Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Sinh năm 2020
Tuyển chọn số 10
-
Câu 1:
Sản phẩm đầu tiên của giai đoạn cố định CO2 khí quyển trong pha tối ở nhóm thực vật C3 là gì?
A. Rib-1,5-điP.
B. PEP.
C. AOA.
D. APG.
-
Câu 2:
Loài động vật nào sau đây có hình thức hô hấp qua bề mặt cơ thể?
A. Cá chép.
B. Giun đất.
C. Cá Sấu.
D. Trăn.
-
Câu 3:
Thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp quá trình dịch mã?
A. ADN.
B. ARN vận chuyển.
C. ARN thông tin.
D. Riboxôm.
-
Câu 4:
Loại đột biến nào sau đây không làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào?
A. Đột biến tứ bội.
B. Đột biến đảo đoạn.
C. Đột biến tam bội.
D. Đột biến lệch bội
-
Câu 5:
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Số loại đột biến thể ba tối đa có thể phát sinh ở loài này là
A. 14
B. 21
C. 7
D. 28
-
Câu 6:
Để khởi động cho quá trình phiên mã, enzim ARN polimeraza sẽ bám vào vùng nào sau đây trên gen cấu trúc:
A. Vùng khởi động
B. Vùng điều hòa.
C. Vùng phiên mã.
D. Vùng kết thúc.
-
Câu 7:
Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, ở những giai đoạn nào sau đây chưa có sự xuất hiện của cơ thể sinh vật?
A. Giai đoạn tiến hóa hóa học và giai đoạn tiến hóa tiền sinh học.
B. Giai đoạn tiến hóa hóa học và giai đoạn tiến hóa sinh học.
C. Giai đoạn tiến hóa tiền sinh học và giai đoạn tiến hóa sinh học.
D. Giai đoạn tiến hóa sinh học.
-
Câu 8:
Thường biến là
A. những biến đổi đồng loạt về kiểu gen.
B. những biến đổi về kiểu hình liên quan đến biến đổi kiểu gen.
C. những biến đổi đồng loạt về kiểu hình của cùng kiểu gen.
D. những biến đổi đồng loạt về kiểu gen tạo ra cùng kiểu hình.
-
Câu 9:
Trong một hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây được xếp vào sinh vật sản xuất?
A. Động vật bậc thấp.
B. Động vật bậc cao.
C. Thực vật.
D. Động vật ăn mùn hữu cơ.
-
Câu 10:
Lúa nước có 2n = 24. Biết rằng quá trình giảm phân diễn ra bình thường, mỗi giao tử có bao nhiêu nhiễm sắc thể?
A. 12
B. 48
C. 24
D. 6
-
Câu 11:
Điều nào sau đây không đúng với mức phản ứng?
A. Tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng
B. Mức phản ứng không được di truyền.
C. Mức phản ứng do kiểu gen qui định.
D. Tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp.
-
Câu 12:
Hệ tuần hoàn của loài động vật nào sau đây không có mao mạch?
A. Cá chép.
B. Bạch tuộc
C. Sư tử.
D. Cua.
-
Câu 13:
Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến đã đạt được thành tựu nào sau đây?
A. Tạo ra giống cừu có thể sản xuất sữa chứa protein của người.
B. Tạo giống bông có chứa gen kháng sâu đục thân.
C. Tạo giống dâu tằm tứ bội.
D. Các giống lúa lai IR8, IR22 và CICA4.
-
Câu 14:
Ở cây thiên nam tinh (Arisaema japonica) thuộc họ Ráy, rễ cũ loại lớn có nhiều chất dinh dưỡng nảy chồi sẽ cho ra cây chỉ có hoa cái, còn rễ củ loại nhỏ nảy chồi cho ra cây chỉ có hoa đực. Đây là một ví dụ về đặc trưng nào của quần thể?
A. Tỷ lệ đực/cái.
B. Thành phần nhóm tuổi.
C. Sự phân bố cá thể.
D. Mật độ cá thể.
-
Câu 15:
Xét chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu → Nhái → Rắn → Đại bàng. Trong chuỗi thức ăn này, loài nào được xếp vào sinh vật tiêu thụ bậc 1?
A. Nhái.
B. Đại bàng.
C. Rắn.
D. Sâu.
-
Câu 16:
Theo Menđen, nội dung của quy luật phân li là
A. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 3 trội : 1 lặn.
B. mỗi nhân tố di truyền (gen) của cặp phân li về mỗi giao tử với xác suất như nhau, nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền (alen) của bố hoặc của mẹ.
C. ở thể dị hợp, tính trạng trội át chế hoàn toàn tính trạng lặn.
D. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 1 : 2 : 1.
-
Câu 17:
Theo quan niệm hiện đại, chọn lọc tự nhiên
A. trực tiếp tạo ra các tổ hợp gen thích nghi trong quần thể.
B. không tác động lên từng cá thể mà chỉ tác động lên toàn bộ quần thể.
C. vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
D. chống lại alen lặn sẽ nhanh chóng loại bỏ hoàn toàn các alen lặn ra khỏi quần thể.
-
Câu 18:
Trong quần thể, sinh vật thường phân bố theo kiểu nào sau đây?
A. Phân bố ngẫu nhiên.
B. Phân bố theo nhóm.
C. Phân bố đồng đều.
D. Phân tầng.
-
Câu 19:
Nếu một alen đột biến ở trạng thái lặn được phát sinh trong quá trình giảm phân thì alen đó
A. được tổ hợp với alen trội tạo ra thể đột biến.
B. không bao giờ được biểu hiện ra kiểu hình.
C. có thể được phát tán trong quần thể nhờ quá trình giao phối.
D. bị chọn lọc tự nhiên đào thải hoàn toàn ra khỏi quần thể, nếu alen đó là alen gây chết.
-
Câu 20:
Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của hiện tượng hoán vị gen
A. Tần số hoán vị gen bằng tổng tần số giao tử hoán vị.
B. Làm tăng khả năng xuất hiện các biến dị tổ hợp.
C. Tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa các gen.
D. Tần số hoán vị gen không vượt quá 50%.
-
Câu 21:
Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Di-nhập gen có thể làm thay đổi vốn gen của quần thể.
B. Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố định hướng quá trình tiến hóa.
C. Quá trình tiến hỏa nhỏ diễn ra dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.
D. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm biến đổi đột ngột tần số alen của quần thể.
-
Câu 22:
Khi nói về bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong một lưới thức ăn, các loài có cùng mức dinh dưỡng hợp thành một bậc dinh dưỡng.
B. Bậc dinh dưỡng cấp 1 gồm các loài động vật ăn thực vật.
C. Sinh vật ở bậc dinh dưỡng cao nhất là mắt xích khởi đầu của chuỗi thức ăn.
D. Trong một chuỗi thức ăn, một loài có thể thuộc nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau.
-
Câu 23:
Vì sao tăng diện tích lá cây lại làm tăng năng suất cây trồng?
A. Lá thải ra oxi nhiều hơn từ đó thúc đẩy hô hấp làm cây xanh có nhiều năng lượng hơn nên quang hợp nhiều hơn → tăng năng suất cây trồng.
B. Tán lá rộng sẽ che bớt mặt đất → hạn chế mất nước, tăng độ ẩm → giảm thoái hóa các chất hữu cơ trong đất.
C. Làm tăng cường độ quang hợp → tăng tích lũy chất hữu cơ trong cây → tăng năng suất cây.
D. Nhiều lá thì cây sẽ hút được nhiều nguyên liệu hơn, nhựa được chuyển nhanh hơn cho quang hợp.
-
Câu 24:
Ở một quần thể thực vật tự thụ phấn, thế hệ xuất phát có 100% cá thể mang kiểu gen Bb. Theo lí thuyết, ở F2 có tỷ lệ kiểu gen Bb là bao nhiêu?
A. 50%.
B. 12,5%.
C. 25%.
D. 37,5%.
-
Câu 25:
Về các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử và cấp độ tế bào, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Các gen nằm trên vùng nhân của E.coli luôn có số lần phiên mã bằng nhau.
B. Các gen nằm trên vùng nhân của vi khuẩn E.coli luôn có số lần tự nhân đôi bằng nhau.
C. Cả tự nhân đôi, phiên mã, dịch mã đều sử dụng mạch khuôn tổng hợp và có nguyên tắc bổ sung.
D. ARN là đối tượng tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp chuỗi polypeptide.
-
Câu 26:
Lấy 100g hạt mới nhú mầm và chia thành 2 phần bằng nhau. Đổ nước sôi lên một trong hai phần đó để giết chết hạt. Tiếp theo cho mỗi phần hạt vào mỗi bình và nút chặt để khoảng từ 1,5 đến 2 giờ. Mở nút bình chứa hạt sống (bình a) nhanh chóng đưa nến đang cháy vào bình, nến tắt ngay. Sau đó, mở nút bình chứa hạt chết (bình b) và đưa nến đang cháy vào bình, nến tiếp tục cháy. Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Bình b hạt hô hấp cung cấp nhiệt cho nến cháy.
B. Bình a hạt không xảy ra hô hấp không tạo O2 nến tắt.
C. Bình a hạt hô hấp hút O2 nên nến tắt.
D. Bình b hạt hô hấp tạo O2 nên nến cháy.
-
Câu 27:
Một tế bào có bộ NST lưỡng bội 2n =48. Quan sát một tế bào sinh dưỡng của loài dưới kính hiển vi người ta thấy có 46 NST. Đột biến này thuộc dạng?
A. Thể khuyết nhiễm.
B. Thể một kép.
C. Thể khuyết nhiễm hoặc thể một kép.
D. Thể một nhiễm.
-
Câu 28:
Khi nói về hệ tuần hoàn, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Giun đất và châu chấu đều có hệ tuần hở.
B. Ở người, khi tim co máu giàu O2 sẽ được đẩy từ tâm thất phải vào động mạch chủ đi nuôi cơ thể.
C. Ở cá tim 2 ngăn, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
D. Ở bò sát có 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu không pha trộn.
-
Câu 29:
Ở một loài sinh vật lưỡng bội (2n), xét gen có 3 alen và IA, IB, IO.Số kiểu gen tối đa có thể có về gen nói trên là
A. 3
B. 6
C. 8
D. 9
-
Câu 30:
Một loài thực vật, xét 2 cặp alen liên kết hoàn toàn trên một cặp NST thường trong đó alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có số cây thân cao, hoa trắng chiếm 25%?
A. \(\frac{{Ab}}{{ab}}x\frac{{aB}}{{aB}}\)
B. \(\frac{{Ab}}{{ab}}x\frac{{AB}}{{aB}}\)
C. \(\frac{{AB}}{{ab}}x\frac{{aB}}{{ab}}\)
D. \(\frac{{Ab}}{{aB}}x\frac{{aB}}{{ab}}\)
-
Câu 31:
Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong quá trình phiên mã có xảy ra nguyên tắc bổ sung giữa nucleotit A môi trường với nuclêôtit T trên mạch khuôn (mạch mã gốc có chiều 3’-5’).
B. Nếu đột biến thay thế một cặp nuclêôtit xảy ra ở bộ ba mở đầu 3’TAX5’ trên mạch mã gốc của gen thì quá trình phiên mã sẽ không diễn ra.
C. Trong cơ chế dịch mã, khi ribosome tiếp xúc với bộ ba 3’AAU5’ thì quá trình dịch mã sẽ dừng lại.
D. Trong quá trình nhân đôi ADN, một trong những vai trò của enzim ADN polimeraza là tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn của ADN.
-
Câu 32:
Năm 1909, Correns đã tiến hành phép lai thuận nghịch trên cây hoa phấn (Mirabilis jalapa) và thu được kết quả như sau:
Phép lai thuận Phép lai nghịch
P: ♀ Cây lá đốm x ♀ Cây lá xanh P: ♀ cây lá xanh x ♂ cây lá đốm
F1 : 100% số cây lá đốm F1: 100% số cây lá xanhNếu lấy hạt phấn của cây F1 ở phép lai nghịch thụ phấn cho cây F1 ở phép lai thuận thì theo lí thuyết, thu được F2 gồm:
A. 100% số cây lá xanh.
B. 100% số cây lá đốm.
C. 50% số cây lá đốm : 50% số cây lá xanh.
D. 75% số cây lá đốm : 25% số cây lá xanh.
-
Câu 33:
Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb phân li độc lập quy định. Khi trong kiểu gen có cả hai gen trội A và B thì quy định hoa đỏ; kiểu gen chỉ có 1 alen trội A hoặc B thì quy định hoa vàng; kiểu gen aabb quy định hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến và kiểu gen AABB bị chết ở giai đoạn phôi. Cho các cây dị hợp 2 cặp gen giao phấn ngẫu nhiên, thu được F1. Tiếp tục cho cây hoa đỏ ở F1 lai với cây hoa vàng ở F1 thu được F2. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là
A. 13 cây hoa đỏ : 10 cây vàng : 1 cây trắng.
B. 10 cây hoa đỏ : 13 cây vàng : 1 cây trắng.
C. 7 cây hoa đỏ : 8 cây vàng : 10 cây trắng.
D. 13 cây hoa đỏ : 14 cây vàng : 12 cây trắng.
-
Câu 34:
Ở một loài có 2n = 20. Trong quá trình giảm phân của đực thấy có 20% tế bào có cặp NST số 5 không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường; Trong quá trình giảm phân của cái thấy có 10% tế bào có cặp NST số 5 không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có thể tạo ra tối đa 4 loại hợp tử đột biến ở đời con. II. Tỉ lệ hợp tử không đột biến là 73%.
III. Tỉ lệ hợp tử thể bốn là 0,5%. IV. Tỉ lệ hợp tử thể ba là 5,5%.A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 35:
Ở một loài thực vật, cho lai giữa một cặp bố mẹ thuần chủng cây cao, hoa vàng và cây thấp, hoa đỏ thu được F1 gồm 100% cây cao, hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 gồm: 40,5% cây cao, hoa đỏ; 34,5% cây thấp, hoa đỏ; 15,75% cây cao, hoa vàng; 9,25% cây thấp, hoa vàng. Trong phép lai trên, tỉ lệ cây thấp, hoa đỏ thuần chủng ở F2 là bao nhiêu? Cho biết các gen thuộc nhiễm sắc thể thường, diễn biến giảm phân giống nhau trong quá trình tạo giao tử đực và giao tử cái.
A. 5,5%.
B. 21,5%.
C. 4,25%.
D. 8,5%.
-
Câu 36:
Hiện tượng bất thụ đực xảy ra ở một số loài thực vật, nghĩa là cây không có khả năng tạo được phấn hoa hoặc phấn hoa không có khả năng thụ tinh. Một gen lặn qui định sự bất thụ đực nằm trong tế bào chất. Nhận xét nào sau đây về dòng ngô bất thụ đực là đúng?
A. Cây ngô bất thụ đực nếu được thụ tinh bởi phấn hoa bình thường thì toàn bộ thế hệ con sẽ không có khả năng tạo ra hạt phấn hữu thụ.
B. Cây ngô bất thụ đực được sử dụng trong chọn giống cây trồng nhằm tạo hạt lai mà không tốn công hủy bỏ nhụy của cây làm bố.
C. Cây ngô bất thụ đực chỉ có thể sinh sản vô tính mà không thể sinh sản hữu tính do không tạo được hạt phấn hữu thụ.
D. Cây ngô bất thụ đực không tạo được hạt phấn hữu thụ nên không có ý nghĩa trong công tác chọn giống cây trồng.
-
Câu 37:
Có ba tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen AaBb giảm phân, một trong 3 tế bào có cặp Aa không phân li trong giảm phân 1, các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Quá trình giảm phân tạo ra 12 tinh trùng, trong đó có tất cả 6 loại giao tử. Tỉ lệ của các loại giao tử có thể là:
A. 1AaB : 1b : 1AB : 1ab : 1Ab : 1aB.
B. 1AaB : 1b : 2AB : 2ab : 2Ab : 2aB.
C. 1AaB : 1b : 1AB : 1ab : 1Aab : 1B.
D. 2AaB : 2b : 1AB : 1ab : 1Ab : 1aB.
-
Câu 38:
Một loài thực vật, xét 3 cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể; mỗi gen quy định một tính trạng, mỗi gen đều có 2 alen và các alen trội là trội hoàn toàn. Cho hai cây đều có kiểu hình trội về cả 3 tính trạng (P) giao phấn với nhau, thu được F1 có 1% số cây mang kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng. Cho biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
A. Ở F1, tỉ lệ cây đồng hợp tử về cả 3 cặp gen bằng tỉ lệ cây dị hợp tử về cả 3 cặp gen.
B. Ở F1, có 13 loại kiểu gen quy định kiểu hình trội về 2 trong 3 tính trạng.
C. Nếu hai cây ở P có kiểu gen khác nhau thì đã xảy ra hoán vị gen với tần số 40%.
D. Ở F1, có 13,5% số cây mang kiểu hình trội về 1 trong 3 tính trạng.
-
Câu 39:
Trong quần thể của một loài thú, xét ba locut: locut một có 3 alen là A1, A2, A3; locut hai có 2 alen là B và b; locut 3 có 4 alen: C1,C2,C3,C4. Cả ba locut đều nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và các alen của ba locut này liên kết không hoàn toàn. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, số kiểu gen tối đa về hai locut bên trong quần thể này là:
A. 324
B. 300
C. 136
D. 180
-
Câu 40:
Phả hệ ở hình dưới đây mô tả sự di truyền 2 bệnh ở người: Bệnh P do một trong hai alen của một gen quy định; bệnh M do một trong hai alen của một gen nằm ở vùng không tưong đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng?
I. Xác suất sinh con thứ nhất là con trai và chỉ bị bệnh P của cặp 12 – 13 là 1/16.
II. Người số 4 không mang alen quy định bệnh P.
III. Xác suất sinh con thứ nhất chỉ bị bệnh P của cặp 12 – 13 là 1/4.
IV. Người số 13 có kiểu gen đồng hợp tử về hai cặp gen.A. 1
B. 2
C. 4
D. 3