và công an C.
C. Chỉ có B vi phạm.
D. A, B và ông G.
-
Câu 36:
Chương trình “ Vì bạn xứng đáng” được tổ chức trên đài truyền hình HTV7 nhằm hỗ trợ tài chính cho những người có hoàn cảnh khó khăn thuộc lĩnh vực nào?
A. Xã hội.
B. Phát triển nông thôn.
C. Quốc phòng và an ninh.
D. Kinh doanh.
-
Câu 37:
Do mâu thuẫn với E nên H đã vào trang facebook của E tải một số hình ảnh nhạy cảm của E và người yêu về máy sau đó chỉnh sửa và đăng tin xúc phạm E trên facebook của mình. Hành vi của H vi phạm quyền nào dưới đây?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Quyền được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
C. Quyền bí mật của công dân.
D. Quyền tự do của công dân.
-
Câu 38:
Em M là học sinh lớp 1 trường tiểu học X, mới 6 tuổi nhưng em đã có năng khiếu đặc biệt là có thể nói và viết thông thạo hai ngoại ngữ Anh, Pháp. Với tài năng của em M đã được Nhà nước cấp học bổng tại trường đại học Harvard ( Hoa Kì). Chính sách trên của Nhà nước thể hiện quyền nào của công dân?
A. Quyền được phát triển của công dân.
B. Quyền được học tập của công dân.
C. Quyền được sáng tạo của công dân.
D. Quyền được ưu tiên học tập của công dân.
-
Câu 39:
Trong cuộc họp dân phố V để lấy ý kiến người dân về mức đóng góp xâu dựng nông thôn mới. Sợ kế hoạch của mình không được người dân nhất trí nên ông G, tổ trưởng dân phố, chỉ thông báo mức đóng góp và nói trong cuộc họp rằng mức thu này đã được HDND xã phê duyệt. Ông G đã vi phạm quyền nào dưới đây?
A. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền khiếu nại, tố cáo.
D. Quyền thanh tra, giám sát.
-
Câu 40:
Anh A và anh B cùng nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh quần áo trên địa bàn quận C. Vì có mối quan hệ thân thiết với anh B nên ông G lãnh đạo cơ quan yêu cầu chị V hủy hồ sơ của anh A. Những ai đã vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Ông G, chị V.
B. Ông G, chị V và anh B.
C. Ông G.
D. Anh A, anh B, ông G, chị V.