Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Sinh năm 2020
Tuyển chọn số 9
-
Câu 1:
Một gen có thể tác động đến sự hình thành nhiều tính trạng khác nhau được gọi là
A. Gen điều hòa.
B. Gen đa hiệu.
C. Gen tăng cường.
D. Gen trội.
-
Câu 2:
Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể chắc chắn không làm thay đổi lượng vật chất di truyền là
A. Đảo đoạn.
B. Mất đoạn.
C. Lặp đoạn.
D. Chuyển đoạn.
-
Câu 3:
Loại mô phân sinh chỉ có ở cây Hai lá mầm là
A. Mô phân sinh lóng.
B. Mô phân sinh đỉnh thân.
C. Mô phân sinh đỉnh rễ.
D. Mô phân sinh bên.
-
Câu 4:
Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Đột biến gen có thể phát sinh ngay cả khi môi trường không có tác nhân đột biến.
B. Đột biến gen tạo ra các lôcut gen mới, làm tăng đa dạng di truyền của loài.
C. Đột biến gen lặn vẫn có thể biểu hiện ngay ra kiểu hình ở cơ thể bị đột biến.
D. Các đột biến gen gây chết vẫn có thể truyền lại cho đời sau.
-
Câu 5:
Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và các cây tứ bội giảm phân bình thường cho các giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Cho cây tứ bội có kiểu gen AaaaBbbb tự thụ phấn. Theo lý thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là
A. 35 : 35 : 1 : 1.
B. 105 : 35 : 3 : 1.
C. 33 : 11 : 1 : 1.
D. 105 : 35 : 9 : 1.
-
Câu 6:
Ở phép lai giữa ruồi giấm \({AB \over ab}\) XDXd và ruồi giấm \({AB\over ab}\) XDY cho F1 có kiểu hình lặn về tất cả các tính trạng chiếm tỷ lệ 4,375%. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Tần số hoán vị gen là bao nhiêu?
A. 35%.
B. 30%.
C. 40%.
D. 20%.
-
Câu 7:
Thứ tự chính xác sơ đồ cung phản xạ tự vệ ở người là
A. Thụ quan đau ở da - Đường cảm giác - Tủy sống - Đường vận động - Cơ co.
B. Thụ quan đau ở da - Đường vận động - Tủy sống - Đường cảm giác - Cơ co.
C. Thụ quan đau ở da - Tủy sống - Đường cảm giác - Đường vận động - Cơ co.
D. Thụ quan đau ở da - Đường cảm giác - Đường vận động - Tủy sống - Cơ co.
-
Câu 8:
Ví dụ nào sau đây không phải là ví dụ về tập tính học được?
A. Chuột nghe thấy tiếng mèo kêu phải chạy xa.
B. Con mèo ngửi thấy mùi cá là chạy tới gần.
C. Ếch đực kêu vào mùa sinh sản.
D. Chim sâu thấy bọ nẹt không dám ăn.
-
Câu 9:
Có 4 tế bào sinh trứng của một cá thể có kiểu gen AabbDd XEXe tiến hành giảm phân hình thành giao tử cái. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, không xảy ra hoán vị gen và không xảy ra đột biến nhiễm sắc thể. Tính theo lý thuyết số loại trứng tối đa có thể tạo ra là
A. 64
B. 8
C. 16
D. 4
-
Câu 10:
Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến, các gen phân li độc lập và tác động riêng rẽ, các alen trội là trội hoàn toàn. Theo lý thuyết, phép lai AaBbDd x AaBbDD cho đời con có tối đa:
A. 9 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình.
B. 18 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.
C. 18 loại kiểu gen và 18 loại kiểu hình.
D. 8 loại kiểu gen và 6 loại kiểu hình.
-
Câu 11:
Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản có đường kính
A. 30nm.
B. 11nm.
C. 2nm.
D. 300nm.
-
Câu 12:
Ở động vật, đặc điểm nào sau đây là đúng với kiểu sinh trưởng và phát triển không qua biến thái?
A. Con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự với con trưởng thành.
B. Con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí khác với con trưởng thành.
C. Con non phải trải qua nhiều lần lột xác để phát triển thành con trưởng thành.
D. Phải trải qua giai đoạn trung gian, ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.
-
Câu 13:
Loại bào quan chỉ có ở tế bào thực vật không có ở tế bào động vật là
A. lục lạp.
B. ti thể.
C. lưới nội chất hạt.
D. trung thể.
-
Câu 14:
Ở người, gen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định tính trạng máu khó đông, gen trội tương ứng A qui định tính trạng máu đông bình thường. Một cặp vợ chồng máu đông bình thường sinh con trai mắc bệnh máu khó đông. Kiểu gen của cặp vợ chồng trên là:
A. XaXa và XAY.
B. XaXa và XaY.
C. XAXA và XaY.
D. XAXa và XAY.
-
Câu 15:
Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao, alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả màu đỏ, alen b quy định quả màu trắng; hai cặp gen này nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình thân thấp, quả màu trắng chiếm tỉ lệ 1/16?
A. AaBb x AaBb.
B. AaBb x Aabb.
C. AaBB x aaBb.
D. Aabb x AaBB.
-
Câu 16:
Có 120 tế bào sinh trứng tham gia giảm phân. Biết không có đột biến xảy ra, hiệu suất thụ tinh của trứng là 50%. Số hợp tử được tạo thành là:
A. 480.
B. 120.
C. 240.
D. 60.
-
Câu 17:
Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa ở động vật diễn ra theo hướng nào?
A. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa ngoại bào.
B. Tiêu hóa ngoại bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào.
C. Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào.
D. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào.
-
Câu 18:
Ở một loài động vật, khi cho con đực thân đen, mắt trắng thuần chủng lai với con cái thân xám, mắt đỏ thuần chủng thu được F1 đồng loạt thân xám, mắt đỏ. Cho các cá thể F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau, ở thế hệ F2 có 50% con cái thân xám, mắt đỏ, 20% con đực thân xám, mắt đỏ, 20% con đực thân đen, mắt trắng, 5% con đực thân xám, mắt trắng, 5% con đực thân đen, mắt đỏ. Phép lai này chịu sự chi phối của các quy luật di truyền:
1. Di truyền trội lặn hoàn toàn.
2. Gen nằm trên nhiễm sắc thể X, di truyền chéo.
3. Liên kết gen không hoàn toàn.
4. Phân li độc lập.
Phương án đúng là:
A. 2, 3, 4.
B. 1, 2, 4.
C. 1, 2, 3.
D. 1, 3, 4.
-
Câu 19:
Trong quá trình nhân đôi ADN, một trong những vai trò của enzim ADN-pôlimeraza là
A. Bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của phân tử ADN.
B. Nối các đoạn Okazaki để tạo thành mạch liên tục.
C. Tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn của ADN.
D. Tháo xoắn và làm tách hai mạch của phân tử ADN.
-
Câu 20:
Trong một gia đình, gen trong ti thể của người con trai có nguồn gốc từ
A. Ti thể của bố.
B. Ti thể của bố hoặc mẹ.
C. Ti thể của mẹ.
D. Nhân tế bào của cơ thể mẹ.
-
Câu 21:
Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Giả sử có 6 thể đột biến của loài này được kí hiệu từ I đến VI với số lượng nhiễm sắc thể (NST) ở kì giữa trong mỗi tế bào sinh dưỡng như sau:
Thể đột biến I II III IV V VI Số lượng NST trong một tế bào sinh dưỡng
48 84 72 36 60 25 Trong các thể đột biến trên có bao nhiêu thể đa bội lẻ?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 22:
Cho phép lai AaBbDd x aaBbDD, theo lý thuyết tỷ lệ cá thể thuần chủng ở F1 là
A. 0%.
B. 12,5%.
C. 18,75%.
D. 6,25%.
-
Câu 23:
Ở một loài thực vật, xét một cây F1 có kiểu gen (\({AB \over ab}\) \({De \over dE}\)) tự thụ phấn. Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, 40% tế bào sinh hạt phấn xảy ra hoán vị gen ở cặp NST mang gen A, B; 20% tế bào sinh hạt phấn xảy ra hoán vị gen ở cặp NST mang gen D, E. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và hoán vị gen xảy ra trong quá trình phát sinh giao tử đực và cái với tần số bằng nhau. Tính theo lý thuyết thì tỷ lệ cây F2 có kiểu hình A-B-D-E- là:
A. 12,06%.
B. 15,84%.
C. 16,335%.
D. 33,165%.
-
Câu 24:
Hậu quả khi bón liều lượng phân bón cao quá mức cần thiết cho cây:
1. Gây độc hại đối với cây.
2. Gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường.
3. Làm đất đai phì nhiêu nhưng cây không hấp thụ được hết.
4. Dư lượng phân bón khoáng chất sẽ làm xấu lí tính của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi.
Số nhận định không đúng là:
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
-
Câu 25:
Bộ ba mã sao nào sau đây không có bộ ba đối mã tương ứng?
A. 3’ UAG 5’
B. 5’ AUG 3’
C. 3’ UAA 5’
D. 5’ UGA 3’
-
Câu 26:
Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi môi trường có lactozơ vì sao prôtêin ức chế bị mất tác dụng?
A. Vì lactôzơ làm cho các gen cấu trúc bị bất hoạt.
B. Vì prôtêin ức chế bị phân hủy khi có lactôzơ.
C. Vì lactôzơ làm gen điều hòa không hoạt động.
D. Vì lactôzơ làm biến đổi cấu hình không gian của prôtêin ức chế.
-
Câu 27:
Cho các phát biểu sau:
(1) Trên mạch mã gốc của gen, tính từ đầu 5’ – 3’ của gen có thứ tự các vùng là: vùng điều hòa, vùng mã hóa, vùng kết thúc.
(2) Bộ ba đối mã khớp với bộ ba mã sao 5’GXU3’ trên mARN là 5’XGA3’.
(3) Chiều tổng hợp của ARN polimeraza và chiều của ARN lần lượt là 5’- 3’ và 5’- 3’
(4) mARN không được tổng hợp theo nguyên tắc bán bảo toàn.
Số phát biểu đúng là:
A. 2
B. 4
C. 1
D. 3
-
Câu 28:
Ở một loài thực vật, hình dạng hoa do sự tương tác bổ sung của hai gen không alen phân li độc lập. Trong đó, A-B- quy định kiểu hình hoa kép, còn lại quy định kểu hình hoa đơn. Lai các cây hoa đơn thuần chủng thu được F1 đồng loạt hoa kép. Cho F1 lai với một cây khác không phân biệt cơ thể bố mẹ. Có bao nhiêu phép lai phù hợp với sự phân ly kiểu hình ở F2 là 3 : 5?
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3
-
Câu 29:
Quá trình hô hấp hiếu khí gồm ba giai đoạn: Đường phân, chu trình Crep và chuỗi chuyền electron hô hấp. Trong đó, chu trình Crep xảy ra ở:
A. Tế bào chất.
B. Màng trong ti thể.
C. Chất nền của ti thể.
D. Chất nền của lục lạp.
-
Câu 30:
Điều hòa hoạt động gen của sinh vật nhân sơ chủ yếu xảy ra ở giai đoạn:
A. Sau phiên mã.
B. Dịch mã.
C. Sau dịch mã.
D. Phiên mã.
-
Câu 31:
Mạch gốc của gen ban đầu: 3’ TAX TTX AAA… 5’. Cho biết có bao nhiêu trường hợp thay thế nuclêôtit ở vị trí số 6 làm thay đổi codon mã hóa axit amin này thành codon mã hóa axit amin khác?
(Theo bảng mã di truyền thì codon AAA và AAG cùng mã cho lizin, AAX và AAU cùng mã cho asparagin)
A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
-
Câu 32:
Nguyên liệu của quá trình hô hấp gồm có:
A. CO2, H2O, năng lượng.
B. Glucôzơ, ATP, O2.
C. ATP, NADPH, O2.
D. Cacbohiđrat, O2.
-
Câu 33:
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hiện tượng liên kết gen
A. Liên kết gen đảm bảo sự di truyền bền vững của nhóm gen quý có ý nghĩa trọng chọn giống.
B. Số lượng nhóm gen liên kết của một loài thường bằng số lượng nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể đơn bội của loài đó.
C. Các gen trên cùng một nhiễm sắc thể di truyền cùng nhau tạo thành một nhóm gen liên kết.
D. Liên kết gen (liên kết hoàn toàn) làm tăng sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
-
Câu 34:
Ở người (2n = 46), vào kỳ sau của nguyên phân, trong mỗi tế bào sinh dưỡng có
A. 46 crômatit.
B. 92 nhiễm sắc thể kép.
C. 92 tâm động.
D. 46 nhiễm sắc thể đơn.
-
Câu 35:
Ở đậu Hà Lan, khi lai các cây hoa đỏ với hoa trắng thu được F1 100% hoa đỏ. Cho F1 tự thụ thu được F2: 3 đỏ : 1 trắng. Lấy ngẫu nhiên 3 cây F2 hoa đỏ tự thụ. Xác suất cả 3 cây cho đời con toàn hoa đỏ là
A. 1,5625%.
B. 3,7037%.
C. 12,5%.
D. 29,62%.
-
Câu 36:
Biết hoán vị gen xảy ra với tần số 24%. Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen \({AB \over ab}\) giảm phân cho ra loại giao tử Ab với tỉ lệ:
A. 12%.
B. 24%.
C. 76%.
D. 48%.
-
Câu 37:
Một loài thực vật lưỡng bội (2n = 8), các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Do đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể một. Thể một này có bộ nhiễm sắc thể nào trong các bộ nhiễm sắc thể sau đây?
A. AaBbEe
B. AaaBbDdEe.
C. AaBbDEe.
D. AaBbDdEe.
-
Câu 38:
Trình tự nuclêôtit trong ADN có tác dụng bảo vệ và làm các NST không dính vào nhau nằm ở
A. Điểm khởi sự nhân đôi.
B. Eo thứ cấp.
C. Tâm động.
D. Hai đầu mút NST.
-
Câu 39:
Khi nói về mức phản ứng của kiểu gen, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Có thể xác định mức phản ứng của một kiểu gen dị hợp ở một loài thực vật sinh sản hữu tính bằng cách gieo các hạt của cây này trong các môi trường khác nhau rồi theo dõi các đặc điểm của chúng.
B. Các cá thể của một loài có kiểu gen khác nhau, khi sống trong cùng một môi trường thì có mức phản ứng giống nhau.
C. Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là mức phản ứng của kiểu gen.
D. Mức phản ứng của một kiểu gen là tập hợp các phản ứng của một cơ thể khi điều kiện môi trường biến đổi.
-
Câu 40:
Ở một loài thực vật, cho hai cây thuần chủng đều có hoa màu trắng lai với nhau, thu được F1 100% cây hoa màu đỏ. Cho F1 lai với cây có kiểu gen đồng hợp lặn, Fa phân li theo tỉ lệ 3 cây hoa màu trắng : 1 cây hoa màu đỏ. Màu sắc hoa di truyền theo quy luật:
A. Tương tác bổ sung
B. Tương tác át chế
C. Tương tác cộng gộp
D. Phân li