Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG 2021 môn Sinh học
THPT Chuyên Vĩnh Phúc
-
Câu 1:
Cho hình ảnh sau:
(a) Là trung tâm vận động của NST trong phân bào.
(b) Bảo vệ NST, giúp các NST không dính vào nhau.
(c) Vai của NST.
(d) Gồm 2 nhiễm sắc tử chị em dính với nhau suốt chiều dài nhiễm sắc thể nhờ protein Coshensin.
Đáp án đúng là:A. 2b, 1a, 3d.
B. 2b, 1d, 3c.
C. 2b, 1a, 3c.
D. 2d, 1a, 3c.
-
Câu 2:
Menđen đã sử dụng phép lai phân tích trong các thí nghiệm của mình để
A. xác định tính trạng nào là trội, tính trạng nào là lặn.
B. kiểm tra các cơ thể mang kiểu hình trội là thuần chủng hay không thuần chủng.
C. xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng.
D. xác định các cá thể thuần chủng.
-
Câu 3:
Một nhóm tế bào sinh tinh đều có kiểu gen AaXBY tiến hành giảm phân hình thành giao tử, trong đó ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, cặp nhiễm sắc thể giới tính phân li bình thường. Nếu giảm phân II diễn ra bình thường thì kết thúc quá trình này sẽ tạo ra số loại giao tử tối đa là
A. 6
B. 8
C. 7
D. 4
-
Câu 4:
Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến mới. Theo lí thuyết, phép lai: XAXa x XAY cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ
A. 2 ruồi cái mắt trắng: 1 ruồi đực mắt trắng: 1 ruồi đực mắt đỏ.
B. 1 ruồi cái mắt đỏ: 2 ruồi đực mắt đỏ: 1 ruồi cái mắt trắng.
C. 2 ruồi cái mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt trắng.
D. 1 ruồi cái mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt trắng.
-
Câu 5:
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và trội hoàn toàn, các gen nằm trên các cặp NST khác nhau. Theo lý thuyết, phép lai P: AaBbDdEeFfGg x AaBbDdEeFfgg thu được ở đời con có số cá thể mang 3 tính trạng trội chiếm tỉ lệ:
A. 135/1024
B. 45/256
C. 145/1024
D. 55/256
-
Câu 6:
Phát biểu nào sau đây không đúng với khái niệm về mức phản ứng?
A. Để xác định mức phản ứng của kiểu gen cần tạo ra nhiều cá thể có cùng kiểu gen và cho chúng sinh trưởng, phát triển trong những điều kiện môi trường khác nhau.
B. Mỗi gen trong một kiểu gen có mức phản ứng riêng.
C. Các tính trạng số lượng thường có mức phản ứng rộng.
D. Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen cần tạo ra những cá thể đa dạng về kiểu gen cho chúng sinh trưởng và phát triển trong cùng điều kiện môi trường.
-
Câu 7:
Ở sinh vật nhân sơ, điều hòa hoạt động của gen diễn ra chủ yếu ở giai đoạn
A. phiên mã.
B. trước phiên mã.
C. dịch mã.
D. sau dịch mã.
-
Câu 8:
Một quần thể động vật giao phối, màu cánh do 1 gen có 4 alen nằm trên NST thường quy định, alen A1 quy định cánh đen trội hoàn toàn so với alen A2, A3, A4. Alen A2 quy định cánh xám trội hoàn toàn so với alen A3, A4; alen A3 quy định cánh cánh vàng trội hoàn toàn so với alen A4 quy định cánh trắng. Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền có 51% cá thể cánh đen: 13% cá thể cánh xám: 32% cá thể cánh vàng: 4% cá thể cánh trắng. Cho các cá thể cánh xám của quần thể này giao phối ngẫu nhiên, thu được đời con. Theo lý thuyết, trong tổng số cá thể thu được ở đời con có:
A. 133/169 số cá thể cánh xám.
B. 12/169 số cá thể cánh vàng.
C. 16/169 số cá thể cánh trắng.
D. 122/169 số cá thể cánh đen.
-
Câu 9:
Một quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen là 0,4Aa : 0,6aa. Theo lý thuyết, tần số alen a của quần thể này là bao nhiêu?
A. 0,4.
B. 0,3.
C. 0,6.
D. 0,8.
-
Câu 10:
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về gen cấu trúc?
A. Vùng điều hoà nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã.
B. Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm ba vùng trình tự nuclêôtit: Vùng điều hoà, vùng mã hoá, vùng kết thúc.
C. Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hoá không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hoá axit amin (êxôn) là các đoạn không mã hoá axit amin (intron).
D. Gen không phân mảnh là các gen có vùng mã hoá liên tục, không chứa các đoạn không mã hoá axit amin (intron).
-
Câu 11:
Ở thực vật 2n = 24, nếu đột biến dị bội xảy ra thì số loại thể tam nhiễm đơn có thể được tạo ra trong quần thể của loài này là
A. 48
B. 36
C. 12
D. 24
-
Câu 12:
Phát biểu nào sau đây là không đúng về hiện tượng liên kết gen?
A. Liên kết gen (liên kết hoàn toàn) hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
B. Các gen trên cùng một nhiễm sắc thể di truyền cùng nhau tạo thành một nhóm gen liên kết.
C. Liên kết gen (liên kết hoàn toàn) làm tăng sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
D. Số lượng nhóm gen liên kết của một loài thường bằng số lượng nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể đơn bội của loài đó.
-
Câu 13:
Ở một loài thực vật, xét cặp gen Hh nằm trên nhiễm sắc thể thường, mỗi alen đều có 1200 nuclêôtit. Alen H có 301 nuclêôtit loại ađênin, alen h có số lượng 4 loại nuclêôtit bằng nhau. Cho hai cây đều có kiểu gen Hh giao phấn với nhau, trong số các hợp tử thu được, có một loại hợp tử chứa tổng số nuclêôtit loại guanin của các alen nói trên bằng 1199. Kiểu gen của loại hợp tử này là
A. Hhhh.
B. Hhh.
C. HHh.
D. HHhh.
-
Câu 14:
Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có nhiều loại kiểu gen nhất?
A. AA x aa
B. Aa x aa
C. Aa x AA
D. Aa x Aa
-
Câu 15:
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về ADN ở tế bào nhân thực?
(1). ADN tồn tại ở cả trong nhân và trong tế bào chất.
(2). Các tác nhân đột biến chỉ tác động lên ADN trong nhân tế bào mà không tác động lên ADN trong tế bào chất.
(3). Các phân tử ADN trong nhân tế bào có cấu trúc kép, mạch thẳng còn các phân tử ADN trong tế bào chất có cấu trúc kép, mạch vòng.
(4). Khi tế bào giảm phân, hàm lượng ADN trong nhân và hàm lượng ADN trong tế bào chất của giao tử luôn giảm đi một nửa so với tế bào ban đầu.A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
-
Câu 16:
Trong quy luật phân li độc lập, nếu P thuần chủng khác nhau bởi (n) cặp tính trạng tương phản thì tỉ lệ kiểu gen ở F2:
A. (1: 2: 1)n.
B. (3: 1)n.
C. (1: 2: 1)2.
D. 9: 3: 3: 1.
-
Câu 17:
Trong kỹ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, thể truyền plasmit cần phải mang gen đánh dấu
A. để chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào được dễ dàng.
B. vì plasmit phải có các gen này để có thể nhận ADN ngoại lai.
C. để giúp cho enzim restrictaza cắt đúng vị trí trên plasmit.
D. để dễ dàng phát hiện ra các tế bào vi khuẩn đã tiếp nhận ADN tái tổ hợp.
-
Câu 18:
Trong trường hợp gen trội có lợi, phép lai có thể tạo ra F1 có ưu thế lai cao nhất là:
A. AABbdd x AAbbdd
B. aabbdd x AABBDD
C. aabbDD x AABBdd
D. aaBBdd x aabbDD
-
Câu 19:
Triplet 3’TAX5’ mã hóa cho axit amin tirôzin, tARN vận chuyển axit amin này có anticodon là:
A. 5’AGU3’.
B. 5’UGU3’.
C. 3’AUG5’.
D. 3’UAX5’.
-
Câu 20:
Cho một quần thể có cấu trúc di truyền 0,1 AB/AB : 0,2 Ab/aB : 0,3 AB/aB : 0,4 ab/ab = 1. Quần thể này tự phối qua 3 thế hệ. Tần số alen A và B lần lượt là
A. PA = 0,55; PB = 0,45.
B. PA = 0,35; PB = 0,55.
C. PA = 0,45; PB = 0.55.
D. PA = 0,35; PB = 0,5.
-
Câu 21:
Mức độ có lợi hay có hại của gen đột biến phụ thuộc vào
A. tỉ lệ đực, cái trong quần thể.
B. số lượng cá thể trong quần thể.
C. môi trường sống và tổ hợp gen.
D. tần số phát sinh đột biến.
-
Câu 22:
Ở một gen xảy ra đột biến thay thế cặp nucleotit này bằng cặp nucleotit khác nhưng số lượng và trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit không đổi. Giải thích nào sau đây là đúng ?
A. Một bộ ba mã hóa cho nhiều loại axit amin.
B. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại axit amin.
C. Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.
D. Mã di truyền là mã bộ ba.
-
Câu 23:
Một nhiễm sắc thể có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEG HKM đã bị đột biến. Nhiễm sắc thể đột biến có trình tự ABCDCDEG HKM. Dạng đột biến này
A. thường gây chết cho cơ thể mang nhiễm sắc thể đột biến.
B. thường làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể.
C. thường làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài.
D. thường làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.
-
Câu 24:
Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac vi khuẩn Ecoli, protein ức chế do gen nào sau đây mã hóa?
A. Gen cấu trúc Y.
B. Gen cấu trúc A.
C. Gen điều hòa.
D. Gen cấu trúc Z.
-
Câu 25:
Dịch mã là quá trình tổng hợp ra
A. Các ADN con.
B. chuỗi polipeptit.
C. phân tử ARN.
D. phân tử mARN.
-
Câu 26:
Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG – Gly; XXX – Pro; GXU – Ala; XGA – Arg; UXG – Ser; AGX – Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nuclêôtit là 5’AGXXGAXXXGGG3’. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit có 4 axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó là
A. Ser – Ala – Gly – Pro.
B. Ser – Arg – Pro – Gly.
C. Gly – Pro – Ser – Arg.
D. Pro – Gly – Ser – Ala.
-
Câu 27:
Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khi các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh đột biến gen dạng mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit.
B. Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì tần số đột biến ở tất cả các gen là bằng nhau.
C. Tất cả các dạng đột biến gen đều có hại cho thể đột biến.
D. Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit thường làm thay đổi ít nhất thành phần axit amin của chuỗi pôlipeptit do gen đó tổng hợp.
-
Câu 28:
Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây đúng?
A. ưu thế lai tỷ lệ thuận với số lượng cặp gen đồng hợp tử trội có trong kiểu gen của con lai.
B. ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1 của phép lai khác dòng.
C. ưu thế lai chỉ xuất hiện ở phép lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen giống nhau.
D. ưu thể lai có thể được duy trì và củng cố bằng phương pháp tự thụ phấn hoặc giao phối gần.
-
Câu 29:
Hiện nay, liệu pháp gen đang được các nhà khoa học nghiên cứu để ứng dụng trong việc chữa trị các bệnh di truyền ở người, đó là
A. loại bỏ ra khỏi cơ thể người bệnh các sản phẩm dịch mã của gen gây bệnh.
B. đưa các prôtêin ức chế vào trong cơ thể người để các protein này ức chế hoạt động của gen gây bệnh.
C. thay thế các gen đột biến gây bệnh trong cơ thể người bằng các gen lành.
D. gây đột biến để biến đổi các gen gây bệnh trong cơ thể người thành các gen lành.
-
Câu 30:
Trong tạo giống bằng công nghệ tế bào, người ta có thể tạo ra giống cây trồng mới mang đặc điểm của hai loài khác nhau nhờ phương pháp
A. chọn dòng tế bào xôma có biến dị.
B. dung hợp tế bào trần.
C. nuôi cấy hạt phấn.
D. nuôi cấy tế bào thực vật in vitro tạo mô sẹo.
-
Câu 31:
Ở một loài thực vật giao phấn, các hạt phấn của quần thể 1 theo gió bay sang quần thể 2 và thụ phấn cho các cây của quần thể 2. Đây là một ví dụ về
A. di – nhập gen.
B. giao phối không ngẫu nhiên.
C. biến động di truyền.
D. thoái hoá giống.
-
Câu 32:
Một số bệnh, tật và hội chứng di truyền chỉ gặp ở nữ mà không gặp ở nam:
A. Bệnh mù màu, bệnh máu khó đông.
B. Bệnh ung thư máu, hội chứng Đao.
C. Hội chứng 3X, hội chứng Tơcnơ.
D. Hội chứng Claiphentơ, tật dính ngón tay 2 và 3.
-
Câu 33:
Các tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một loại mã di truyền, đều dùng cùng 20 loại axit amin để cấu tạo nên prôtêin. Đây là bằng chứng chứng tỏ
A. các loài sinh vật hiện nay đã được tiến hoá từ một tổ tiên chung.
B. tất cả các loài sinh vật hiện nay là kết quả của tiến hoá hội tụ.
C. prôtêin của các loài sinh vật khác nhau đều giống nhau.
D. các gen của các loài sinh vật khác nhau đều giống nhau.
-
Câu 34:
Nhân tố nào sau đây cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa?
A. Đột biến.
B. Giao phối ngẫu nhiên.
C. Chọn lọc tự nhiên.
D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
-
Câu 35:
Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư bị đột biến chuyển thành gen ung thư. Khi bị đột biến, gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân bào dẫn đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được. Những gen ung thư loại này thường là
A. gen trội và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.
B. gen trội và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.
C. gen lặn và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.
D. gen lặn và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.
-
Câu 36:
Khi nói về các bằng chứng tiến hoá, có các nhận định sau đây:
(1). Những cơ quan ở các loài khác nhau được bắt nguồn từ một cơ quan ở loài tổ tiên, mặc dù hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng rất khác nhau được gọi là cơ quan tương tự.
(2). Những cơ quan thực hiện các chức năng như nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc được gọi là cơ quan tương đồng.
(3). Cơ quan thoái hoá cũng là cơ quan tương đồng vì chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm.
(4). Các loài động vật có xương sống có các đặc điểm ở giai đoạn trưởng thành rất khác nhau thì không thể có các giai đoạn phát triển phôi giống nhau.
Số nhận định đúng là:A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 37:
Sự di truyền một bệnh P ở người do 1 trong 2 alen quy định và được thể hiện qua sơ đồ phả hệ dưới đây. Các chữ cái cho biết các nhóm máu tương ứng của mỗi người. Biết rằng sự di truyền bệnh P độc lập với di truyền các nhóm máu, quá trình giảm phân bình thường và không có đột biến xảy ra.
Có bao nhiêu kết luận sau đây là đúng?
(1) Chưa thể xác định được chính xác kiểu gen về bệnh P của 2 người trong phả hệ này.
(2) Có tối đa 4 người mang kiểu gen đồng hợp về nhóm máu.
(3) Xác suất để cặp vợ chồng (7) và (8) ở thế hệ (II) sinh một con trai có nhóm máu A và không bị bệnh P là 11/144.
(4) Xác suất để cặp vợ chồng (7) và (8) ở thế hệ (II) sinh một con trai và một con gái đều có nhóm máu A và bị bệnh P là 1/2592.
Số phát biểu đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 38:
Cho cây hoa đỏ (P) có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn thu được (F1) có tỉ lệ 27 cây hoa đỏ: 37 cây hoa trắng. Theo lý thuyết, trong tổng số cây F1, số cây hoa trắng đồng hợp 2 cặp gen chiếm tỉ lệ
A. 9/32
B. 3/16
C. 18/37
D. 12/37
-
Câu 39:
Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập cùng tham gia vào quá trình chuyển hóa chất K màu trắng trong tế bào cánh hoa: alen A quy định enzim A chuyển hóa chất K thành sắc tố đỏ; alen B quy định enzim B chuyển hóa chất K thành sắc tố xanh. Khi trong tế bào có cả sắc tố đỏ và sắc tố xanh thì cánh hoa có màu vàng. Các alen đột biến lặn a và b quy định các prôtêin không có hoạt tính enzim. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1). Cho cây dị hợp tử về 2 cặp gen tự thụ phấn hoặc cho cây này giao phấn với cây hoa trắng thì cả 2 phép lai này đều cho đời con có 4 loại kiểu hình.
(2). Cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa xanh, có thể thu được đời con có tối đa 4 loại kiểu gen.
(3). Cho hai cây hoa đỏ có kiểu gen khác nhau giao phấn với nhau, thu được đời con gồm toàn cây hoa đỏ.
(4). Cho cây hoa vàng giao phấn với cây hoa trắng, có thể thu được đời con có 75% số cây hoa đỏ.A. 4
B. 2
C. 3
D. 1
-
Câu 40:
Cho một cây lưỡng bội (I) lần lượt giao phấn với 2 cây lưỡng bội khác cùng loài, thu được kết quả sau:
- Với cây thứ nhất, đời con gồm: 210 cây thân cao, quả tròn; 90 cây thân thấp, quả bầu dục; 150 cây thân cao, quả bầu dục; 30 cây thân thấp, quả tròn.
- Với cây thứ hai, đời con gồm: 210 cây thân cao, quả tròn; 90 cây thân thấp, quả bầu dục; 30 cây thân cao, quả bầu dục; 150 cây thân thấp, quả tròn.
Cho biết: Tính trạng chiều cao cây được quy định bởi một gen có hai alen (A và a), tính trạng hình dạng quả được quy định bởi một gen có hai alen (B và b), các cặp gen này đều nằm trên nhiễm sắc thể thường và không có đột biến xảy ra. Kiểu gen của cây lưỡng bội (I) là:A. AB/ab
B. Ab/ab
C. aB/ab
D. Ab/aB