Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn GDCD năm 2020
Trường THPT Yên Lạc
-
Câu 1:
Mỗi hành vi vi phạm pháp luật phải chịu ít nhất một loại trách nhiệm pháp lý. Phát biểu trên thể hiện nội dung nào dưới đây?
A. Quyền của công dân.
B. Nghĩa vụ của công dân.
C. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
D. Quyền và nghĩa vụ của công dân.
-
Câu 2:
Tuân thủ pháp luật là các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật
A. qui định phải làm.
B. cấm.
C. không cho phép làm.
D. không cấm.
-
Câu 3:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã cấp giấy chứng nhận kết hôn cho anh A và chị B. Vậy chủ tịch Ủy ban nhân dân thực hiện pháp luật theo hình thức nào?
A. Thi hành pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
-
Câu 4:
Các cá nhân, tổ chức không làm những gì mà pháp luật cấm làm là hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 5:
Lập di chúc giả để lại sở hữu toàn bộ tài sản của người thừa kế. Việc làm này là vi phạm pháp luật nào sau đây?
A. vi phạm kỉ luật.
B. vi phạm hình sự.
C. vi phạm hành chính.
D. vi phạm dân sự.
-
Câu 6:
Anh A thuê xe ô tô của ông B. Trong quá trình sử dụng, anh A đã va quệt với xe khác dẫn đến việc bị móp thành xe. Khi trả xe, anh A không chịu đền bù cho ông B theo thỏa thuận trong hợp đồng. Ông B đã làm đơn lên Tòa án Quận X kiện anh A. Việc làm đơn kiện của ông B là ông đã sử dụng hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Tuân thủ pháp luật.
-
Câu 7:
Đối tượng H đã bị bắt về hành vi dâm ô đối với trẻ em. Trong trường hợp này, đối tượng H phải chịu trách nhiệm
A. hành chính.
B. kỉ luật.
C. hình sự.
D. dân sự.
-
Câu 8:
Ông B điều khiển ô tô đi ngược chiều, gây tai nạn làm chết người. Vậy ông B đã
A. vi phạm hành chính.
B. vi phạm kỉ luật.
C. vi phạm hình sự.
D. vi phạm dân sự.
-
Câu 9:
Anh L điều khiển xe ô tô tải đi trên đường, do uống rượu nên anh đã không làm chủ được tốc độ khiến chiếc xe lao thẳng vào nhà bà T, ngôi nhà bị hư hỏng nặng nhưng không có thiệt hại về người. Vậy anh L đã vi phạm:
A. pháp luật.
B. dân sự.
C. hành chính.
D. hình sự.
-
Câu 10:
Anh M và anh T hợp tác với nhau buôn bán ngà voi. Việc làm của hai anh trái với hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
-
Câu 11:
Ông A là Đại tá công an. Khi lái xe ô tô ông đã vượt đèn đỏ. Cảnh sát giao thông đã xử phạt ông về hành vi này. Ông A đã rút thẻ ngành ra để đồng chí CSGT bỏ qua lỗi vi phạm nhưng không được chấp thuận. Ông A đã dùng những lời lẽ tục tĩu thóa mạ đồng chí CSGT và nhảy vào đánh trọng thương đồng chí CSGT. Người dân và CSGT đã bắt ông A và giao cho công an quận X xử lý. Tòa án đã đưa vụ án ra xét xử và tuyên phạt ông A 3 tháng tù giam. Trong trường hợp này, ông A đã vi phạm pháp luật nào?
A. Hình sự.
B. Kỷ luật.
C. Dân sự.
D. Hành chính.
-
Câu 12:
Công ty sản xuất nước giải khát L không áp dụng biện pháp bảo vệ môi trường nên đã bị Cảnh sát môi trường lập biên bản xử lý vi phạm hành chính. Việc xử phạt của Cảnh sát môi trường là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Cưỡng chế pháp luật.
D. Đảm bảo pháp luật.
-
Câu 13:
Theo quy định của pháp luật, đối tượng nào được hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí?
A. Những người có trình độ.
B. Những người có tài sản.
C. Mọi công dân.
D. Những người từ đủ 18 tuổi.
-
Câu 14:
Khi nói đến bình đẳng có thể hiểu là vấn đề nào được đề cập trước hết?
A. Trách nhiệm.
B. Nghĩa vụ.
C. Cách đối xử.
D. Quyền lợi.
-
Câu 15:
Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình?
A. Cùng đóng góp công sức để duy trì đời sống phù hợp với khả năng của mình.
B. Tự do lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình.
C. Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động.
D. Thực hiện đúng các giao kết trong hợp đồng lao động.
-
Câu 16:
Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động nghĩa là mọi người đều có quyền
A. làm việc cho bất cứ người nào mình thích.
B. làm việc ở bất cứ nơi đâu mình muốn.
C. làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp.
D. tự do sử dụng sức lao động trong việc tìm kiếm việc làm.
-
Câu 17:
Trước khi kết hôn, chị M đã có một số tiền riêng. Sau khi kết hôn với anh H, chị M đã dùng số tiền này để làm từ thiện mà chưa hỏi ý kiến anh H. Theo em, chị M có vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng không?
A. Chị H có vi phạm vì tài sản riêng chỉ có quyền chiếm hữu mà không có quyền sử dụng riêng trong thời gian hôn nhân.
B. Chị H không vi phạm vì đó là tài sản riêng của chị.
C. Chị H có vi phạm vì tài sản riêng chỉ có quyền sử dụng khi được sự đồng ý của cả hai người.
D. Chị H có vi phạm vì sau khi kết hôn tài sản riêng sẽ trở thành tài sản chung.
-
Câu 18:
Người đủ tuổi lao động theo quy định của Bộ luật Lao động là người
A. từ đủ 15 tuổi trở lên.
B. từ đủ 18 tuổi trở lên.
C. từ đủ 14 tuổi trở lên.
D. từ đủ 16 tuổi trở lên.
-
Câu 19:
Trường hợp nào dưới đây bị coi là bất bình đẳng trong lao động?
A. Công ty A tuyển dụng chị M mà không tuyển anh H vì chị đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn do ban tuyển dụng nêu ra.
B. Trường Dân lập A chỉ dành cơ hội đi học nâng cao trình độ cho giáo viên nam.
C. V 18 tuổi, tự mình kí hợp đồng lao động với công ty C.
D. Cơ sở sản xuất X trả lương cho anh T cao hơn chị M vì anh H có trình độ cao hơn.
-
Câu 20:
Tài sản nào dưới đây không phải tài sản riêng của vợ, chồng?
A. Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn.
B. Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng trong thời kì hôn nhân.
C. Tài sản được tặng, cho riêng, được thừa kế riêng trong thời kì hôn nhân.
D. Lương hàng tháng của vợ, chồng.
-
Câu 21:
Chị T có ý định ngừng sinh vì sức khỏe yếu nên đã bàn bạc thảo luận với chồng là anh D. Tuy nhiên, anh D ép buộc chị T phải sinh thêm vì lí do muốn có con trai. Thấy mâu thuẫn, căng thẳng nên mẹ chồng là bà X đã khuyên hai vợ chồng bình tĩnh để thảo luận, trao đổi. Hiểu lầm ý của bà X nên ông M (bố đẻ chị T) đã thuê người đánh và đe dọa bà X. Trong tình huống này, ai đã vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Bà X.
B. Ông M.
C. Anh D.
D. Chị T.
-
Câu 22:
Tự ý vào chỗ ở của công dân trong trường hợp nào dưới đây không vi phạm pháp luật?
A. Vào để tìm đồ của mình.
B. Được công an cho phép.
C. Được chủ nhà cho phép.
D. Vào để bắt trộm.
-
Câu 23:
Công dân có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận bằng cách
A. gửi đơn tố cáo cán bộ, công chức đến các cơ quan có thẩm quyền.
B. phê phán cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước trên mạng Facebook.
C. phát biểu ở bất cứ nơi nào.
D. phát biểu xây dựng trong các cuộc họp ở cơ quan, trường học.
-
Câu 24:
Hiện nay có một số cá nhân đã lợi dụng quyền tự do ngôn luận để nói xấu Bác Hồ trên các trang mạng xã hội, đã làm cho một bộ phận nhân dân hoang mang về các thông tin đó. Hành vi nói xấu Bác Hồ của các cá nhân trên đã vi phạm quyền:
A. quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự.
B. tự do ngôn luận.
C. bất khả xâm phạm về thân thể.
D. bất khả xâm phạm về danh dự.
-
Câu 25:
Quyền ứng cử của công dân có thể thực hiện bằng con đường nào sau đây?
A. Tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử.
B. Được giới thiệu ứng cử ở nhiều nơi.
C. Tự ứng cử.
D. Được giới thiệu ứng cử.
-
Câu 26:
Khi quyết định hành chính nhà nước xâm phạm quyền và lợi ích của công dân thì công dân sử dụng quyền nào để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình?
A. Tố cáo.
B. Quản lý nhà nước.
C. Khiếu nại.
D. Quản lý xã hội.
-
Câu 27:
Việc công dân đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định đó xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình là biểu hiện của quyền
A. khiếu nại.
B. tố cáo.
C. bầu cử và ứng cử.
D. tham gia quản lí nhà nước.
-
Câu 28:
Mỗi cử tri đều tự mình bỏ phiếu bầu là thực hiện nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Bình đẳng.
B. Tự do.
C. Trực tiếp.
D. Tự giác.
-
Câu 29:
Công dân Tạ Hồng Quân gửi đề án tới lãnh đạo thành phố Hà Nội, đề xuất dựng một bức tượng Rùa Vàng bằng đồng tại không gian hồ Hoàn Kiếm. Việc đóng góp ý kiến về dựng một bức tượng Rùa Vàng bằng đồng là công dân đã sử dụng quyền
A. khiếu nại và tố cáo.
B. tự do ngôn luận.
C. bầu cử và ứng cử.
D. tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
-
Câu 30:
Chị L bị giám đốc Công ty H kỉ luật với hình thức "Chuyển công tác khác". Cho rằng mức kỉ luật này là không có căn cứ và trái pháp luật xâm phạm đến lợi ích hợp pháp đã được giao kết trong hợp đồng lao động. Chị L muốn làm đơn gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy chị H phải làm đơn gì dưới đây cho đúng pháp luật?
A. Đơn khiếu nại.
B. Đơn trình bày.
C. Đơn tố cáo.
D. Đơn phản đối.
-
Câu 31:
Quyền công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện là quyền
A. học tập.
B. sáng tạo.
C. tự do.
D. phát triển.
-
Câu 32:
Nghệ nhân ở Hải Phòng đã chế tác ra mô hình chú gà trống khổng lồ để chào mừng xuân Đinh Dậu 2017. Điều này thể hiện quyền
A. sáng tạo của công dân.
B. phát triển của công dân.
C. học tập của công dân.
D. tự do của công dân.
-
Câu 33:
Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập có nghĩa là?
A. chỉ những người có tiền mới được đi học.
B. chỉ những người khỏe mạnh mới được đi học.
C. chỉ có nam giới mới được đi học.
D. tất cả mọi người đều được đi học.
-
Câu 34:
H được vào học ở trường chuyên của tỉnh vì học giỏi. Như vậy H đã được hưởng quyền gì dưới đây của công dân?
A. Quyền ưu tiên trong tuyển sinh.
B. Quyền học không hạn chế.
C. Quyền được phát triển của công dân.
D. Quyền ưu tiên trong lựa chọn nơi học tập.
-
Câu 35:
Trong bảo vệ môi trường thì hoạt động nào có tầm quan trọng đặc biệt?
A. Bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư.
B. Bảo vệ rừng.
C. Bảo vệ môi trường biển.
D. Quản lí chất thải.
-
Câu 36:
Nội dung nào dưới đây không phải là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước?
A. Giải quyết việc làm.
B. Lưu giữ các tác phẩm văn học nghệ thuật.
C. Phòng chống tệ nạn xã hội.
D. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
-
Câu 37:
Theo tổng cục thống kê năm 2016 kinh tế nước ta tăng 6.1%. Nội dung trên nói về?
A. Tăng trưởng kinh tế.
B. Cơ cấu kinh tế.
C. Tiến bộ xã hội.
D. Phân bố kinh tế.
-
Câu 38:
Sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn được nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua, bán là
A. giá trị của hàng hóa.
B. khái niệm hàng hóa.
C. thuộc tính của hàng hóa.
D. tính chất của hàng hóa.
-
Câu 39:
Chọn câu phát biểu sai?
A. Sản xuất và lưu thông hàng hóa ràng buộc bởi quy luật giá trị.
B. Quy luật giá trị mang tính khách quan.
C. Quy luật giá trị xuất hiện do ý chí chủ quan của con người.
D. Có sản xuất và lưu thông hàng hóa thì có quy luật giá trị.
-
Câu 40:
Mối quan hệ giữa cung và giá cả là
A. giá thấp thì cung tăng.
B. giá cao thì cung tăng.
C. giá cao thì cung giảm.
D. giá biến động nhưng cung không biến động.