Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Sinh năm 2020
Tuyển chọn số 15
-
Câu 1:
Cây hấp thụ Canxi ở dạng:
A. CaSO4
B. Ca(OH)2
C. CaCO3
D. Ca2+
-
Câu 2:
Loài động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn không có chức năng vận chuyển khí O2 và CO2?
A. Cào cào.
B. Cá trích.
C. Giun đất.
D. Sư tử.
-
Câu 3:
Trong cấu trúc của gen, không xuất hiện loại nu nào sau đây:
A. Adenin.
B. Timin.
C. Uraxin
D. Guanin.
-
Câu 4:
Để loại bỏ 1 gen không mong muốn ra khỏi hệ gen của cây trồng, ta có thể sử dụng loại đột biến nào sau đây?
A. Đảo đoạn NST.
B. Lặp đoạn NST.
C. Mất đoạn NST.
D. Chuyển đoạn NST.
-
Câu 5:
Ở một loài thực vật, quá trình phân bào ở cơ thể đực bị rối loạn, tạo ra loại giao tử đột biến chứa n - 2 nhiễm sắc thể. Giao tử này kết hợp với giao tử bình thường sẽ tạo ra:
A. Thể không.
B. Thể một.
C. Thể một kép.
D. Thể không hoặc thể một kép.
-
Câu 6:
Các gen cấu trúc khác nhau trong cùng một Operon thì
A. có số lần phiên mã hoàn toàn giống nhau.
B. có số lần dịch mã hoàn toàn giống nhau.
C. có chức năng giống nhau.
D. có cơ chế điều hòa phiên mã khác nhau.
-
Câu 7:
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, thực vật có hoa xuất hiện ở kỉ nào?
A. Triat.
B. Krêta.
C. Pecmi.
D. Jura.
-
Câu 8:
Kiểu gen nào sau đây là kiểu gen thuần chủng?
A. AabbDd.
B. AaBBdd.
C. AaBbDd.
D. aaBBdd.
-
Câu 9:
Đặc trưng nào sau đây có ở quần xã mà không có ở quần thể?
A. Mật độ.
B. Tỉ lệ đực cái.
C. Tỉ lệ nhóm tuổi.
D. Độ đa dạng loài.
-
Câu 10:
Trình tự nuclêôtit trong ADN có tác dụng bảo vệ và làm các NST không dính vào nhau nằm
A. Hai đầu mút NST.
B. Eo thứ cấp.
C. Tâm động.
D. Điểm khởi sự nhân đôi.
-
Câu 11:
Theo lí thuyết cơ thể có kiểu gen nào sau đây tạo ra giao tử Ab với tỉ lệ 25%?
A. Aabb.
B. AaBb
C. AABb.
D. AAbb.
-
Câu 12:
Loài động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kín?
A. Trai.
B. Tôm.
C. Cá mập.
D. Ốc sên.
-
Câu 13:
Các nhà khoa học Việt Nam đã tạo rạ giống cây dâu tằm tam bội (3n) bằng phương pháp
A. Đa bội hóa cây 2n bằng consixin.
B. Lai cây tứ bội với cây lưỡng tính.
C. Lai 2 dạng :cây tứ bội với nhau.
D. Gây đột biến đa bội lẻ với cây lưỡng bội.
-
Câu 14:
Quần thể là
A. Một nhóm các cá thể trong cùng một loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào những thời gian khác nhau, có khả năng sinh sản tạo ra thế hệ mới.
B. Tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản tạo ra thế hệ mới.
C. Tập hợp các cá thể trong cùng một loài, sinh sống trong các khoảng không gian khác nhau, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản tạo ra thế hệ mới.
D. Tập hợp các cá thể trong cùng một loài, sinh sống trong các khoảng không gian khác nhau, vào các thời điểm khác nhau, có khả năng sinh sản tạo ra thế hệ mới.
-
Câu 15:
Cho biết một phần của lưới thức ăn: ốc sên và châu chấu ăn hạt tiêu, nhện ăn châu chấu, chuột chù ăn ốc sên và nhện, cú ăn chuột chù. Chuột chù thuộc:
A. Bậc dinh dưỡng 2 hoặc 3; Sinh vật tiêu thụ bậc 3 hoặc 4.
B. Bậc dinh dưỡng 2; Sinh vật tiêu thụ bậc 3.
C. Bậc dinh dưỡng 3; Sinh vật tiêu thụ bậc 2.
D. Bậc dinh dưỡng 3 hoặc 4; Sinh vật tiêu thụ bậc 2 hoặc 3.
-
Câu 16:
Khi nói về NST giới tính ở gà, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trên vùng tương đồng của NST giới tính, gen nằm trên NST X không có alen tương ứng trên NST Y.
B. Trên vùng không tương đồng của NST giới tính X và Y đều không mang gen.
C. Trên vùng tương đồng của NST giới tính X và Y, gen tồn tại thành từng cặp alen.
D. Trên vùng không tương đồng của NST giới tính X và Y, các gen tồn tại thành từng cặp.
-
Câu 17:
Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào là nguồn phát sinh các biến dị di truyền của quần thể?
A. Phiêu bạt di truyền.
B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Giao phối không ngẫu nhiên.
D. Đột biến.
-
Câu 18:
Mối quan hệ đối kháng giữa các cá thể trong quần thể (cạnh tranh, kí sinh đồng loại, ăn thịt đồng loại), thường dẫn đến tình trạng
A. Làm tăng kích thước của quần thể vật ăn thịt.
B. Không tiêu diệt loài mà làm cho loài ổn định và phát triển.
C. Làm suy giảm cạn kiệt số lượng quần thể của loài, đưa loài đến tình trạng suy thoái và diệt vong.
D. Kích thích sự tăng trưởng số lượng cá thể của quần thể.
-
Câu 19:
Khi nói về di - nhập gen, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Di - nhập gen có thể chỉ làm thay đổi tần số tương đối của các alen mà không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
B. Thực vật di - nhập gen thông qua sự phát tán của bào tử, hạt phấn, quả, hạt.
C. Di - nhập gen luôn luôn mang đến cho quần thể các alen mới.
D. Di - nhập gen thường làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.
-
Câu 20:
Ví dụ nào sau đây phản ánh sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường?
A. Người bị bệnh phêninkêtô niệu nếu áp dụng ăn kiêng hợp lí có thể phát triển bình thường.
B. Người bị bệnh thiếu màu hồng cầu hình liềm thì sẽ bị viêm phổi, thấp khớp, suy thận.
C. Người bị bệnh AIDS thì thường bị tiêu chảy, lao, viêm phổi.
D. Người mắc hội chứng Đao có cổ ngắn, gáy rộng và dẹt, khe mắt xếch, si đần, vô sinh.
-
Câu 21:
Theo quan điểm của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, phát biểu nào dưới đây là chính xác?
A. CLTN luôn có xu hướng đào thải một alen của một gen, không có trường hợp nào mà CLTN lại bảo tồn cả 2 alen của một gen nghiên cứu.
B. Khi không có tác động của đột biến, CLTN và di- nhập gen thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể sẽ không thay đổi.
C. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.
D. Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nên không có vai trò đối với tiến hóa.
-
Câu 22:
Trong chu trình sinh địa hóa, nito ở dạng nitrat (NO3-) được truyền trở lại môi trường không khí dưới dạng nito phân tử (N2) thông qua hoạt động của nhóm sinh vật nào trong các nhóm sau đây?
A. Vi khuẩn phản nitrat hóa.
B. Động vật đa bào.
C. Vi khuẩn cố định nito.
D. Cây họ đậu.
-
Câu 23:
Câu nào sau đây không đúng?
A. Phân bón là nguồn chủ yếu cung cấp các nguyên tố dinh đưỡng khoáng cho cây.
B. Đảm bảo độ thoáng cho đất là một biện pháp giúp chuyển hóa muối khoáng từ dạng không tan thành dạng hòa tan.
C. Sắt là một nguyên tố khoáng vi lượng trong cây.
D. Muối khoáng trong đất tồn tại ở dạng không tan hoặc hòa tan.
-
Câu 24:
Một quần thể gồm 2000 cá thể trong đó có 400 cá thể có kiểu gen DD, 200 cá thể có kiểu gen Dd và 1400 cá thể có kiểu gen dd. Tần số alen D trong quần thể này là
A. 0,30.
B. 0,40.
C. 0,25.
D. 0,20.
-
Câu 25:
Trong quá trình nhân đôi ADN ở vi khuẩn E.coli, xét trên toàn bộ phân tử ADN
A. Mạch mã gốc được tổng hợp liên tục, mạch bổ sung được tổng hợp gián đoạn.
B. Hai mạch mới được tổng hợp gián đoạn.
C. Theo chiều tháo xoắn, mạch 3’ → 5’ được tổng hợp liên tục, mạch 5’ → 3’ được tổng hợp gián đoạn.
D. Hai mạch mới được tổng hợp liên tục.
-
Câu 26:
Cho các nhận định sau:
I. Pha tối chỉ diễn ra ở trong bóng tối.
II. Trong pha sáng diễn ra cần có ánh sáng.
III. Trong quang hợp, O2 được giải phóng từ phân tử nước qua quá trình quang phân li nước.
IV. Quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM giống nhau ở pha sáng quang hợp.
Số nhận định đúng trong các nhận định trên là:A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
-
Câu 27:
Dùng cônsixin xử lý hợp tử có kiểu gen AaBb, sau đó cho phát triển thành cây hoàn chỉnh thì có thể tạo ra được thể tứ bội có kiểu gen
A. AaaaBBbb.
B. AAAaBBbb.
C. AAaaBBbb.
D. AaaaBbbb.
-
Câu 28:
Khi nói về quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật có túi tiêu hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong túi tiêu hóa, thức ăn chỉ được biến đổi về mặt cơ học.
B. Trong ngành Ruột khoang, chỉ có thủy tức mới có cơ quan tiêu hóa dạng túi.
C. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
D. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ enzim của lizôxôm.
-
Câu 29:
Trường hợp nào sau đây được xem là lai thuận nghịch?
A. ♂AABB × ♀aabb và ♂AaBb × ♀aabb.
B. ♂AABb × ♀Aabb và ♂AABb × ♀aabb.
C. ♂AaBb × ♀aabb và ♂aabb × AaBb.
D. ♂AaBb × ♀AaBb và ♂Aabb × ♀Aabb.
-
Câu 30:
Trong trường hợp không có đột biến xảy ra, phép lai nào dưới đây chắc chắn luôn cho đời con đồng tính?
A. \(\frac{{AD}}{{AD}}BBx\frac{{AD}}{{ad}}bb\)
B. \(\frac{{AD}}{{AD}}Bbx\frac{{Ad}}{{aD}}BB\)
C. \(\frac{{aD}}{{aD}}Bbx\frac{{Ad}}{{Ad}}BB\)
D. \(\frac{{AD}}{{AD}}bbx\frac{{ad}}{{ad}}bb\)
-
Câu 31:
Giả sử có 3 tế bào vi khuẩn E.coli, mỗi tế bào có chứa một phân tử ADN vùng nhân được đánh dấu bằng N15 ở cả hai mạch đơn. Người ta nuôi các tế bào vi khuẩn này trong môi trường chỉ chứa N14 mà không chứa N15 trong thời gian 3 giờ. Trong thời gian nuôi cấy này, thời gian thế hệ của vi khuẩn là 20 phút. Cho biết không xảy ra đột biến, phát biểu nào sau đây không chính xác?
A. Số phân tử ADN vùng nhân thu được sau 3 giờ là 1536.
B. Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa N14 thu được sau 3 giờ là 1533.
C. Số phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N14 thu được sau 3 giờ là 1530.
D. Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa N15 thu được sau 3 giờ là 6.
-
Câu 32:
Xét hai cặp gen trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng quy định màu sắc hoa. Giả gen A quy định tổng hợp enzim A tác động làm cơ chất 1 (sắc tố trắng) thành cơ chất 2 (sắc tố trắng); gen B quy định tổng hợp enzim B tác động làm cơ chất 2 thành sản phẩm P (sắc tố đỏ); các alen lặn tương ứng (a, b) đều không có khả năng này. Cơ thể có kiểu gen nào dưới đây cho kiểu hình hoa trắng?
A. AaBb.
B. AABb.
C. AaBB.
D. aaBB.
-
Câu 33:
Cho cây thân cao, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 66% cây thân cao, hoa đỏ; 9% cây thân cao, hoa trắng; 9% cây thân thấp, hoa đỏ; 16% cây thân thấp, hoa trắng. Biết mỗi gen quy định mỗi tính trạng, không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, tần số hoán bị gen là
A. 40%.
B. 30%.
C. 18%.
D. 20%.
-
Câu 34:
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về đột biến đa bội?
I. Một cá thể có các tế bào chứa bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài khác nhau gọi là thể dị đa bội.
II. Cơ chế tác động của cônsinxin gây ra đột biến đa bội thể là ngăn cản sự hình thành thoi vô sắc.
III. Các thể đa bội lẻ thường không có khả năng sinh sản hữu tính.
IV. Một cành cây mang đột biến tứ bội trên cây lưỡng bội bình thường.A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
-
Câu 35:
Một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng; alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Cho cây hoa đỏ, quả ngọt giao phấn với cây hoa trắng, quả ngọt (P), thu được F1, gồm 4 loại kiểu hình, trong đó số cây hoa đỏ, quả chua chiếm 15%. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Khoảng cách giữa gen A và gen B là 30 cM.
B. F1 có 15% số cây hoa đỏ, quả ngọt.
C. F1 có 25% số cây hoa trắng, quả ngọt.
D. F1 có 3 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ, quả ngọt.
-
Câu 36:
Ở một loài thú, cặp nhiễm sắc thể giới tính ở giới cái là XX, giới đực là XY; tính trạng màu sắc thân do hai cặp gen phân li độc lập quy định. Cho con cái thân đen thuần chủng giao phối với con đực thân trắng thuần chủng (P), thu được F1 có 100% cá thể thân đen. Cho con đực F1 lai với con cái có kiểu gen đồng hợp tử lặn, thu được Fa có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 2 con đực cánh trắng : 1 con cái cánh đen : 1 con cái cánh trắng. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên, thu được F2. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây là không chính xác?
A. Tính trạng màu sắc thân di truyền theo quy luật tương tác bổ sung và liên kết giới tính.
B. Trong số con thân trắng ở F2, số con đực chiếm tỉ lệ là 5/7.
C. Trong số con thân đen ở F2, số con cái chiếm tỉ lệ là 2/3.
D. Trong số con đực ở F2, số con thân đen chiếm tỉ lệ là 3/4.
-
Câu 37:
Quá trình giảm phân bình thường của một cây lưỡng bội (cây B), xảy ra trao đổi chéo tại một điểm duy nhất trên cặp nhiễm sắc thể số 2 đã tạo ra tối đa 128 loại giao tử. Quan sát quá trình phân bào của một tế bào (tế bào M) của một cây (cây A) cùng loài với cây B, người ta phát hiện trong tế bào M có 14 nhiễm sắc thể đơn chia thành 2 nhóm đều nhau, mỗi nhóm đang phân li về một cực của tế bào. Cho biết không phát sinh đột biến mới và quá trình phân bào của tế bào M diễn ra bình thường. Theo lý thuyết, dự đoán nào sau đây đúng?
A. Cây N có bộ nhiễm sắc thể 2n = 4.
B. Tế bào M có thể đang ở kì sau của quá trình giảm phân II.
C. Khi quá trình phân bào của tế bào M kết thúc, tạo ra tế bào con có bộ nhiễm sắc thể lệch bội (2n + 1).
D. Cây A có thể là thể ba.
-
Câu 38:
Cho ba gen nằm trên ba nhiễm sắc thể khác nhau cùng quy định màu sắc hạt. Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả 3 alen trội A, B, D cho hạt có màu đỏ; kiểu gen có mặt A và B nhưng vắng mặt gen D cho kiểu hình vàng, các kiểu gen còn lại đều cho hạt vào trắng, trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán đúng?
I. P: AaBbDd × AabbDd tạo ra F1, theo lí thuyết, tỉ lệ hạt màu trắng ở F1 là 0,0625.
II. Có tất cả 15 kiểu gen quy định kiểu hình trắng.
III. P: AABBdd × AAbbDD tạo ra F1, F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình là 9 đỏ : 3 vàng : 4 trắng.
IV. P: AABBDD × aabbdd, tạo ra F1, F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình là 9 trắng : 7 đỏ.A. 1
B. 2
C. 4
D. 3
-
Câu 39:
Ở một quần thể thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng.Thế hệ xuất phát (P) có 90% số cây quả đỏ, qua giao phấn ngẫu nhiên, thu được F1 có 6,25% cây quả vàng. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Thành phần kiểu gen của thế hệ (P) là 0,6 Aa: 0,3 AA: 0,1 aa.
B. Nếu cho P giao phấn ngẫu nhiên hai thế hệ rồi cho tự thụ phấn bắt buộc qua ba thế hệ liên tiếp thì ở thế hệ F5 có số cây quả đỏ đồng hợp tử chiếm tỷ lệ 45/64.
C. Nếu cho P tự thụ phấn qua hai thế hệ thì thu được F2 có 78,75% cây hoa đỏ.
D. Nếu cho các cây quả đỏ ở P giao phấn ngẫu nhiên thì thu được đời con có tỷ lệ kiểu hình là 8 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng
-
Câu 40:
Phả hệ ở hình bên mô tả sự di truyền 2 bệnh ở người: Bệnh P do một trong hai alen của gen quy định; bệnh M do một trong hai alen của một gen nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Xác suất sinh con thứ nhất chỉ bị bệnh P của cặp 12 – 13 là 1/4.
B. Xác suất sinh con thứ nhất là con trai và chỉ bị bệnh P của cặp 12 – 13 là 1/16.
C. Người số 4 không mang alen quy định bệnh P.
D. Người số 13 có kiều gen đồng hợp tử về hai cặp gen.