Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Sinh năm 2020
Tuyển chọn số 8
-
Câu 1:
Dưới tác dụng của vi khuẩn phản nitrat hoá, nitrat (NO3-) sẽ bị chuyển hoá trực tiếp thành
A. Amôni.
B. Nitrit.
C. Sunfat.
D. Nitơ khí quyển.
-
Câu 2:
Loài động vật nào sau đây có hình thức hô hấp bằng mang?
A. Cá diêu hồng.
B. Châu chấu.
C. Chim đại bàng.
D. Hổ.
-
Câu 3:
Đại phân tử nào sau đây trong cấu trúc không có liên kết hidro giữa các nucleotit?
A. ARN vận chuyển.
B. ARN riboxom.
C. ARN thông tin.
D. ADN.
-
Câu 4:
Loại đột biến nào sau đây luôn làm tăng số lượng gen trên một nhiễm sắc thể?
A. Chuyển đoạn
B. Mất đoạn.
C. Lặp đoạn.
D. Đảo đoạn.
-
Câu 5:
Loại đột biến nào sau đây là đột biến số lượng NST?
A. Mất đoạn.
B. Lệch bội.
C. Lặp đoạn.
D. Đảo đoạn.
-
Câu 6:
Trong mô hình điều hòa Operon Lac được mô tả như hình bên dưới. Hai gen nào sau đây có số lần phiên mã khác nhau?
A. Gen Z và gen điều hòa.
B. Gen Z và gen A.
C. Gen Z và gen Y.
D. Gen Y và gen A.
-
Câu 7:
Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở
A. kỉ Đệ tam (Thứ ba) thuộc đại Tân sinh.
B. kỉ Triat (Tam điệp) thuộc đại Trung sinh.
C. kỉ Krêta (Phấn trắng) thuộc đại Trung sinh.
D. kỉ Jura thuộc đại Trung sinh.
-
Câu 8:
Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDD x aabbdd cho đời con có bao nhiêu loại kiểu gen?
A. 6
B. 4
C. 8
D. 10
-
Câu 9:
Quan hệ sinh thái giữa chim sáo và trâu rừng thuộc mối quan hệ:
A. Cộng sinh
B. Hội sinh.
C. Hợp tác.
D. Ức chế cảm nhiễm.
-
Câu 10:
Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể, sợi cơ bản có đường kính:
A. 30nm.
B. 11nm.
C. 300nm.
D. 700nm.
-
Câu 11:
Trong các hiện tượng sau, thuộc về thường biến là hiện tượng:
A. Bố mẹ bình thường sinh ra con bạch tạng.
B. Lợn con sinh ra có vành tai xẻ thùy, chân dị dạng.
C. Trên cây hoa giấy đó xuất hiện cánh hoa trắng.
D. Tắc kè hoa thay đổi màu sắc theo nền môi trường.
-
Câu 12:
Loài động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?
A. Cá chép.
B. Bạch tuộc.
C. Sư tử.
D. Tôm.
-
Câu 13:
Tạo giống dựa vào nguồn biến dị tổ hợp đã đạt được thành tựu nào sau đây?
A. Tạo ra giống cừu có thể sản xuất sữa chứa protein của người.
B. Tạo giống dâu tây tam bội.
C. Các giống lúa lai IR8, IR22 và CICA4.
D. Tạo giống cây đơn bội.
-
Câu 14:
Quan sát số lượng cây ở trong một thể thực vật, người ta đếm được 1000 cây/m2. Số liệu trên cho ta biết được đặc trưng nào của quần thể?
A. Tỷ lệ đực/cái.
B. Thành phần nhóm tuổi.
C. Sự phân bố cá thể.
D. Mật độ cá thể.
-
Câu 15:
Cho chuỗi thức ăn: Lúa → Châu chấu → Nhái → Rắn → Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, sinh vật tiêu thụ bậc 3 là:
A. Lúa.
B. Châu chấu.
C. Nhái.
D. Rắn.
-
Câu 16:
Hiện tượng hoán vị gen và phân li độc lập có đặc điểm chung là:
A. Các gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
B. Các gen phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do.
C. Làm tăng sự xuất hiện của biến dị tổ hợp.
D. Làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp.
-
Câu 17:
Hiện tượng hoán vị gen và phân li độc lập có đặc điểm chung là:
A. Các gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
B. Các gen phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do.
C. Làm tăng sự xuất hiện của biến dị tổ hợp.
D. Làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp.
-
Câu 18:
Trong một quần xã sinh vật hồ nước, nếu hai loài cá có ổ sinh thái trùng nhau thì giữa chúng thường xảy ra mối quan hệ:
A. Cộng sinh.
B. Cạnh tranh.
C. Sinh vật này ăn sinh vật khác.
D. Kí sinh.
-
Câu 19:
Nhân tố nào sau đây cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của sinh giới?
A. Chọn lọc tự nhiên.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Đột biến.
D. Các cơ chế cách li.
-
Câu 20:
Kết quả của phép lai thuận và lai nghịch khác nhau, con lai luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng nghiên cứu nằm ở
A. Trên nhiễm sắc thể giới tính X.
B. Trên nhiễm sắc thể thường trong nhân.
C. Ngoài nhân (trong ti thể hoặc lục lạp).
D. Trên nhiễm sắc thể giới tính Y.
-
Câu 21:
Khi nói về nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Giao phối không ngẫu nhiên không chỉ làm thay đổi tần số alen mà còn làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
B. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, qua đó làm thay đổi tần số alen của quần thể.
D. Yếu tố ngẫu nhiên là nhân tố duy nhất làm thay đổi tần số alen của quần thể ngay cả khi không xảy ra đột biến và không có chọn lọc tự nhiên.
-
Câu 22:
Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong một lưới thức ăn, mỗi loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau.
B. Khi thành phần loài trong quần xã thay đổi thì cấu trúc lưới thức ăn cũng bị thay đổi.
C. Trong một chuỗi thức ăn, sinh khối của mắt xích phía truóc bé hơn sinh khối của mắt xích phía sau liền kề.
D. Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp.
-
Câu 23:
Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp?
A. Quá trình tạo ATP, NADPH và giải phóng ôxy.
B. Quá trình khử CO2.
C. Quá trình quang phân li nước.
D. Sự biến đổi trạng thái của diệp lục (từ dạng bình thường sang dạng kích thích).
-
Câu 24:
Một quần thể có tỉ lệ kiểu gen 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa. Tần số alen A là
A. 0,5.
B. 0,3.
C. 0,4.
D. 0,6.
-
Câu 25:
Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong nhân đôi ADN, enzim ADN polimeraza làm nhiệm vụ tháo xoắn ADN và tổng hợp mạch mới.
B. Nhờ quá trình nhân đôi ADN thông tin di truyền được truyền qua các thế hệ.
C. Quá trình nhân đôi ADN và phiên mã đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.
D. Các gen nằm trong nhân của tế bào có số lần nhân đôi và số lần phiên mã bằng nhau.
-
Câu 26:
Nhận định nào sau đây sai?
A. Hô hấp sáng là một trong những tiêu chuẩn quang hợp dùng để phân biệt thực vật C3 và C4.
B. Hô hấp sáng chỉ xảy ra ở thực vật C3, không xảy ra ở thực vật C4 hoặc rất yếu.
C. Thực vật xảy ra hô hấp sáng có năng suất cao hơn so với thực vật không hô hấp sáng.
D. Các loài không xảy ra hô hấp sáng sống ở vùng nhiệt đới.
-
Câu 27:
Có bao nhiêu loại đột biến sau đây vừa làm tăng số lượng nhiễm sắc thể, vừa làm tăng hàm lượng ADN có trong nhân tế bào?
I. Đột biến tam bội.
II. Đột biến gen.
III. Đột biến lặp đoạn.
IV. Đột biến lệch bội thể một.A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 28:
Ở bò, sự tiêu hoá thức ăn ở dạ múi khế diễn ra như thế nào?
A. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xenlulôzơ.
B. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.
C. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.
D. Tiết enzim pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở sinh vật và cỏ.
-
Câu 29:
Cơ thể nào sau đây là cơ thể dị hợp về 1 cặp gen?
A. AaBbDdEe.
B. AaBBddEe.
C. AaBBddEE.
D. AaBBDdEe.
-
Câu 30:
Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Trong các phép lai sau, có bao nhiêu phép lai cho đời con có tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình?
A. \(\frac{{Ab}}{{ab}}x\frac{{AB}}{{aB}}\)
B. \(\frac{{aB}}{{ab}}x\frac{{Ab}}{{aB}}\)
C. \(\frac{{AB}}{{ab}}x\frac{{AB}}{{ab}}\)
D. \(\frac{{Ab}}{{ab}}x\frac{{aB}}{{ab}}\)
-
Câu 31:
Một đoạn pôlipeptit gồm 4 axit amin có trình tự lần lượt là Val – Trp – Lys – Pro. Biết rằng các codon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: Trp – UGG; Val – GUU; Lys – AAG; Pro – XXA. Đoạn mạch gốc của gen mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit nói trên có trình tự nuclêôtít là
A. 5’ TGG – XTT – XXA – AAX 3’.
B. 5’ GTT – TGG – AAG – XXA 3’.
C. 5’ GUU – UGG – AAG – XXA 3’.
D. 5’ XAA – AXX – TTX – GGT 3’.
-
Câu 32:
Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do 4 cặp gen (A,a; B,b; D,d; H,h) quy định. Trong mỗi kiểu gen, mỗi alen trội làm cho cây cao thêm 5cm, cây cao nhất có chiều cao 180cm. Cho cây cao nhất lai với cây thấp nhất thu được F1; cho cây F1 lai với cây có kiểu gen AaBbDDHh, tạo ra đời con F2. Trong số
các cây F2 thì tỷ lệ kiểu hình cây cao 165cm làA. 27/128.
B. 21/43.
C. 35/128.
D. 16/135.
-
Câu 33:
Trong quá trình giảm phân ở một cơ thể có kiểu gen \(\frac{{AB}}{{ab}}X_e^DX_E^d\) đã xảy ra hoán vị gen giữa các alen E và e với tần số 30%, alen A và a với tần số 10%. Cho biết không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử \(\underline {AB} X_e^d\)được tạo ra từ cơ thể này là
A. 4,25%.
B. 10%.
C. 6,75%.
D. 12,5%
-
Câu 34:
Ở một loài động vật, quan sát giảm phân cơ thể đực và cơ thể cái, người ta ghi nhận được diễn biến NST ở 2 tế bào được mô tả ở hình bên. Biết rằng trong quá trình phát sinh giao tử đực có cặp NST Bb không phân li trong kì sau của giảm phân I, các giai đoạn khác diễn ra bình thường; quá trình phát sinh giao tử cái diễn ra bình thường. Khi nói về các loại hợp tử được tạo ra từ giao tử của hai tế bào trên, nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Tế bào sinh dục đực này có thể tạo ra tối đa 4 loại tinh trùng.
B. Tế bào sinh dục cái này có thể tạo ra tối đa 2 loại trứng.
C. Hợp tử được tạo ra chứa tối đa 7 nhiễm sắc thể.
D. Trong số các loại hợp tử được tạo ra có hợp tử bình thường và hợp tử đột biến.
-
Câu 35:
Ở một loài thực vật, xét 3 gen nằm trên NST thường, mỗi gen có 2 alen, alen trội là trội hoàn toàn so với alen lặn. Thực hiện phép lai giữa một cơ thể dị hợp 3 cặp gen với một cơ thể đồng hợp lặn về 3 cặp gen này, thu được đời con có tỷ lệ phân li kiểu hình: 3: 3: 3: 3: 1: 1: 1: 1. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. 3 cặp gen nằm trên 3 cặp NST khác nhau.
B. cặp gen nằm trên 2 cặp NST và có hoán vị gen.
C. 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST và liên kết hoàn toàn.
D. 3 cặp gen nằm trên 1 cặp NST và có hoán vị gen.
-
Câu 36:
Ở một loài thực vật, gen qui định màu sắc vỏ hạt có 3 alen theo thứ tự trội hoàn toàn là A > a1 > a, trong đó A qui định hoa đỏ, a1- hoa vàng, a - hoa trắng. Biết rằng quá trình giảm phân xảy ra bình thường, các giao tử đều có khả năng thụ tinh và sức sống của các kiểu gen đều như nhau. Cho cá thể có kiểu gen
Aa1aa tự thụ phấn thu được các cây F1. Phát biểu nào sau đây là không đúng?A. Tỉ lệ cây hoa trắng thu được ở F1 là 1/36.
B. Tỉ lệ cây hoa vàng thu được ở F1 là 1/4.
C. Nếu cho các cây hoa vàng ở F1 có 2 kiểu gen.
D. Cây hoa đỏ ở F1 có 6 kiểu gen.
-
Câu 37:
Xét 3 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb giảm phân bình thường không xảy ra đột biến. Tính tỉ lệ các loại giao tử tạo ra. Số phương án đúng là
I. 3 : 3 : 1 : 1. II. 1 : 1 : 1 : 1. III. 2 : 2 : 1 : 1. IV. 1 : 1.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 38:
Ở một loài thực vật, cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, trong quá trình giảm phân đã xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số như nhau. Phép lai P: ♀\(\frac{{AB}}{{ab}}{\rm{Dd}}\) x ♂ \(\frac{{AB}}{{ab}}{\rm{Dd}}\)thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình trội ít nhất về 1 tính trạng chiếm 96%. Phát biểu nào sau đây là không đúng với kết quả ở F1?
A. Có 30 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình.
B. Tỉ lệ kiểu hình mang 1 trong 3 tính trạng trội chiếm 16,5%.
C. Kiểu gen dị hợp về 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 34%.
D. Trong số các cá thể có kiểu hình mang 3 tính trạng trội, cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ 8/99.
-
Câu 39:
Thế hệ xuất phát (P) của quần thể thực vật tự thụ phấn có thành phẩn kiểu gen là 0,5 AA: 0,5Aa. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tần số kiểu gen aa sẽ tăng dần qua các thế hệ.
B. Tần số kiểu gen AA ở F1 là 62,5%.
C. Thế hệ F1 đạt trạng thái cân bằng di truyền.
D. Tần số kiểu gen aa ở F2 là 18,75%.
-
Câu 40:
Cho sơ đồ phả hệ sau:
Biết rằng mỗi bệnh do một trong hai alen của một gen quy định, gen quy đinh bệnh máu khó đông nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X và người phụ nữ số 4 mang gen gây bệnh máu khó đông. Phân tích phả hệ trên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có tối đa 6 nguời có thể xác định được chính xác kiểu gen.
II. Có tối đa 15 người mang gen gây bệnh bạch tạng.
III. Xác suất cặp vợ chồng số 13 -14 sinh con gái đầu lòng không mắc cả hai bệnh là 42,5%.
IV. Xác suất cặp vợ chồng số 13 -14 sinh con trai mắc một trong hai bệnh là 16,25%.A. 4
B. 2
C. 1
D. 3