Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Sinh năm 2020
Sở GD&ĐT Lào Cai
-
Câu 1:
Cơ thể có kiểu gen AaBbDdEe tiến hành giảm phân bình thường hình thành tinh trùng. Số loại tinh trùng tối đa có thể được tạo ra là
A. 8
B. 6
C. 16
D. 2
-
Câu 2:
Đối với thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố vi lượng?
A. Lưu huỳnh
B. Nitơ
C. Canxi
D. Kẽm
-
Câu 3:
Cho các phương pháp sau:
(1) Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ.
(2) Dung hợp tế bào trần khác loài.
(3) Lai giữa các dòng thuần chủng khác nhau tạo F1.
(4) Nuôi cấy hạt phấn rồi tiến hành lưỡng bội hóa các dòng đơn bội.
Các phương pháp có thể sử dụng để tạo ra dòng thuần chủng ở thực vật là:
A. (1); (4)
B. (2); (3)
C. (3); (4)
D. (1); (2)
-
Câu 4:
Đậu Hà Lan có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14. Tế bào sinh dưỡng của thể một thuộc loài này có bao nhiêu nhiễm sắc thể
A. 15
B. 13
C. 42
D. 21
-
Câu 5:
Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, sợi chất nhiễm sắc có đường kính là
A. 11 nm
B. 30 nm
C. 300 nm
D. 700 nm
-
Câu 6:
Dạng đột biến điểm nào sau đây không làm thay đổi tổng số nuclêôtit và tổng số liên kết hiđrô trong gen?
A. Mất một cặp nuclêôtit
B. Thêm một cặp nuclêôtit
C. Thay thế một cặp nuclêôtit cùng loại
D. Thay thế một cặp nuclêôtit khác loại
-
Câu 7:
Trong phép lai một cặp tính trạng của Menđen, để các alen của một cặp alen phân li đều về các giao tử thì cần có điều kiện gì?
A. Số lượng cá thể con lai phải lớn.
B. Alen trội phải trội hoàn toàn so với alen lặn.
C. Bố mẹ phải thuần chủng về cặp tính trạng đem lai.
D. Quá trình giảm phân phải diễn ra bình thường.
-
Câu 8:
Động vật nào sau đây có dạ dày 4 ngăn?
A. Chuột
B. Ngựa
C. Dê
D. Thỏ
-
Câu 9:
Trong quá trình dịch mã, loại axit nuclêic nào sau đây đóng vai trò như “một người phiên dịch”?
A. ADN
B. rARN
C. tARN
D. mARN
-
Câu 10:
Về mặt di truyền học mỗi quần thể được đặc trưng bởi
A. Vốn gen
B. Tỷ lệ đực và cái
C. Độ đa dạng
D. Tỷ lệ các nhóm tuổi
-
Câu 11:
Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc lá do gen nằm ở lục lạp quy định. Lấy hạt phấn của những cây lá xanh đậm thụ phấn cho cây có lá xanh nhạt thu được F1:
A. 50% xanh đậm : 50% xanh nhạt
B. 75% xanh đậm : 25% xanh nhạt
C. 100% xanh đậm
D. 100% xanh nhạt
-
Câu 12:
Ở sinh vật nhân sơ, điều hòa hoạt động của gen diễn ra chủ yếu ở giai đoạn
A. sau dịch mã
B. trước phiên mã
C. dịch mã
D. phiên mã
-
Câu 13:
Ở người, bệnh nào sau đây do alen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính quy định?
A. Phêninkêto niệu
B. Ung thư máu
C. Bạch tạng
D. Máu khó đông
-
Câu 14:
Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây sai?
A. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 sau đó giảm dần ở các thế hệ tiếp theo.
B. Các con lai F1 có ưu thế lai cao thường được sử dụng làm giống vì chúng mang nhiều tính trạng tốt.
C. Trong cùng một tổ hợp lai, phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai nhưng phép lai nghịch lại có thể cho ưu thế lai và ngược lại.
D. Để tạo cơ thể có ưu thế lai người ta thường sử dụng phép lai khác dòng.
-
Câu 15:
Khi nói về nhiễm sắc thể giới tính, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. NST giới tính chỉ mang gen quy định giới tính của sinh vật.
B. NST giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục mà không có ở tế bào xoma.
C. Trên vùng tương đồng của cặp NST XY, gen tồn tại thành từng cặp gen alen.
D. Ở các loài động vật, giới đực luôn có cặp NST giới tính là XY.
-
Câu 16:
Cơ thể có kiểu gen nào sau đây được gọi là cơ thể thuần chủng?
A. aaBBdd
B. AaBBdd
C. aaBBDd
D. AaBbdd
-
Câu 17:
Cho các quy luật di truyền sau:
(1) Phân li độc lập.
(2) Liên kết gen và hoán vị gen.
(3) Di truyền liên kết giới tính.
(4) Di truyền qua tế bào chất.
(5) Tương tác gen.
Có thể sử dụng phép lai thuận nghịch để phát hiện ra bao nhiêu nhiêu quy luật di truyền?
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1
-
Câu 18:
Khi nói về tuần hoàn máu ở người bình thường, phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong hệ mạch máu, vận tốc máu trong mao mạch là chậm nhất.
B. Máu trong tĩnh mạch luôn nghèo ôxi hơn máu trong động mạch.
C. Huyết áp ở mao mạch lớn hơn huyết áp ở tĩnh mạch.
D. Lực co tim, nhịp tim và sự đàn hồi của mạch đều có thể làm thay đổi huyết áp.
-
Câu 19:
Người ta tiến hành nuôi các hạt phấn của cây có kiểu gen AabbDdEeGg thành các dòng đơn bội, sau đó lưỡng bội hóa để tạo ra các dòng thuần chủng. Theo lí thuyết, quá trình này sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu dòng thuần có kiểu gen khác nhau?
A. 32
B. 8
C. 16
D. 4
-
Câu 20:
Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến, các gen phân li độc lập và tác động riêng rẽ. Theo lý thuyết, phép lai AaBbDd × AaBbDD cho đời con có thể có nhiều nhất số kiểu gen và số kiểu hình lần lượt là:
A. 18 ; 18
B. 18 ; 4
C. 9 ; 8
D. 18 ; 8
-
Câu 21:
Trên mạch mã gốc của gen có một bộ ba 3’AGX5’. Bộ ba tương ứng trên phân tử mARN được phiên mã từ gen này là
A. 5’GXT3’
B. 5’UXG3’
C. 5’GXU3’
D. 5’XGU3’
-
Câu 22:
Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Quá trình dịch mã có sự tham gia của các nuclêôtit tự do.
B. Quá trình phiên mã cần có sự tham gia của enzim ADN pôlimeraza.
C. Trong quá trình nhân đôi ADN, cả hai mạch mới đều được tổng hợp liên tục.
D. Trên mỗi phân tử mARN có thể có nhiều ribôxôm cùng tham gia dịch mã.
-
Câu 23:
Xét các loài thực vật: ngô, xương rồng, mía. Khi nói về quang hợp ở các loài này, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở cùng nồng độ CO2, cả 3 loài này đều có cường độ quang hợp giống nhau.
B. Pha tối của cả 3 loài cây này đều có chu trình Canvin và chu trình C4.
C. 3 loài này đều có pha tối diễn ra ở lục lạp của tế bào bao bó mạch.
D. Ở cùng cường độ ánh sáng, cả 3 loài này đều có cường độ quang hợp như nhau.
-
Câu 24:
Quần thể nào sau đây có thành phần kiểu gen đạt trạng thái cân bằng?
A. 36% AA : 28% Aa : 36% aa
B. 25% AA : 11% Aa : 64% aa
C. 16% AA : 20% Aa : 64% aa
D. 2,25% AA : 25,5% Aa : 72,25% aa
-
Câu 25:
Có 3 tế bào của cơ thể chim bồ câu có kiểu gen AaXBY tiến hành giảm phân tạo giao tử. Nếu không có đột biến thì có thể tạo ra các loại giao tử với tỉ lệ
A. 1 : 1 : 1 : 1
B. 2 : 2 : 1 : 1
C. 2 : 1
D. 1 : 1
-
Câu 26:
Trong một quần thể giao phối tự do, xét một gen có 2 alen A và a có tần số tương ứng là 0,8 và 0,2; một gen khác nhóm liên kết với nó có 2 alen B và b có tần số tương ứng là 0,7 và 0,3. Trong trường hợp 1 gen quy định 1 tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Cho rằng không có sự tác động của các yếu tố làm thay đổi tần số các alen. Theo lí thuyết, trong tổng số cá thể mang 2 tính trạng trội, tỉ lệ cá thể thuần chủng là:
A. 51,17%
B. 81,25%
C. 87,36%
D. 35,90%
-
Câu 27:
Xét phép lai P: ♂AaBbDD × ♀ AabbDd. Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có 10% số tế bào có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I; giảm phân II diễn ra bình thường; các tế bào khác giảm phân bình thường; cơ thể cái giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, hợp tử F1 có kiểu gen AaBbbDd chiếm tỉ lệ
A. 12,5%
B. 2,5%
C. 10%
D. 1,25%
-
Câu 28:
Ở đậu Hà Lan, khi lai các cây hoa đỏ với hoa trắng thu được F1 100% hoa đỏ. Cho F1 tự thụ thu được tỉ lệ kiểu hình ở F2 là 3 đỏ : 1 trắng. Cho rằng không có đột biến xảy ra, nếu cho tất cả các cây hoa đỏ F2 giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở F3 thu được theo lí thuyết là:
A. 3/4
B. 5/6
C. 8/9
D. 7/8
-
Câu 29:
Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 1 gen có 3 alen trội lặn hoàn toàn, theo thứ tự trong đó A: đỏ > a: vàng > a1: trắng. Biết rằng, cây tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Theo lý thuyết, phép lai ♂Aaa1a1 × ♀Aaaa1 cho đời con có kiểu hình hoa vàng chiếm tỷ lệ
A. 1/4
B. 2/9
C. 1/6
D. 1/9
-
Câu 30:
Xét các kết luận sau đây:
I. Liên kết gen hoàn toàn không làm xuất hiện biến dị tổ hợp.
II. Các gen trên 1 NST càng nằm ở vị trí gần nhau thì tần số hoán vị gen càng cao.
III. Số lượng gen nhiều hơn số lượng NST nên liên kết gen là phổ biến.
IV. Số nhóm gen liên kết bằng số NST đơn có trong tế bào sinh dưỡng.
Có bao nhiêu kết luận sai?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 31:
Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng?
I. Cho cây cao, hoa đỏ giao phấn với cây thấp, hoa trắng có thể thu được đời con có 2 loại kiểu hình.
II. Cho cây cao, hoa trắng giao phấn với cây thấp, hoa đỏ có thể thu được đời con có 4 loại kiểu hình.
III. Có tối đa 5 loại kiểu gen biểu hiện thành kiểu hình cây cao, hoa đỏ.
IV. Cho cây cao, hoa trắng tự thụ phấn có thể thu được 3 loại kiểu hình.
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
-
Câu 32:
Hình vẽ dưới mô tả bộ nhiễm sắc thể của người bình thường và người bị bệnh. Có bao nhiêu phát biểu đúng về bệnh này?
(1) Bệnh này chỉ xảy ra ở người nữ.
(2) Có thể chữa lành bệnh nếu phát hiện ở giai đoạn phôi sớm.
(3) Có thể phát hiện sớm bệnh này bằng kĩ thuật sinh thiết tua nhau thai.
(4) Nguyên nhân gây bệnh là do tirôzin dư thừa trong máu chuyển lên não và đầu độc tế bào thần kinh.
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
-
Câu 33:
Ở một loài thực vật, tính trạng màu quả do 2 cặp gen Aa và Bb phân li độc lập quy định, tính trạng kích thước quả do cặp gen Dd quy định. Cho cây quả to, màu đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 có 40,5% cây quả to, màu đỏ : 15,75% cây quả nhỏ, màu đỏ : 34,5% cây quả to, màu vàng : 9,25% cây quả nhỏ, màu vàng. Biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả đực và cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I. P có thể có kiểu gen là \(% MathType!MTEF!2!1!+- % feaahqart1ev3aaatCvAUfeBSjuyZL2yd9gzLbvyNv2CaerbuLwBLn % hiov2DGi1BTfMBaeXatLxBI9gBaerbd9wDYLwzYbItLDharqqtubsr % 4rNCHbGeaGqiVu0Je9sqqrpepC0xbbL8F4rqqrFfpeea0xe9Lq-Jc9 % vqaqpepm0xbba9pwe9Q8fs0-yqaqpepae9pg0FirpepeKkFr0xfr-x % fr-xb9adbaqaaeGaciGaaiaabeqaamaabaabaaGcbaWaaSaaaeaaca % WGbbGaamizaaqaaiaadggacaWGebaaaiaadkeacaWGIbaaaa!3B0F! \frac{{Ad}}{{aD}}Bb\)
II. Đã xảy ra hoán vị gen với tần số 40%.
III. Đời F1 có tối đa 4 kiểu gen quy định kiểu hình quả nhỏ, màu đỏ.
IV. Lấy ngẫu nhiên 1 cây quả to, màu đỏ ở F1, xác suất thu được cây thuần chủng là 2/81
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 34:
Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền bệnh P do một trong hai alen của một gen quy định. Biết rằng không phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
(1) Bệnh P do gen lặn nằm trên NST thường quy định.
(2) Cá thể III.15 kết hôn với một người đàn ông không bị bệnh đến từ một quần thể có tần số người bị bệnh P là 4%. Xác suất sinh con đầu lòng bị bệnh P của cặp vợ chồng này là 1/6
(3) Có thể có tối đa 6 người trong phả hệ này có kiểu gen đồng hợp tử trội
(4) Xác suất sinh hai đứa con đều có kiểu gen dị hợp tử của cặp vợ chồng III.13 – III.14 là 5/24
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
-
Câu 35:
Một gen có chiều dài 510 nm, tỷ lệ \(% MathType!MTEF!2!1!+- % feaahqart1ev3aaatCvAUfeBSjuyZL2yd9gzLbvyNv2CaerbuLwBLn % hiov2DGi1BTfMBaeXatLxBI9gBaerbd9wDYLwzYbItLDharqqtubsr % 4rNCHbGeaGqiVu0Je9sqqrpepC0xbbL8F4rqqrFfpeea0xe9Lq-Jc9 % vqaqpepm0xbba9pwe9Q8fs0-yqaqpepae9pg0FirpepeKkFr0xfr-x % fr-xb9adbaqaaeGaciGaaiaabeqaamaabaabaaGcbaWaaSaaaeaaca % WGbbaabaGaam4raaaacqGH9aqpdaWcaaqaaiaaikdaaeaacaaIZaaa % aaaa!3A24! \frac{A}{G} = \frac{2}{3}\). Tất cả các nuclêôtit đều được đánh dấu N15 và được nhân đôi 3 lần trong môi trường có N15. Sau đó, người ta cho các gen con nhân đôi trong môi trường có chứa N14 một số lần bằng nhau. Sau khi kết thúc quá trình, người ta lại cho các gen con trên nhân đôi trong môi trường có N15 một số lần bằng nhau để tạo ra các gen con mới. Trong các gen con mới tạo ra, người ta thấy có 112 mạch polinuclêôtit có N14 và có 144 gen chỉ chứa N15. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Số gen con được tạo thành là 256 gen.
II. Số nucleotit loại A chứa N14 cung cấp cho quá trình nhân đôi nói trên là 38400 nuclêôtit.
III. Gen trên đã nhân đôi liên tiếp 8 lần trong môi trường chứa N15.
IV. Số mạch polinuclêôtit chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 400.
A. 2
B. 4
C. 1
D. 3
-
Câu 36:
Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Xét phép lai: \( \frac{{Ab}}{{ab}}{X^D}Y \times \frac{{AB}}{{ab}}{X^D}{X^d}\) cho đời con F1 có 15% ruồi thân đen, cánh cụt, mắt đỏ. Theo lí thuyết, có bao nhiêu kết luận sai?
I. Ở F1 tỉ lệ ruồi đực thân xám, cánh dài, mắt đỏ là 11,25%.
II. Ruồi cái đã xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.
III. Hoán vị gen xảy ra ở cả 2 giới với tần số 20%.
IV. Ở F1 ruồi thân xám, cánh cụt, mắt trắng 7,5%.
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
-
Câu 37:
Cho biết các côđon mã hóa một số loại axit amin như sau:
Côđon
5’AUG3’
5’AAG3’
5’UUU3’
5’GGX3’ 5’GGG3’ 5’GGU3’
5’AGX3’
Axit amin
Mêtiônin
Lizin
Phêninalanin
Glixin
Xêrin
Ở sinh vật nhân sơ, một đoạn mạch gốc ở vùng mã hóa của alen A có trình tự nuclêôtit là 3’...TAX TTX AAA XXG XXX...5’. Alen A bị đột biến điểm tạo ra 3 alen có trình tự nuclêôtit ở đoạn mạch này như sau:
Alen Al: 3’... TAX TTX AAA XXA XXX...5’.
- Alen A2: 3’...TAX ATX AAA XXG XXX...5’.
- Alen A3: 3’...TAX TTX AAA TXG XXX...5’.
Phân tích các dữ liệu trên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chuỗi pôlipeptit do alen A1 mã hóa không thay đổi so với chuỗi pôlipeptit do gen ban đầu mã hóa.
II. Các phân tử mARN được tổng hợp từ alen A2 và alen A3 có các côđon bị thay đổi kể từ điểm xảy ra đột biến.
III. Chuỗi pôlipeptit do alen A2 quy định có số axit amin ít hơn so với ban đầu.
IV. Alen A3 được hình thành do gen ban đầu bị đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit.
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
-
Câu 38:
Một quần thể thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có thành phần kiểu gen là: 0,5AA : 0,4Aa : 0,1aa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu quần thể này giao phấn ngẫu nhiên thì thành phần kiểu gen ở F1 là: 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa.
II. Nếu cho tất cả các cây hoa đỏ ở P giao phấn ngẫu nhiên thì thu được F1 có 77/81 số cây hoa đỏ.
III. Nếu cho tất cả các cây hoa đỏ ở P tự thụ phấn thì thu được F1 có 1/9 số cây hoa trắng.
IV. Nếu quần thể này tự thụ phấn thì thành phần kiểu gen ở F1 là: 0,6AA : 0,2Aa : 0,2aa.
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3
-
Câu 39:
Ở gà, giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY. Cho phép lai: P (thuần chủng) gà lông dài, màu đen × gà lông ngắn, màu trắng thu được F1 toàn gà lông dài, màu đen. Cho gà trống F1 giao phối với gà mái chưa biết kiểu gen thu được F2 gồm:
- Gà mái: 40% lông dài, màu đen : 40% lông ngắn, màu trắng : 10% lông dài, màu trắng : 10% lông ngắn, màu đen.
- Gà trống: 100% lông dài, màu đen.
Biết một gen quy định một tính trạng trội lặn hoàn toàn, không có đột biến xảy ra. Tính theo lý thuyết, tần số hoán vị gen của gà F1 là
A. 40%
B. 10%
C. 20%
D. 5%
-
Câu 40:
Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do ba cặp gen không alen phân li độc lập tương tác theo kiểu cộng gộp quy định. Trong kiểu gen nếu có thêm một alen trội thì chiều cao cây tăng thêm 5 cm. Khi trưởng thành, cây thấp nhất có chiều cao 150 cm, cho cây thấp nhất giao phấn với cây cao nhất thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2. Theo lí thuyết, ở F2 có số phát biểu đúng?
I. Số cây có chiều cao cao 170 cm chiếm tỉ lệ 15/64
II. Có tối đa 7 kiểu hình về chiều cao cây.
III. Cây có chiều cao 165 cm chiếm tỉ lệ lớn nhất.
IV. Cây có chiều cao 175 cm chiếm tỉ lệ lớn hơn cây có chiều cao 155 cm
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1