Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Sinh năm 2020
Tuyển chọn số 22
-
Câu 1:
Rễ cây trên cạn hấp thụ những chất nào?
A. Nước cùng các ion khoáng.
B. Nước cùng các chất dinh dưỡng.
C. O2 và các chất dinh dưỡng hòa tan trong nước.
D. Nước và các chất khí.
-
Câu 2:
Loài động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn không có chức năng vận chuyển khí O2 và CO2?
A. Cá trích.
B. Cào cào.
C. Nai.
D. Chuột.
-
Câu 3:
Nhân đôi ADN là cơ sở cho sự nhân đôi:
A. NST.
B. ARN.
C. ti thể.
D. lạp thể.
-
Câu 4:
Để loại bỏ 1 gen không mong muốn ra khỏi hệ gen của cây trồng, ta có thể sử dụng loại đột biến nào sau đây?
A. Đảo đoạn NST.
B. Lặp đoạn NST.
C. Mất đoạn NST.
D. Chuyển đoạn NST.
-
Câu 5:
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 32. Trong tế bào sinh dưỡng của cây đột biến dạng tam bội được phát sinh từ loài này chứa bao nhiêu NST?
A. 32
B. 16
C. 48
D. 33
-
Câu 6:
Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của opêron Lac, sự kiện nào sau đây thường xuyên diễn ra?
A. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế.
B. Gen điều hòa R tổng hợp prôtêin ức chế.
C. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng.
D. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã.
-
Câu 7:
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, cây có mạch và động vật lên cạn ở kỉ nào?
A. Cambri.
B. Pecmi.
C. Silua.
D. Krêta.
-
Câu 8:
Theo lí thuyết, quá trình giảm phân bình thường ở cơ thể có kiểu gen AaBBDd tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử?
A. 8
B. 2
C. 4
D. 6
-
Câu 9:
Quan hệ sinh thái giữa chim sáo và trâu rừng thuộc mối quan hệ
A. cộng sinh.
B. hội sinh.
C. hợp tác.
D. ức chế cảm nhiễm.
-
Câu 10:
Loài động vật nào sau đây, ở giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY và giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX?
A. Thằn lằn.
B. Chuột.
C. Bướm.
D. Châu chấu.
-
Câu 11:
Cơ thể có kiểu gen nào sau đây khi tham gia giảm phân bình thường tạo ra ít loại giao tử nhất?
A. AaBbDdEe.
B. AABbDDee.
C. AaBbDDEe.
D. aaBbDdEE.
-
Câu 12:
Hệ tuần hoàn của loài động vật nào sau đây có máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình?
A. Trai.
B. Tôm.
C. Cá mập.
D. Ốc sên.
-
Câu 13:
Tạo giống dựa vào nguồn biến dị tổ hợp đã đạt được thành tựu nào sau đây?
A. Tạo giống bông có chứa gen kháng sâu đục thân.
B. Tạo giống dâu tây tam bội.
C. Các giống lúa lai IR8, IR22 và CICA4.
D. Tạo giống dâu tằm tứ bội.
-
Câu 14:
Tập hợp nào dưới đây không phải là quần thể?
A. Đàn voi ở rừng Tánh Linh.
B. Đàn chim hải âu ở quần đảo Trường Sa.
C. Rừng cọ ở Vĩnh Phú.
D. Cá ở Hồ Tây.
-
Câu 15:
Cho chuỗi thức ăn: Lúa → Châu chấu → Nhái → Rắn → Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, sinh vật tiêu thụ bậc 2 là
A. lúa.
B. châu chấu.
C. nhái.
D. rắn.
-
Câu 16:
Quy luật di truyền làm hạn chế biến dị tổ hợp là
A. liên kết gen.
B. phân li độc lập.
C. hoán vị gen.
D. tương tác gen.
-
Câu 17:
Theo quan niệm hiện đại, tần số alen của một gen nào đó trong quần thể có kích thước nhỏ có thể bị thay đổi mạnh trong trường hợp nào sau đây?
A. Các cá thể trong quần thể giao phối không ngẫu nhiên.
B. Có hiện tượng di nhập gen.
C. Có hiện tượng đột biến gen.
D. Các cá thể trong quần thể giao phối ngẫu nhiên.
-
Câu 18:
Lượng khí CO2 tăng cao do nguyên nhân nào sau đây:
A. Hiệu ứng “nhà kính”.
B. Sử dụng các nguồn nguyên liệu mới như: gió, thủy triều,…
C. Sự phát triển công nghiệp và giao thông vận tải.
D. Trồng rừng và bảo vệ môi trường.
-
Câu 19:
Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây là có hướng?
A. Chọn lọc tự nhiên.
B. Đột biến.
C. Di-nhập gen.
D. Giao phối không ngẫu nhiên.
-
Câu 20:
Khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình, phát biểu nào sau đây sai?
A. Kiểu hình của một cơ thể không chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà còn phụ thuộc vào môi trường.
B. Sự biến đổi về kiểu hình do tác động của điều kiện môi trường được gọi là thường biến.
C. Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường.
D. Các cá thể có kiểu gen giống nhau sống ở các môi trường khác nhau vẫn luôn có kiểu hình giống nhau.
-
Câu 21:
Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Đacuyn, đặc điểm thích nghi này được hình thành do
A. Chọn lọc tự nhiên tích luỹ các biến dị cá thể màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể qua nhiều thế hệ.
B. Ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu.
C. Khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường.
D. Chọn lọc tự nhiên tích luỹ các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu qua nhiều thế hệ.
-
Câu 22:
Giả sử lưới thức ăn trong một hệ sinh thái gồm các loài sinh vật G, H, I, K, L, M, N, O, P được mô tả bằng sơ đồ ở hình bên.
Cho biết loài G là sinh vật sản xuất và các loài còn lại đều là sinh vật tiêu thụ. Phân tích lưới thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có 3 loài chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn.
II. Loài L tham gia vào 4 chuỗi thức ăn khác nhau.
III. Loài I có thể là sinh vật tiêu thụ bậc 3 hoặc bậc 4.
IV. Loài P thuộc nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau.A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 23:
Trong pha sáng của quá trình quang hợp, ATP và NADPH được trực tiếp tạo ra từ hoạt động nào sau đây?
A. Hấp thụ năng lượng của nước.
B. Hoạt động của chuỗi truyền điện tử trong quang hợp.
C. Quang phân li nước.
D. Diệp lục hấp thu ánh sáng trở thành trạng thái kích động.
-
Câu 24:
Một quần thể thực vật đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A là 0,3. Theo lí thuyết, tần số kiểu gen AA của quần thể này là
A. 0,42.
B. 0,09.
C. 0,30.
D. 0,60.
-
Câu 25:
Khi nói về quá trình phiên mã, nhận định nào dưới đây là không chính xác?
A. Xảy ra theo nguyên tắc bổ sung (A - U; T - A; G - X; X - G).
B. Xảy ra ở cả virut (có ADN dạng sợi kép), vi khuẩn và sinh vật nhân thực.
C. Cả hai mạch của gen đều làm mạch khuôn trong quá trình phiên mã (tổng hợp ARN).
D. Trải qua 3 giai đoạn: khởi đầu, kéo dài và kết thúc.
-
Câu 26:
Nhận định nào dưới đây về hô hấp sáng ở thực vật là đúng?
A. Hô hấp sáng xảy ra khi cường độ ánh sáng cao, lượng CO2 cạn kiệt, O2 tích luỹ nhiều.
B. Thực vật C3 và thực vật CAM đều có hô hấp sáng.
C. Nguyên liệu của hô hấp sáng là glucôzơ.
D. Hô hấp sáng tạo ATP, axit amin và O2.
-
Câu 27:
Khi nói về thể đa bội ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thể đa bội lẻ thường không cỏ khả năng sinh sản hữu tính bình thường.
II. Thể dị đa bội có thề được hình thành nhờ lai xa kèm theo đa bội hóa.
III. Thể đa bội có thể được hình thành do sự không phân li của tất cả các nhiễm sắc thể trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử.
IV. Dị đa bội là dạng đột biến làm tăng một số nguyên lần bộ nhiễm sắc thể đơn bội của một loài.A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
-
Câu 28:
Khi nói về hoạt động của hệ tuần hoàn ở người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm.
II. Huyết áp cao nhất ở động mạch, thấp nhất ở mao mạch và tăng dần ở tĩnh mạch.
III. Vận tốc máu chậm nhất ở mao mạch.
IV. Trong hệ động mạch, càng xa tim, vận tốc máu càng giảm.A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
-
Câu 29:
Ở một loài thực vật alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết phép lai nào sau đây cho đời con có cả cây thân cao và cây thân thấp?
A. Aa × Aa.
B. Aa × AA.
C. AA × AA.
D. aa × aa.
-
Câu 30:
Trong trường hợp liên kết gen hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Theo lý thuyết, phép lai nào dưới đây có thể tạo ra được cơ thể mang kiểu gen \(\frac{{ab}}{{ab}}\)?
A. \(\frac{{Ab}}{{ab}}x\frac{{Ab}}{{ab}}\)
B. \(\frac{{Ab}}{{ab}}x\frac{{Ab}}{{Ab}}\)
C. \(\frac{{AB}}{{Ab}}x\frac{{Ab}}{{ab}}\)
D. \(\frac{{AB}}{{aB}}x\frac{{Ab}}{{aB}}\)
-
Câu 31:
Một gen dài 3332 Å và có 2276 liên kết hidro. Mạch đơn thứ nhất của gen có 129A và 147 X. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Gen có 316 nuclêôtit loại G và 664 nuclêôtit loại A.
B. Ở Mạch đơn thứ hai của gen có 517 nuclêôtit loại A.
C. Nếu gen nhân đôi 1 lần thì môi trường phải cung cấp 948 nuclêôtit loại X.
D. Ở mạch đơn thứ hai của gen, số nuclêôtit loại A ít hơn số nuclêôtit loại X.
-
Câu 32:
Ở một loài thực vật, khi trong kiểu gen có cả gen A và gen B thì hoa có màu đỏ. Nếu trong kiểu gen chỉ có A hoặc chỉ có B thì hoa có màu vàng. Nếu không có gen A và B thì hoa có màu trắng. Kiểu gen nào sau đây quy định kiểu hình hoa đỏ?
A. AaBb.
B. AAbb.
C. aaBB.
D. Aabb.
-
Câu 33:
Lai ruồi giấm cái thuần chủng cánh vênh, thân xám với ruồi đực thuần chủng cánh thẳng, thân đen người ta thu được F1 tất cả đều có cánh thẳng, thân xám. Cho các con ruồi F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau người ta thu được đời F2 với tỉ lệ phân li kiểu hình như sau: 430 ruồi cánh thẳng, thân xám: 214 ruồi cánh vênh, thân xám: 216ruồi cánh thẳng, thân đen. Điều giải thích dưới đây về kết quả của phép lai trên là đúng?
A. Gen quy định dạng cánh và gen quy định màu thân liên kết với nhau không thể tính được chính xác tần số hoàn vị gen giữa hai gen này.
B. Gen quy định dạng cánh và gen quy định màu thân liên kết hoàn toàn với nhau.
C. Gen quy định dạng cánh và gen quy định màu thân liên kết không hoàn toàn với nhau. Tần số hoán vị giữa hai gen là 10%.
D. Gen quy định dạng cánh và gen quy định màu thân nằm trên các NST khác nhau.
-
Câu 34:
Trong quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen AaBb, có một số tế bào xảy ra sự không phân li của tất cả các cặp NST ở giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, tạo ra các giao tử đột biến. Nếu giao tử đột biến này kết hợp với giao tử Ab thì tạo thành hợp tử có kiểu gen nào sau đây?
A. AaaBbb.
B. AaaBBb.
C. AaaBBb.
D. AaaBbb.
-
Câu 35:
Một loài thực vật, alen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen a qui định thân thấp; alen B qui định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b qui định quả chua. Cho cây thân cao, quả ngọt (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó số cây thân thấp, quả chua chiếm 4%. Biết rằng không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong tổng số cây thân cao, quả ngọt ở F1, cây có kiểu gen đồng hợp tử chiếm tỉ lệ 2/27.
B. Hai cặp gen đang xét cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể.
C. Khoảng cách giữa gen A và gen B là 20 cm.
D. F1 có 10 loại kiểu gen.
-
Câu 36:
Ở cừu, tính trạng có sừng do gen có 2 alen qui định, trội lặn hoàn toàn, trong đó A qui định có sừng, a qui định không sừng. Kiểu gen Aa qui định có sừng ở cừu đực nhưng lại không có sừng ở cừu cái. Về lý thuyết phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ 1:1 về kiểu hình, biết tỉ lệ giới tính đời con là 1:1.
A. AA x aa.
B. Aa x aa.
C. AA x Aa.
D. aa x aa.
-
Câu 37:
Có 4 tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen \(\frac{{AB}}{{ab}}{\rm{Dd}}Ee\) giảm phân hình thành giao tử, không xảy ra đột biến và không có trao đổi chéo. Theo lý thuyết, tỉ lệ các loại giao tử có thể được tạo ra là
I. 1:1 II. 3 : 3 : 1 : 1 III. 1: 1: 1 : 1 IV. 1:1:1:1:1:1:1:1
Số phương án đúng là:A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 38:
Ở một loài động vật, cho biết mỗi gen qui định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, trong quá trình giảm phân đã xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới tính với tần số như nhau. Xét phép lai P: \(\frac{{AB}}{{ab}}{{\rm{X}}^{\rm{D}}}{{\rm{X}}^{\rm{d}}}x\frac{{AB}}{{ab}}{{\rm{X}}^{\rm{D}}}Y\)thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình lặn về 3 tính trạng trên là 4%. Theo lí thuyết, bao nhiêu phát biêu sau đây là đúng?
I. Ở F1, các cá thể có kiểu hình trội về hai trong ba tính trạng trên chiếm tỉ lệ 30%.
II. Trong tổng số các cá thể cái F1, các cá thể có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ 17%.
III. Ở giới đực F1, có tối đa 15 kiểu gen qui định kiểu hình có ba tính trạng trội.
IV. Ở giới cái F1, có tối đa 12 kiểu gen dị hợp.A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 39:
Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do một gen có ba alen là A1, A2, A3 có quan hệ trội lặn hoàn toàn qui định (A1 qui định hoa vàng > A2 qui định hoa xanh > A3 qui định hoa trắng). Cho cây lưỡng bội hoa vàng thuần chủng lai với cây lưỡng bội hoa trắng thuần chủng được F1. Cho cây F1 lai với cây lưỡng bội hoa xanh thuần chủng được F2. Gây tứ bội hóa F2 bằng cônxisin thu được các cây tứ bội gồm các cây hoa xanh và cây hoa vàng. Cho cây tứ bội hoa vàng và cây tứ bội hoa xanh ở F2 lai với nhau thu được F3. Cho biết thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội, thể lưỡng bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử đơn bội. Phát biểu nào sau đây đúng về kết quả ở đời F3?
A. Có 3 kiểu gen qui định kiểu hình hoa xanh.
B. Không có kiểu hình hoa vàng thuần chủng.
C. Trong số hoa xanh, tỉ lệ hoa thuần chủng là 1/6.
D. Có 5 kiểu gen qui định kiểu hình hoa vàng.
-
Câu 40:
Ở người, hệ nhóm máu ABO do một gen gồm 3 alen qui định, trong đó IA, IB đồng trội so với IO. Một người phụ nữ mang nhóm máu A kết hôn với một người đàn ông mang nhóm máu AB, họ sinh ra một người con gái mang nhóm máu B và một người con trai mang nhóm máu A. Người con mang nhóm máu B kết hôn với một người mang kiểu gen về nhóm máu giống mẹ mình, người con trai mang nhóm máu A kết
hôn với một người mang nhóm máu AB. Nhận định nào dưới đây về gia đình nói trên là sai?
I. Xác suất để cặp vợ chồng người con gái (mang nhóm máu B) sinh ra hai người con có nhóm máu giống ông ngoại là 12,5%.
II. Xác suất để cặp vợ chồng người con trai (mang nhóm máu A) sinh ra người con mang nhóm máu B là 12,5%.
III. Có ít nhất 5 người trong số những người đang xét mang kiểu gen dị hợp.
IV. Cặp vợ chồng người con trai (mang nhóm máu A) luôn có khả năng sinh ra những người con có nhóm máu giống mình.A. 1
B. 2
C. 3
D. 4