Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn GDCD năm 2020
Trường THPT Trần Phú
-
Câu 1:
Có mấy loại vi phạm pháp luật?
A. Hai loại.
B. Năm loại.
C. Bốn loại.
D. Sáu loại.
-
Câu 2:
Hành vi xâm phạm đến quyền đối với họ, tên, quyền được khai sinh, bí mật đời tư... là thuộc loại vi phạm nào dưới đây?
A. Vi phạm hình sự.
B. Vi phạm dân sự.
C. Vi phạm kỉ luật.
D. Vi phạm hành chính.
-
Câu 3:
Những hoạt động có mục đích làm cho pháp luật đi vào cuộc sống và trở thành những hành vi hợp pháp của công dân là nội dung khái niệm nào dưới đây?
A. Thực hiện pháp luật.
B. Xây dựng pháp luật.
C. Ban hành pháp luật.
D. Phổ biến pháp luật.
-
Câu 4:
Việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra các quyết định làm nhằm chấm dứt các hành vi vi phạm pháp luật, xử lý những người vi phạm buộc họ phải nhận một hình phạt tương xứng với lỗi vi phạm của họ chính là hình thức
A. tuân thủ pháp luật.
B. áp dụng pháp luật.
C. thi hành pháp luật.
D. sử dụng pháp luật.
-
Câu 5:
Ông N thuê nhà của ông L để kinh doanh nhưng không đóng tiền thuê nhà đầy đủ và đúng hạn theo hợp đồng. Ông N có hành vi
A. vi phạm hình sự.
B. vi phạm kỷ luật.
C. vi phạm dân sự.
D. vi phạm hành chính.
-
Câu 6:
Tòa án nhân dân thành phố B ra quyết định phạt C 5 năm tù về tội "Sử dụng chất cấm trong sản xuất thuốc". Quyết định của Tòa án là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
-
Câu 7:
A được thuê nấu ăn cho một đám cưới ở huyện B, để giảm chi phí mua thực phẩm, A đã sử dụng thực phẩm ôi thiu, kém chất lượng và bia, rượu giả để phục vụ đám cưới. Kết quả, có nhiều người bị ngộ độc phải đi cấp cứu. Hành vi của A đã vi phạm pháp luật
A. kỉ luật.
B. dân sự.
C. hình sự.
D. hành chính.
-
Câu 8:
Bạn A đạt giải Nhất học sinh giỏi Quốc gia và đủ tiêu chuẩn để được tuyển thẳng vào một số trường đại học của Việt Nam, nhưng bạn A đã không học tại Việt Nam mà đã đi Mỹ du học vì xin được một suất học bổng toàn phần. Việc bạn A không học trong nước mà đi du học là bạn A đã sử dụng hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
-
Câu 9:
K mới 14 tuổi đi xe máy vào đường ngược chiều, bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe và ra quyết định xử phạt hành chính đối với Khải. Cụ thể K bị
A. cảnh cáo.
B. kỷ luật.
C. phạt tiền.
D. tịch thu phương tiện.
-
Câu 10:
Tòa án nhân dân thành phố C ra quyết định phạt D 15 năm tù về tội "Buôn bán chất ma túy". Quyết định này của Tòa án là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 11:
Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là
A. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.
B. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.
C. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.
D. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.
-
Câu 12:
Để đảm bảo cho công dân có khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, Nhà nước có trách nhiệm tạo ra
A. quy ước tập thể.
B. văn bản hành chính.
C. quy ước chung.
D. điều kiện vật chất và tinh thần.
-
Câu 13:
Giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình đều được bình đẳng về
A. quyền.
B. trách nhiệm pháp lí.
C. nghĩa vụ.
D. quyền và nghĩa vụ.
-
Câu 14:
Việc xét xử các công dân vi phạm pháp luật một cách bình đẳng và đúng luật cho dù họ là ai là biểu hiện công dân bình đẳng trước pháp luật. Vậy công dân bình đẳng trước pháp luật được hiểu là
A. công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
B. công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia.
C. công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.
D. công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.
-
Câu 15:
Ở nước ta hiện nay, việc Tòa án xét xử những vụ án tham nhũng không phụ thuộc người phạm tội là ai, từng giữ chức vụ gì, là thể hiện quyền bình đẳng về
A. trách nhiệm trong quan hệ đạo đức.
B. trách nhiệm pháp lí.
C. trách nhiệm trong quan hệ xã hội.
D. quyền và nghĩa vụ.
-
Câu 16:
Việc cộng điểm khi xét tuyển vào các trường đại học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với nhiều đối tượng khác nhau và mức cộng điểm cũng khác nhau là bình đẳng về
A. quyền.
B. nghĩa vụ.
C. trách nhiệm pháp lý.
D. quyền và nghĩa vụ.
-
Câu 17:
Trường hợp nào dưới đây không thể hiện bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân?
A. Công ty Taxi A chỉ nhận lao động là nam, không nhận lao động là nữ.
B. Bạn A và bạn B có điểm thi THPT Quốc gia bằng nhau, nhưng bạn A được cộng điểm khu vực nên trúng tuyền, bạn B thì không.
C. Trong một lớp, có một số bạn được nhận học bổng, số còn lại thì không.
D. Trong thời bình, chỉ các bạn nam phải đăng kí nghĩa vụ quân sự, các bạn nữ thì không.
-
Câu 18:
Công dân có quyền tự do phát biểu, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Đây là nội dung của quyền
A. tự do ngôn luận.
B. đảm bảo về nhân phẩm và danh dự.
C. đảm bảo về tính mạng, sức khỏe.
D. bất khả xâm phạm về thân thể.
-
Câu 19:
Không ai được tự ý bắt và giam, giữ người là nói đến quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền tự do cá nhân.
B. Quyền được đảm bảo tính mạng.
C. Quyền được đảm bảo an toàn trong cuộc sống.
D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
-
Câu 20:
Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền được đảm bảo an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
A. Tự ý mở điện thoại của bạn.
B. Nói xấu bạn trên facebook.
C. Tự ý vào nhà người khác.
D. Đe dọa đánh người.
-
Câu 21:
Do nghi ngờ trong nhà bà A có chứa chấp tội phạm, nhân lúc bà không có nhà, anh B đã vào nhà khám xét. Vậy anh B đã vi phạm quyền
A. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.
B. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
-
Câu 22:
Nghi ngờ cháu H lấy tiền của mình nên ông M đã nhốt cháu lại suốt 2 tiếng đồng hồ và ép cháu khai nhận. Hành vi của ông M đã xâm phạm tới
A. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
B. quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
C. quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
D. quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
-
Câu 23:
Chị D thuê căn phòng của bà B. Một lần chị D không có nhà, bà B đã mở khóa phòng để vào kiểm tra, vì bà cho rằng nhà của bà thì bà có quyền vào bất cứ khi nào. Vậy, hành vi của bà B đã xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được bảo vệ về chỗ ở.
B. Quyền được bí mật về chỗ ở.
C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về bí mật đời tư.
-
Câu 24:
"Nhà nước bảo đảm cho công dân thực hiện tốt quyền bầu cử và quyền ứng cử cũng chính là bảo đảm thực hiện quyền công dân, quyền con người trên thực tế." thuộc nội dung nào dưới đây?
A. Bình đẳng trong thực hiện quyền bầu cử, ứng cử.
B. Nội dung quyền bầu cử, ứng cử.
C. Khái niệm quyền bầu cử, ứng cử.
D. Ý nghĩa quyền bầu cử, ứng cử.
-
Câu 25:
Theo Luật Tố cáo của nước ta, ai là người có quyền tố cáo?
A. Chỉ người từ 18 tuổi trở lên có quyền tố cáo.
B. Chỉ người từ đủ 21 tuổi trở lên có quyền tố cáo.
C. Chỉ người có năng lực tài chính có quyền tố cáo.
D. Chỉ công dân có quyền tố cáo.
-
Câu 26:
Đâu là một trong những nguyên tắc bầu cử?
A. Bình đẳng.
B. Tự do.
C. Dân chủ.
D. Công khai.
-
Câu 27:
Tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã D, mỗi tháng Chủ tịch Ủy bản nhân dân xã đều cho dán bảng thông báo về tình hình giải quyết khiếu nại tố cáo của xã trong tháng đó để nhân dân theo dõi. Việc làm này tạo điều kiện để nhân dân trong xã thực hiện quyền
A. tố cáo.
B. tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
C. khiếu nại.
D. bầu cử và ứng cử.
-
Câu 28:
Khi nhà hàng xóm làm nhà đã làm hư hại ngôi nhà của mình. Ông A đã sang nhà hàng xóm nói chuyện và yêu cầu khắc phục hậu quả nhưng nhà hàng xóm không nghe mà còn chửi bới và thuê xã hội đen về hành hung ông A. Trong trường hợp này ông A phải làm gì để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình theo đúng quy định của pháp luật?
A. Khiếu nại với công an xã.
B. Tố cáo với công an xã.
C. Thuê xã hội đen về chơi lại nhà hàng xóm.
D. Huy động gia đình anh em sang đánh nhau với nhà hàng xóm.
-
Câu 29:
Con người cần được học tập, nghỉ ngơi, giải trí, tham gia hoạt động văn hóa thể hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền phát triển.
B. Quyền học tập.
C. Quyền sáng tạo.
D. Quyền dân chủ.
-
Câu 30:
Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập có nghĩa là?
A. tất cả mọi người đều được đi học
B. chỉ những người khỏe mạnh mới được đi học.
C. chỉ có nam giới mới được đi học.
D. chỉ những người có tiền mới được đi học.
-
Câu 31:
Giám đốc công ti H ép chị M là người đang nuôi con nhỏ 4 tháng tuổi phải làm việc trong môi trường độc hại, nhiều hóa chất. Chị M không được trang bị khẩu trang và các thiết bị bảo hộ lao động cần thiết. Một tháng sau, chị M bị viêm phổi do hít phải hóa chất độc hại nhưng giám đốc công ti H không hỗ trợ chi trả viện phí cho chị M. Hành vi của giám đốc công ti H đã vi phạm quyền gì dưới đây?
A. Quyền sáng tạo của công dân.
B. Quyền học tập của công dân.
C. Quyền làm chủ của công dân.
D. Quyền được phát triển của công dân.
-
Câu 32:
Đường dây tư vấn, hỗ trợ trẻ em miễn phí 18001567 của Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em ra đời từ năm 2004 để mọi người có thể gọi tới mỗi khi gặp sự việc bất bình là đảm bảo cho quyền
A. Phát triển.
B. Sáng tạo.
C. Tự do.
D. Học tập.
-
Câu 33:
Hiện nay để thực hiện công cuộc phát triển đất nước, nhà nước ta luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để giúp các doanh nghiệp phát triển. Đây là nội dung của pháp luật về
A. phát triển kinh tế.
B. bảo vệ môi trường.
C. tăng cường quốc phòng, an ninh.
D. phát triển văn hóa.
-
Câu 34:
Loại có sẵn trong tự nhiên như quặng trong lòng đất, tôm cá dưới sông biển là
A. Phương tiện lao động.
B. đối tượng lao động.
C. công cụ lao động.
D. tư liệu lao động.
-
Câu 35:
Trong tư liệu lao động, yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất?
A. Kết cấu hạ tầng.
B. Công cụ lao động.
C. Hệ thống bình chứa.
D. Tư liệu sản xuất.
-
Câu 36:
Giá trị trao đổi là mối quan hệ về số lượng trao đổi giữa các hàng hóa có
A. giá cả khác nhau.
B. giá trị khác nhau.
C. số lượng khác nhau.
D. giá trị sử dụng khác nhau.
-
Câu 37:
Giá cả của hàng hóa trên thị trường biểu hiện như thế nào?
A. Luôn xoay quanh giá trị.
B. Luôn cao hơn giá trị.
C. Luôn thấp hơn giá trị.
D. Luôn ăn khớp với giá trị.
-
Câu 38:
Người sản xuất kinh doanh đua nhau cải tiến máy móc hiện đại và nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động là thể hiện mặt tích cực nào dưới đây của cạnh tranh?
A. Góp phần ổn định thị trường hàng hóa.
B. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước.
C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế.
D. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển, năng suất lao động tăng lên.
-
Câu 39:
Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ
A. đang lưu thông trên thị trường.
B. đã có mặt trên thị trường.
C. do các doanh nghiệp sản xuất đưa ra thị trường.
D. hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường.
-
Câu 40:
Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế đã áp dụng ADS-B truyền qua kênh vô tuyến để cập nhật liên tục trạng thái của tàu bay đang hoạt động trên cao, với sự hỗ trợ của hệ thống vệ tinh GPS và trạm thu mặt đất. Việc làm này là đã thực hiện quá trình
A. Hiện đại hóa.
B. Tự động hóa.
C. Công nghiệp hóa.
D. Cơ khí hóa.