Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Sinh năm 2020
Tuyển chọn số 17
-
Câu 1:
Một plasmit có 104 cặp nuclêôtit tiến hành tự nhân đôi 3 lần, số liên kết cộng hoá trị được hình thành giữa các nuclêôtit của ADN là:
A. 140000.
B. 159984.
C. 139986.
D. 70000.
-
Câu 2:
Một đột biến gen có thể gây ra biến đổi nucleotit ở bất kì vị trí nào trên gen. Nếu như đột biến xảy ra ở vùng điều hòa của gen thì gây nên hậu quả gì?
A. Cấu trúc sản phẩm của gen không thay đổi nhưng lượng sản phẩm của gen có thể thay đổi theo hướng tăng cường hoặc giảm bớt.
B. Lượng sản phẩm của gen sẽ tăng lên nhưng cấu trúc của gen chỉ thay đổi đôi chút do biến đổi chỉ xảy ra ở vùng điều hòa không liên quan đến vùng mã hóa của gen.
C. Lượng sản phẩm của gen sẽ giảm xuống do khả năng liên kết với ARN polymerase giảm xuống, nhưng cấu trúc sản phẩm của gen không thay đổi.
D. Cấu trúc sản phẩm của gen sẽ thay đổi kết quả thường là có hại vì nó phá vỡ mối quan hệ hài hòa giữa các gen trong kiểu gen và giữa cơ thể với môi trường.
-
Câu 3:
Ở một cơ thể thực vật, trong quá trình nguyên phân của tế bào sinh dưỡng (2n) đã có một cặp nhiễm sắc thể tương đồng không phân li. Kết quả cơ thể sẽ có:
A. Hai dòng tế bào bị đột biến, một dòng tế bào có bộ NST 2n + 1 và một dòng tế bào có bộ nhiễm sắc thể 2n - 1.
B. Hai dòng tế bào, một dòng tế bào bình thường, một dòng tế bào bị đột biến có bộ nhiễm sắc thể 2n + 1 và 2n - 1.
C. Một dòng tế bào sinh dưỡng có số lượng nhiễm sắc thể theo công thức 2n + 1.
D. Tất cả các tế bào đều có số lượng nhiễm sắc thể theo công thức 2n + 1.
-
Câu 4:
Có 2 quần thể cùng một loài. Quần thể thứ nhất có 750 cá thể, trong đó tần số A là 0,6. Quần thể thứ 2 có 250 cá thể, trong đó lần số alen A là 0,4. Nếu toàn bộ cá thể ở quần thể 2 di cư vào quần thể 1 thì ở quần thể mới, alen A có tần số là:
A. 1
B. 0,45
C. 0,55
D. 0,5
-
Câu 5:
Trong một chuỗi thức ăn của các sinh vật trên cạn thường có ít mắt xích thức ăn hơn là do:
A. Một loài sinh vật có thể ăn nhiều loại thức ăn.
B. Sự hao phí năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng là rất lớn.
C. Loài sinh vật ở mắt xích phía sau thường có kích thước lớn hơn loài sinh vật ở mắt xích phía trước.
D. Mỗi loài sinh vật có thể ở vị trí các mắt xích khác nhau.
-
Câu 6:
Nội dung cơ bản của phương pháp nghiên cứu tế bào là:
A. Khảo sát về quá trình nguyên phân và giảm phân.
B. Khảo sát sự trao đổi chất của tế bào diễn ra bình thường hay không.
C. Quan sát về hình thái, số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào, để dự đoán sự phát triển bình thường hay bất thường của cơ thể.
D. Tạo tế bào trần để lai tế bào sinh dưỡng.
-
Câu 7:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về mức phản ứng
(1) Kiểu gen có số lượng kiểu hình càng nhiều thì mức phản ứng càng rộng
(2) Mức phản ứng là những biến đổi về kiểu hình, không liên quan đến gen nên không có khả năng di truyền
(3) Các alen trong cùng một gen đều có mức phản ứng như nhau
(4) Tính trạng số lượng thường có mức phản ứng hẹp, tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng rộng
(5) Những loài sinh sản theo hình thức sinh sản sinh dưỡng thường dễ xác định được mức phản ứng
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 8:
Ví dụ nào sau đây là cơ quan tương tự?
A. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của mèo.
B. Xương cùng và ruột thừa của người.
C. Lá đậu Hà Lan và gai xương rồng.
D. Cánh chim và cánh côn trùng.
-
Câu 9:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật?
A. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong
B. Khi môi trường không giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu
C. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối thiểu
D. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong
-
Câu 10:
Có những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức, làm giảm mạnh số lượng cá thể thì sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng, cách giải thích nào sau đây là hợp lý?
A. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra biến động di truyền, làm nghèo vốn gen cũng như làm biến mất nhiều alen có lợi của quần thể.
B. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì đột biến trong quần thể dễ xảy ra, làm tăng tần số alen đột biến có hại.
C. Khi số lượng cá thể của quần thể giảm mạnh thì sẽ làm giảm di - nhập gen, làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.
D. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra giao phối không ngẫu nhiên sẽ dẫn đến làm tăng tần số alen có hại.
-
Câu 11:
Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở người so một trong hai alen của một gen quy định
Biết rằng không phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ, cặp vợ chồng III.14 – III. 15 muốn sinh 2 đứa con của cặp vợ chồng trên. Có bao nhiêu dự đoán đúng?
(1) 2 đứa con đều không bị bệnh là 82,5%
(2) 2 đứa con đều không bị bệnh là 89,06%
(3) 2 đứa con đều không bị bệnh là 81%
(4) 1 đứa con bị bệnh và 1 đứa con bình thường là 18%
(5) 1 đứa con bị bệnh và 1 đứa con bình thường là 15%
(6) 1 đứa con bị bệnh và 1 đứa con bình thường là 9,38%
A. 3
B. 5
C. 4
D. 6
-
Câu 12:
Ở quần thể động vật, cho biết gen alen A quy định kiểu hình chân dài trôi hoàn toàn so với alen a quy định chân ngắn. Biết rằng quần thể trên có cá thể bao gồm cả đực và cái. Tần số alen A ở giới đực là 0,6 còn ở giới cái tần số alen A là 0,4. Sau một thế hệ giao phối ngẫu nhiên, quần thể F1 trên thu được 2000 cá thể. Sau một thế hệ ngẫu phối nữa ta thu được quần thể F2 với 4000 cá thể. Cho các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1). Trong 2000 cá thể ở quần thể F1 trong đó số cá thể chân ngắn là 480
(2). Quần thể F2 là một quần thể cân bằng
(3). ở quần thể F2 số cá thể dị hợp là 1000
(4). ở quần thể F1 số cá thể đồng hợp là 960
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
-
Câu 13:
Xét 1 cặp gen Bb của 1 cơ thể lưỡng bội đều dài 4080 A0, alen B có 3120 liên kết hidrô, alen b có 3240 liên kết hidrô. Do đột biến lệch bội đã xuất hiện thể 2n + 1 và có số nuclêôtit thuộc alen B và alen b là A = 1320 nuclêôtit và G = 2280 nuclêôtit. Kiểu gen đột biến lệch bội nói trên là
A. Bbb.
B. BBb
C. bbb
D. BBB
-
Câu 14:
Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do hai gen không alen phân li độc lập quy định. Trong kiểu gen, khi có đồng thời cả hai loại alen trội A và B thì cho hoa đỏ, khi chỉ có một loại alen trội A hoặc B thì cho hoa hồng, còn khi không có alen trội nào thì cho hoa trắng. Thế hệ P cho cây hoa hồng thuần chủng giao phối với cây hoa đỏ thu được F1 gồm 50% cây hoa đỏ và 50% cây hoa hồng. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, có bao nhiêu phép lai sau đây phù hợp với tất cả các thông tin trên?
I. AAbb x AaBb
II. AAbb x AaBB.
III. aaBB x AaBb.
IV. AAbb x AABb.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
-
Câu 15:
Bảng dưới đây mô tả sự biểu hiện các mối quan hệ sinh thái giữa 2 loài sinh vật A và B:
Trường hợp Được sống chung Không được sống chung Loài A Loài B Loài A Loài B (1) - - 0 0 (2) + + - - (3) + 0 - 0 (4) - + 0 - Kí hiệu
(-): Có hại
(+): Có lợi
(0): Không ảnh hưởng gì
Theo lý thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở trường hợp 1, hai loài A và B có ổ sinh thái giao nhau hoặc trùng nhau.
II. Ở trường hợp 2, nếu A là loài cua thì B có thể là loài hải quỳ sống bám trên cua.
III. Ở trường hợp 3, nếu B là một loài cây gỗ lớn thì A có thế sẽ là loài phong lan.
IV. Ở trường hợp 4, nếu A là loài trâu rừng thì B có thể là loài giun ở trong ruột trâu.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 16:
Ở ruồi giấm đực có bộ nhiễm sắc thể được ký hiệu AaBbDdXY. Trong quá trình phát triển phôi sớm, ở lần phân bào thứ 6 người ta thấy ở một số tế bào cặp Dd không phân ly. Thể đột biến có:
A. Hai dòng tế bào đột biến là 2n+2 và 2n-2.
B. Ba dòng tế bào gồm một dòng bình thường 2n và hai dòng đột biến 2n+1 và 2n-1.
C. Hai dòng tế bào đột biến là 2n+1 và 2n-1.
D. Ba dòng tế bào gồm một dòng bình thường 2n và hai dòng đột biến 2n+2 và 2n-2.
-
Câu 17:
Trong thí nghiệm lai một tính trạng của Menden trên đối tượng đậu hà Lan, ông cho các cây hoa đỏ (thuần chủng) lai với cây hoa trắng (thuần chủng) thu được F1 có 100% cây hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ thu được F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình xấp xỉ là :
A. 100% cây hoa đỏ
B. 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ
C. 1 cây hoa đỏ : 2 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng
D. 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng
-
Câu 18:
Khi nói về quá trình hút nước và vận chuyển nước của rễ cây, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng ?
(1) Nước chỉ được vận chuyển từ tế bào lông hút vào mạch dẫn của rễ theo con đường tế bào – gian bào.
(2) Nước chủ yếu được cây hút vào theo cơ chế vận chuyển chủ động cần nhiều năng lượng.
(3) Sự vận chuyển nước thường diễn ra đồng thời với sự vận chuyển chất tan.
(4) Tất cả các phân tử nước trước khi đi vào mạch dẫn của rễ đều phải đi qua tế bào chất của tế bào nội bì.
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
-
Câu 19:
Trong môi trường khí hậu nhiệt đới, hiệu suất quang hợp (gam chất khô/m2 lá/ ngày) ở thực vật C3 thấp hơn nhiều so với thực vật C4. Giải thích nào sau đây sai?
A. Thực vật C4 có điểm bão hoà ánh sáng thấp hơn thực vật C3.
B. Điểm bão hoà nhiệt độ của cây C4 cao hơn cây C3.
C. Thực vật C3 có hô hấp sáng, còn thực vật C4 thì không.
D. Thực vật C4 có 2 loại lục lạp thực hiện 2 chức năng: cố định CO2 sơ cấp và tổng hợp chất hữu cơ.
-
Câu 20:
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về tác động của chọn lọc tự nhiên theo quan niệm hiện đại?
(1). Chọn lọc tự nhiên đào thải alen lặn làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại alen trội.
(2). Trong môi trường ổn định, chọn lọc tự nhiên vẫn không ngừng tác động.
(3). Chọn lọc tự nhiên không thể đào thải hoàn toàn alen trội gây chết ra khỏi quần thể.
(4). Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn chậm hơn so với quần thể sinh vật lưỡng bội.
(5). Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào chọn lọc chống lại alen lặn hay chống lại alen trội.
(6). Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, dẫn đến làm biến đổi tần số alen của quần thể.
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
-
Câu 21:
Ở một quần thể sau khi trải qua 3 thế hệ tự thụ phấn, tỉ lệ của thể dị hợp trong quần thể bằng 8%. Biết rằng ở thế hệ xuất phát, quần thể có 30% số cá thể đồng hợp trội và cánh dài là tính trội hoàn toàn so với cánh ngắn. Hãy cho biết trước khi xảy ra quá trình tự phối, tỉ lệ kiểu hình nào sau đây là của quần thể trên?
A. 0,36 cánh dài : 0,64 cánh ngắn
B. 0,94 cánh ngắn : 0,06 cánh dài
C. 0,06 cánh ngắn : 0,94 cánh dài
D. 0,6 cánh dài : 0,4 cánh ngắn
-
Câu 22:
Cho các bệnh, tật và hội chứng ở người:
(1). Bệnh bạch tạng.
(2). Bệnh phêninkêtô niệu.
(3). Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm.
(4). Bệnh mù màu.
(5). Bệnh máu khó đông.
(6). Bệnh ung thư máu ác tính.
(7). Hội chứng Claiphentơ
(8). Hội chứng 3X.
(9). Hội chứng Tơcnơ.
(10). Bệnh động kinh.
(11). Hội chứng Đao.
(12). Tật có túm lông ở vành tai.
Cho các phát biểu về các trường hợp trên, có bao nhiêu phát biểu đúng ?
(1) Có 6 trường hợp biểu hiện ở cả nam và nữ.
(2) Có 5 trường hợp có thể phát hiện bằng phương pháp tế bào học.
(3) Có 5 trường hợp do đột biến gen gây nên.
(4) Có 1 trường hợp là đột biến thể một.
(5) Có 3 trường hợp là đột biến thể ba.
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
-
Câu 23:
Có bao nhiêu chất sau đây là sản phẩm của chu trình Krebs?
I. ATP.
II. Axit pyruvic.
III. NADH.
IV. FADH2.
V. CO2
A. 3
B. 4
C. 5
D. 2
-
Câu 24:
Ở một loài thực vật tự thụ phấn, tính trạng màu sắc hạt do hai gen không alen phân li độc lập quy định. Trong kiểu gen đồng thời có mặt gen A và B quy định hạt màu đỏ; khi trong kiểu gen chỉ có một trong hai gen A hoặc B, hoặc không có cả hai gen A và B quy định hạt màu trắng. Cho cây dị hợp hai cặp gen tự thụ phấn thu được F1. Quá trình giảm phân diễn ra bình thường, các giao tử đều tham gia thụ tinh hình thành hợp tử. Theo lí thuyết, trên mỗi cây F1 không thể có tỉ lệ phân li màu sắc hạt nào sau đây?
A. 56,25% hạt màu đỏ : 43,75% hạt màu trắng.
B. 50% hạt màu đỏ : 50% hạt màu trắng.
C. 100% hạt màu đỏ.
D. 75% hạt màu đỏ : 25% hạt màu trắng.
-
Câu 25:
Nồng độ Ca2+ trong một tế bào là 0.3%. Nồng độ Ca2+ trong dịch mô xung quanh tế bào này là 0.2%. Tế bào hấp thụ Ca2+ bằng cách nào ?
A. Thẩm thấu.
B. Vận chuyển chủ động.
C. Vận chuyển thụ động.
D. Khuếch tán.
-
Câu 26:
Cho biết các gen phân li độc lập và không xảy ra đột biến. Một cây có kiểu gen dị hợp tử về 2 cặp gen tự thụ phấn thu được F1. Khi nói về tỉ lệ các loại kiểu gen, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Số cá thể có kiểu gen đồng hợp về 2 cặp gen có tỉ lệ bằng số cá thể có kiểu gen dị hợp về 2 cặp gen.
B. Số cá thể có kiểu gen đồng hợp về 2 cặp gen có tỉ lệ bằng 25% tổng số cá thể được sinh ra.
C. Số cá thể có kiểu gen dị hợp về 1 cặp gen có tỉ lệ bằng số cá thể có kiểu gen dị hợp về 2 cặp gen.
D. Số cá thể có kiểu gen đồng hợp về 1 cặp gen có tỉ lệ bằng số cá thể có kiểu gen dị hợp về 1 cặp gen.
-
Câu 27:
Trong kĩ thuật chuyển gen nhờ plasmit, gen của tế bào cho được gắn vào plasmit tạo thành ADN tái tổ hợp nhờ hoạt động của enzim:
A. Ligaza.
B. Amilaza.
C. Restrictaza.
D. ADN polimeraza.
-
Câu 28:
Thành phần nào sau đây không thuộc opêron Lac?
A. Gen Z của opêron.
B. Vùng vận hành của opêron.
C. Gen Y của opêron.
D. Vùng khởi động của gen điều hòa.
-
Câu 29:
Cây pomato là cây lai giữa khoai tây và cà chua được tạo ra bằng phương pháp:
A. Nuôi tế bào thực vật invitro tạo mô sẹo
B. Dung hợp tế bào trần
C. Tạo giống bằng chọn dòng tế bào xoma có biến dị
D. Nuôi cấy hạt phấn
-
Câu 30:
Có bao nhiêu loài động vật sau đây thực hiện trao đổi khí với môi trường thông qua bề mặt cơ thể?
(1) Thủy tức;
(2) Trai sông;
(3) Tôm;
(4) Giun tròn;
(5) Giun dẹp.
A. 2
B. 5
C. 4
D. 3
-
Câu 31:
Động vật nào sau đây trao đổi khí với môi trường thông qua phổi?
A. Châu chấu.
B. Cá chép.
C. Tôm.
D. Ba ba.
-
Câu 32:
Bệnh, tật di truyền nào sau đây ở người không do gen trên NST giới tính qui định?
A. Tật dính ngón tay 2 và 3.
B. Bạch tạng.
C. Máu khó đông.
D. Mù màu.
-
Câu 33:
Axitamin là đơn phân cấu tạo nên phân tử nào sau đây?
A. Protein.
B. ADN.
C. mARN.
D. rARN.
-
Câu 34:
Quá trình phiên mã dựa trên mạch gốc của
A. Gen có chiều 3’ → 5’.
B. Gen có chiều 5’ → 3’
C. mARN có chiều 5 → 3’.
D. mARN có chiều 3’ → 5’.
-
Câu 35:
Theo lý thuyết, cơ thể có kiểu gen aaBb giảm phân cho giao tử aB chiếm tỉ lệ?
A. 100%.
B. 25%.
C. 50%.
D. 12,5%.
-
Câu 36:
Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có 3 loại kiểu gen?
A. Aa x aa.
B. Aa x Aa
C. AA x aa
D. AA x Aa.
-
Câu 37:
Một quần thể thực vật giao phấn đang đạt trạng thái cân bằng di truyền, xét 1 gen có 2 alen B và b, trong đó B là 0,6. Theo lý thuyết, tần số kiểu gen Bb của quần thể là
A. 0,36
B. 0,24
C. 0,48
D. 0,4
-
Câu 38:
Phương pháp được sử dụng để tạo ra dòng thuần chủng là
A. Dung hợp tế bào trần.
B. Cấy truyền phôi.
C. Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa.
D. Nhân bản vô tính.
-
Câu 39:
Phân tử oxy giải phóng trong quá trình quang hợp có nguồn gốc từ phân tử
A. CO2.
B. H2O.
C. C6H12O6.
D. ATP.
-
Câu 40:
Trong ống tiêu hóa của người, quá trình tiêu hóa hóa học xảy ra chủ yếu tại
A. Miệng.
B. Ruột non.
C. Dạ dày.
D. Ruột già.