Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn GDCD năm 2020
Trường THPT Võ Thị Sáu
-
Câu 1:
Pháp luật phản ảnh những nhu cầu, lợi ích của các giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội là thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?
A. Bản chất giai cấp.
B. Bản chất nhân dân.
C. Bản chất hiện đại.
D. Bản chất xã hội.
-
Câu 2:
Hành vi xâm phạm đến quyền đối với họ, tên, quyền được khai sinh, bí mật đời tư... là thuộc loại vi phạm nào dưới đây?
A. Vi phạm hành chính.
B. Vi phạm hình sự.
C. Vi phạm dân sự.
D. Vi phạm kỉ luật.
-
Câu 3:
Hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động công vụ nhà nước... do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ là
A. vi phạm kỉ luật.
B. vi phạm dân sự.
C. vi phạm hành chính.
D. vi phạm hình sự.
-
Câu 4:
Người ở đội tuổi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm?
A. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
B. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
C. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
D. Từ đủ 17 tuổi trở lên.
-
Câu 5:
Để kỷ niệm năm cuối cùng của thời học sinh, Q và bạn bè chung tiền mua thuốc lắc để thử cảm giác mạnh. Trong lúc cả nhóm đang chơi thì bị công an kiểm tra và bắt tất cả về đồn. Q và các bạn đã bị xử phạt theo hình thức nào dưới đây?
A. Xử phạt hành chính.
B. Xử phạt hình sự.
C. Xử phạt dân sự.
D. Xử phạt hình sự và hành chính.
-
Câu 6:
Ông P không đồng ý với Quyết định của Ủy ban nhân dân huyện về thu hồi đất của gia đình ông để giao cho Công ty trách nhiệm hữu hạn S sử dụng. Ông đã khiếu nại lên Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Trong trường hợp này ông P đã
A. áp dụng pháp luật.
B. tuân thủ pháp luật.
C. sử dụng pháp luật.
D. thi hành pháp luật.
-
Câu 7:
Hành vi nào dưới đây không biểu hiện cho việc người vi phạm pháp luật có lỗi?
A. Anh C phát hiện kẻ móc túi nhưng không báo với ai.
B. Chị L che giấu hành vi buôn bán ma túy của người nhà.
C. Cảnh sát giao thông Y không phạt người vi phạm giao thông do quen biết.
D. Cháu H bị anh X trói tay, đổ ma túy đá vào miệng.
-
Câu 8:
S và T lợi dụng đêm tối và sự mất cảnh giác của bảo vệ để đột nhập kho đựng cổ vật và lấy trộm 20 loại cổ vật có giá trị. Hành vi của S và T vi phạm hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
-
Câu 9:
Khi Quốc hội họp thường kỳ và chất vấn các Bộ trưởng về các vấn đề nóng mà cử tri quan tâm. Mỗi khi có vị đại biểu nào phát biểu quá thời gian quy định hoặc các vấn đề nhạy cảm thì chủ tọa thường nhắc nhở hết giờ và yêu cầu đại biểu dừng lại hoặc ý kiến bằng văn bản gửi về đoàn chủ tịch. Việc làm của chủ tịch Quốc hội là sử dụng hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Tuân thủ pháp luật.
-
Câu 10:
Công ty sản xuất nước giải khát L không áp dụng biện pháp bảo vệ môi trường nên đã bị Cảnh sát môi trường lập biên bản xử lý vi phạm hành chính. Việc xử phạt của Cảnh sát môi trường là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào duới đây?
A. Thi hành pháp luật.
B. Cưỡng chế pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Đảm bảo pháp luật.
-
Câu 11:
Đảm bảo cho công dân thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình, xử lý nghiêm minh những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của công dân và xã hội nhằm đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là trách nhiệm của
A. cơ quan điều tra.
B. Tòa án.
C. Viện kiểm sát.
D. Nhà nước.
-
Câu 12:
Phát biểu nào dưới đây không phải là trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình?
A. Thường xuyên học tập và tuyên truyền pháp luật cho người xung quanh.
B. Xử lí nghiêm minh những hành vi xâm phạm quyền và, lợi ích của công dân.
C. Chủ động tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình.
D. Chủ động đấu tranh, tố giác tội phạm.
-
Câu 13:
Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau dựa trên:
A. quan hệ ông bà, bố mẹ và con cháu.
B. quan hệ thân thuộc và tình cảm.
C. quan hệ của những người có cùng dòng máu trực hệ.
D. quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng.
-
Câu 14:
Bảo đảm cho công dân có khả năng thực hiện được quyền và nghĩa vụ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước là trách nhiệm của
A. mọi công dân trong xã hội.
B. tất cả các cơ quan Nhà nước.
C. Nhà nước và công dân.
D. Nhà nước và toàn xã hội.
-
Câu 15:
Ở nước ta hiện nay, việc Tòa án xét xử những vụ án tham nhũng không phụ thuộc người phạm tội là ai, từng giữ chức vụ gì, là thể hiện quyền bình đẳng về
A. trách nhiệm trong quan hệ đạo đức.
B. trách nhiệm trong quan hệ xã hội.
C. trách nhiệm pháp lí.
D. quyền và nghĩa vụ.
-
Câu 16:
Hiện nay một số người khi vi phạm luật giao thông đường bộ thường gọi điện nhờ người thân xin cho và không bị xử phạt, còn những trường hợp bình thường khác thì phải chịu nộp phạt theo quy định của pháp luật. Việc không xử lý một số trường hợp vi phạm giao thông do các mối quan hệ xã hội là bất bình đẳng về
A. quyền công dân.
B. nhân thân.
C. trách nhiệm pháp lý.
D. nghĩa vụ công dân.
-
Câu 17:
Hiện nay có nhiều vụ án đã bỏ lọt tội phạm, bao che cho nhau trong quá trình xét xử, gây nên bức xúc trong quần chúng nhân dân. Tình trạng này đã đi ngược lại sự bình đẳng của công dân về
A. trách nhiệm pháp lí.
B. quyền và nghĩa vụ.
C. quyền.
D. nghĩa vụ.
-
Câu 18:
Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Cố ý đánh người gây thương tích.
B. Bịa đặt điều xấu về bạn bè.
C. Tự ý bắt người khi nghi ngờ phạm tội.
D. Chiếm đoạt tài sản của người khác.
-
Câu 19:
Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của
A. thủ trưởng cơ quan.
B. cơ quan công an xã, phường.
C. cơ quan quân đội.
D. cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
-
Câu 20:
Ai dưới đây có quyền ra lệnh bắt người khi có căn cứ cho rằng một người chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng?
A. Cơ quan công an các cấp.
B. Những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
C. Những người có thẩm quyền thuộc Ủy ban nhân dân các cấp.
D. Cơ quan thanh tra các cấp.
-
Câu 21:
Thấy hai bạn đánh nhau em sẽ hành động thế nào cho đúng pháp luật?
A. Mặc kệ, không phải việc của mình.
B. Tìm mọi cách ngăn cản.
C. Đứng xem và quay clip.
D. Cổ vũ.
-
Câu 22:
Do có mâu thuẫn với một cán bộ của Ủy ban nhân dân huyện H, A đã viết bài sai sự thật nhằm bôi nhọ cán bộ này. Hành vi của K đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được bảo đảm đời tư.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
C. Quyền được bảo vệ uy tín.
D. Quyền được bảo vệ hình ảnh cá nhân.
-
Câu 23:
Do mâu thuẫn vợ chồng nên anh A uống rượu say và mua thuốc diệt cỏ bắt 2 con của mình phải uống. Hàng xóm thấy anh A chuẩn bị gây án nên đã báo công an xã. Công an xã đã bắt anh A về trụ sở để lấy lời khai. Trong trường hợp này, công an xã bắt anh A là
A. không xâm phạm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
B. không đúng thẩm quyền.
C. xâm phạm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
D. không đúng luật.
-
Câu 24:
Thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân thuộc quyền nào dưới đây?
A. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
B. Quyền bầu cử.
C. Quyền bầu cử và ứng cử.
D. Quyền khiếu nại, tố cáo.
-
Câu 25:
Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của
A. công dân từ đủ 20 tuổi trở lên.
B. công dân từ đủ 18 tuổi trở lên.
C. cán bộ, công chức nhà nước.
D. mọi công dân.
-
Câu 26:
Mỗi cử tri đều có một lá phiếu có giá trị ngang nhau là biểu hiện của nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Dân chủ.
B. Bình đẳng.
C. Công bằng.
D. Bình quyền.
-
Câu 27:
Ông A là công dân của phường X. Ông thường xuyên góp ý với lãnh đạo phường X về một số hạn chế trong việc triển khai chính sách phát triển kinh tế của địa phương. Trong trường hợp này ông A đã thực hiện quyền
A. tự do cá nhân.
B. tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
C. khiếu nại.
D. tố cáo.
-
Câu 28:
Công dân có quyền được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh là nội dung của quyền nào dưới đây?
A. Quyền tự do của công dân.
B. Quyền học tập của công dân.
C. Quyền sáng tạo của công dân.
D. Quyền được phát triển của công dân.
-
Câu 29:
Việc cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học, cao đẳng cho học sinh là người thuộc đối tượng ưu tiên đã thể hiện quyền bình đẳng về
A. điều kiện chăm sóc về thể chất.
B. điều kiện tham gia các hoạt động văn hóa.
C. điều kiện hưởng thụ các giá trị văn hóa.
D. điều kiện học tập không hạn chế.
-
Câu 30:
Một số bạn có những năng khiếu đặc biệt được nhận vào học tại các trường chuyên biệt để có điều kiện phát triển hết những khả năng đặc biệt của bản thân. Đây chính là biểu hiện của quyền
A. học tập.
B. tự do.
C. sáng tạo.
D. phát triển.
-
Câu 31:
Trong kì thi trung học phổ thông quốc gia năm nay, A đã không trúng tuyển vào đại học nên A cho rằng mình không được thực hiện quyền học tập nữa. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?
A. A vẫn còn cơ hội học vì có thể học thường xuyên, học suốt đời.
B. A không được thực hiện quyền học tập vì A không còn cơ hội học.
C. A không có quyền học tập vì A có thể phải nhập ngũ.
D. A không được thực hiện quyền học tập nữa vì A không còn khả năng học.
-
Câu 32:
Công dân nam dưới bao nhiêu tuổi trở xuống không phải đăng kí nghĩa vụ quân sự?
A. Dưới 19 tuổi.
B. Dưới 17 tuổi.
C. Dưới 20 tuổi.
D. Dưới 18 tuổi.
-
Câu 33:
Căn cứ để phân biệt đối tượng lao động và tư liệu lao động đó là
A. thuộc tính cơ bản của vật gắn với mục đích sử dụng trong sản xuất.
B. đặc tính cơ bản của vật gắn với chức năng trong sản xuất.
C. chức năng của vật đảm nhận gắn với đặc trưng cơ bản trong sản xuất.
D. mục đích sử dụng gắn với chức năng của vật trong sản xuất.
-
Câu 34:
Thị trường hình thành các quan hệ
A. hàng hóa, tiền tệ, mua bán, cung cầu, giá cả hàng hóa.
B. hàng hóa, tiền tệ, mua bán.
C. hàng hóa, tiền tệ.
D. hàng hóa, tiền tệ, mua bán, cung cầu, giá cả.
-
Câu 35:
Trao đổi theo nguyên tắc ngang giá là?
A. Ngang giá trị xã hội của hàng hóa.
B. Ngang giá trị trao đổi của hàng hóa.
C. Ngang giá trị sử dụng của hàng hóa.
D. Ngang giá trị cá biệt của hàng hóa.
-
Câu 36:
Nội dung nào dưới đây thể hiện mặt tích cực của cạnh tranh?
A. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
B. Bảo vệ môi trường tự nhiên.
C. Nâng cao chất lượng cuộc sống.
D. Đa dạng hóa các quan hệ kinh tế.
-
Câu 37:
Những chủ thể nào dưới đây cần vận dụng quan cung – cầu?
A. Nhà nước, người sản xuất, người tiêu dùng.
B. Mọi tầng lớp nhân dân và các công ty sản xuất.
C. Mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
D. Nhà nước, mọi công dân, các doanh nghiệp.
-
Câu 38:
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với phát triển kinh tế tri thức là nội dung cơ bản của
A. tự động hóa.
B. công nghiệp hóa.
C. kinh tế tri thức.
D. hiện đại hóa.
-
Câu 39:
Anh K và anh D làm việc cùng một cơ quan, có cùng mức thu nhập như nhau. Anh K sống độc thân, anh D có mẹ già và con nhỏ. Anh K phải đóng thuế thu nhập cá nhân gấp đôi anh D. Điều này cho thấy việc thực hiện nghĩa vụ pháp lí còn phụ thuộc vào
A. điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của anh K và anh D
B. địa vị của anh K và anh D.
C. điều kiện làm việc cụ thể của anh K và anh D
D. độ tuổi của anh K và anh D.
-
Câu 40:
Ông A là người có thu nhập cao, hằng năm ông A chủ động đến co quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này, ông A đã
A. thi hành pháp luật.
B. tuân thủ pháp luật.
C. sử dụng pháp luật.
D. áp dụng pháp. luật