Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2023-2024
Trường THPT Ngô Gia Tự
-
Câu 1:
Cho các thông tin sau:
(1) Vi khuẩn có ít gen nên tỉ lệ gen mang đột biến lớn.
(2) Vi khuẩn sinh sản rất nhanh, thời gian thế hệ ngắn.
(3) Ở vùng nhân của vi khuẩn chỉ có 1 phân tử ADN mạch kép, có dạng vòng nên hầu hết các đột biếnđều biểu hiện ngay ở kiểu hình.
(4) Vi khuẩn có các hình thức sinh sản đa dạng như phân đôi, mọc chồi, sinh sản hữu tính...
Những thông tin được dùng làm căn cứ để giải thích sự thay đổi tần số alen trong quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với sự thay đổi tần số alen trong quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội là:
A. (2),(4)
B. (2),(3)
C. (1), (4)
D. (3),(4)
-
Câu 2:
Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản có đường kính bao nhiêu?
A. 11nm
B. 30nm
C. 300nm
D. 700nm
-
Câu 3:
Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường gây chết hoặc giảm sức sống của sinh vật thuộc đột biến nào?
A. Mất đoạn
B. Đảo đoạn
C. Lặp đoạn
D. Chuyển đoạn
-
Câu 4:
Số lượng NST lưỡng bội của một loài 2n = 14. Đột biến có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại thể ba ở loài này?
A. 7
B. 14
C. 35
D. 21
-
Câu 5:
Ở một loài thực vật, gen A qui định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định quả vàng. Cho cây 4n có kiểu gen Aaaa giao phấn với cây 4n có kiểu gen AAaa, kết quả phân tính đời lai là:
A. 11 đỏ: 1 vàng
B. 5 đỏ: 1 vàng
C. 1 đỏ: 1 vàng
D. 3 đỏ: 1 vàng
-
Câu 6:
Một phụ nữ có 45 nhiễm sắc thể, trong đó cặp nhiễm sắc thể giới tính là XO, người đó bị hội chứng gì?
A. Tớc nơ
B. Đao
C. Siêu nữ
D. Claiphento
-
Câu 7:
Tế bào thể một nhiễm có số nhiễm sắc thể là gì?
A. 2n+1
B. 2n+2
C. 2n-1
D. 2n-2
-
Câu 8:
Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Phép lai nào sau đây cho F1 có tỉ lệ kiểu hình là 1 quả đỏ : 1 quả vàng?
A. Aa x Aa
B. AA x Aa
C. Aa x aa
D. AA x aa
-
Câu 9:
Khi kiểu gen cơ thể mang tính trạng trội được xác định là dị hợp, phép lai phân tích sẽ có kết quả như thế nào?
A. Đồng tính, các cá thể con mang kiểu hình lặn
B. Đồng tính, các cá thể con mang kiểu hình trội
C. Đồng tính, các cá thể con mang kiểu hình trung gian
D. Phân tính
-
Câu 10:
Ở sinh vật nhân sơ vì sao nhiều đột biến gen thay thế một cặp nucleotit thường là đột biến trung tính?
A. Do tính đặc hiệu của mã di truyền
B. Do tính chất phổ biến của mã di truyền
C. Do tính thoái hóa của mã di truyền nên tuy có thay đổi bộ mã ba nhưng vẫn cùng mã hóa cho một loại axit amin
D. Do tính thoái hóa của mã di truyền, đột biến không làm biến đổi bộ ba này thành bộ ba khác
-
Câu 11:
Loại nuclêôtit nào không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử ARN?
A. Ađênin
B. Timin
C. Uraxin
D. Xitôzin
-
Câu 12:
Nhóm thực vật có khả năng cải tạo đất tốt nhất là gì?
A. Cây họ Lúa
B. Cây thân ngầm như dong, riềng
C. Cây họ Đậu
D. Các loại cỏ dại
-
Câu 13:
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào tạo ra ở đời con có 8 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình?
A. \(AaBbDd \times aabbdd.\)
B. \(AaBbDd \times AaBbDD.\)
C. \(AaBbDd \times aabbDD.\)
D. \(AaBbdd \times AabbDd.\)
-
Câu 14:
Cho các nhóm sinh vật sau, mỗi nhóm sống trong một sinh cảnh nhất định:
(1). Cá sống trong hồ nước ngọt.
(2). Sáo mỏ vàng sống trên đồng cỏ.
(3). Chim sống trong rừng Cúc Phương.
(4). Cá rô phi sống trong ao nước ngọt.
(5). Động vật ăn cỏ sống trong rừng nhiệt đới.
Có bao nhiêu nhóm sinh vật là quần xã?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 15:
Khi nói về hóa thạch phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Hóa thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng gián tiếp về lịch sử tiến hóa của sinh giới
B. Tuổi của hóa thạch được xác định được nhờ phân tích các đồng vị phóng xạ có trong hóa thạch
C. Căn cứ vào hóa thạch có thể biết loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau
D. Hóa thạch là di tích của sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ trái đất
-
Câu 16:
Quần thể nào đã đạt trạng thái cân bằng di truyền?
A. 0,4 AA : 0,4 Aa : 0,2 aa
B. 0,6 AA : 0,2 Aa : 0,2 aa
C. 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa
D. 0,7 AA : 0,2 Aa : 0,1 aa
-
Câu 17:
Có bao nhiêu phát biểu đúng về diễn thế sinh thái?
1. Diễn thế sinh thái xảy ra do sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu,... hoặc do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, hoặc do hoạt động khai thác tài nguyên của con người.
2. Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
3. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống và thường dẫn đến một quần xã ổn định.
4. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 18:
Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, sự kiện nào không diễn ra trong giai đoạn tiến hóa hóa học?
A. Từ các chất vô cơ hình thành nên các chất hữu cơ đơn giản
B. Hình thành nên các tế bào sơ khai (tế bào nguyên thủy)
C. Các axit amin liên kết với nhau tạo nên các chuỗi pôlipeptit đơn giản
D. Các nuclêôtit liên kết với nhau tạo nên các phân tử axit nuclêic
-
Câu 19:
Ở người, một gen trên nhiếm sắc thể thường có hai alen: alen A quy định thuận tay phải trội hoàn toàn so với alen a quy định thuận tay trái. Một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 64% số người thuận tay phải kết hôn với một người đàn ông thuận tay phải thuộc quần thể này. Xác xuất để người con đầu lòng của cặp vợ chồng hãy thuận tay phải là:
A. 62,5%
B. 50%
C. 43,75%
D. 37,5%
-
Câu 20:
Ở một loài thú, người ta phát hiện nhiễm sắc thể số VI có các gen phân bố theo trình tự khác nhau do kết quả của đột biến đảo đoạn là:
(1) ABCDEFG
(2) ABCFEdG
(3) ABFCEDG
(4) ABFCDEG
Giả sử nhiễm sắc thể số (3) là nhiễm sắc thể gốc, Trình tự phát sinh đảo đoạn là:
A. (3)→(1)→(4)→(1)
B. (1)→(2)→(3)→(4)
C. (1)→(3)→(4)→(2)
D. (2)→(1)→(3)→(4)
-
Câu 21:
Các mã bộ ba trên mARN có vai trò qui định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là gì?
A. 3’GAU5’, 3’AAU5’, 3’AUG5’
B. 3’UAG5’, 3’UAA5’, 3’AGU5’
C. 3’UAG5’, 3’UAA5’, 3’UGA5’
D. 3’GAU5’, 3’AAU5’, 3’AGU5’
-
Câu 22:
Trong mô hình cấu trúc của Ôpêron Lac, vùng vận hành là nơi có đặc điểm gì?
A. Chứa thông tin mã hóa các axit amin trong phân tử protein cấu trúc
B. ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã
C. Protein ức chế có thể liên kết ngăn cản sự phiên mã
D. Mang thông tin qui định cấu trúc protein ức chế
-
Câu 23:
Điểm chung của quá trình nhân đôi ADN và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là gì?
A. Đều được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung
B. Đều diễn ra trên cả hai mạch của gen
C. Đều diễn ra trên toàn bộ phân tử ADN của nhiễm sắc thể
D. Đều có sự tham gia của ADN polimezaza
-
Câu 24:
Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa G-X, A-U và ngược lại được thể hiện trong cấu trúc phân tử và quá trình:
1. Phân tử ADN mạch kép.
2. Phân tử tARN.
3. Phân tử prôtêin.
4. Quá trình dịch mã.
5. Quá trình nhân đôi ADN.
6. Quá trình phiên mã.
Số nội dung đúng là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 25:
Ở một loài thực vật lưỡng bội 2n = 8, các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Do đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể một. Thể một này có bộ nhiễm sắc thể nào trong các bộ nhiễm sắc thể sau đây?
A. AaBbEe
B. AaBbDEe
C. AaBbDdEe
D. AaaBbDdEe
-
Câu 26:
Giả sử một nhiễm sắc thể ở một loài thực vật có trình tự các gen là ABCDEFGH bị đột biến thành NST có trình tự các đoạn như sau: ABCDEFHG. Dạng đột biến đó là:
A. Đảo đoạn
B. Lặp đoạn
C. Chuyển đoạn trên một NST
D. Chuyển đoạn không tương hỗ
-
Câu 27:
Một loài sinh vật có 12 nhóm gen liên kết. Số nhiễm sắc thể của các thể tam bội, thể ba nhiễm lần lượt bằng bao nhiêu?
A. 36,25
B. 26,36
C. 18,14
D. 14,18
-
Câu 28:
Một loài sinh vật có bộ NST 2n = 14 thì loài này có thể hình thành bao nhiêu loại thể ba khác nhau về bộ NST?
A. 7
B. 14
C. 35
D. 21
-
Câu 29:
Một đoạn mạch gốc của gen có trình tự các nuccleotit là 3’ X T T G X G X X A A T A* 5’ (A*: Nucleotit dạng hiếm).
Khi gen trên nhân đôi đã tạo ra gen đột biến. Có bao nhiêu kết luận sau là đúng về đột biến đã xẩy ra
(1) Kiểu đột biến xẩy ra là thay thế cặp AT bằng cặp GX
(2) Có một axitamin bị thay đổi trong chuỗi polipeptit
(3) Chuỗi polipeptit bị mất đi một axitamin
(4) Không làm thay đổi thành phần axitamin của chuỗi polipeptit
Biết các bộ ba tham gia mã hóa axitamin GAA, GAG: Glu; XGX, XGA, XGG: Arg; GGU, GGX, GGA: Gly; UAU, UAX:Tyr.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 30:
Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là sự trao đổi ra sao?
A. Trao đổi chéo giữa 2 crômatit “không chị em” trong cặp NST tương đồng ở kì đầu giảm phân I
B. Trao đổi đoạn tương ứng giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu của giảm phân I
C. Tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể tương đồng tại kì đầu của giảm phân I
D. Tiếp hợp giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu của giảm phân I
-
Câu 31:
Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Phép lai nào cho F1 có tỉ lệ kiểu hình là 1 quả đỏ: 1 quả vàng?
A. Aa x Aa
B. AA x Aa
C. Aa x aa
D. AA x aa
-
Câu 32:
Trong quá trình giảm phân của ruồi giấm cái có kiểu gen AB/ab đã xảy ra hoán vị gen với tần số 17%. Tỷ lệ các loại giao tử được tạo ra từ ruồi giấm này là gì?
A. \(\underline {AB} = \underline {ab} = 8,5\% ;\underline {Ab} = \underline {aB} = 41,5\% \)
B. \(\underline {AB} = \underline {ab} = 41,5\% ;\underline {Ab} = \underline {aB} = 8,5\% \)
C. \(\underline {AB} = \underline {ab} = 33\% ;\underline {Ab} = \underline {aB} = 17\% \)
D. \(\underline {AB} = \underline {ab} = 17\% ;\underline {Ab} = \underline {aB} = 33\% \)
-
Câu 33:
Trong trường hợp các gen phân li độc lập và quá trình giảm phân diễn ra bình thường, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen AaBbDd thu được từ phép lai AaBbDd x AaBbdd là bao nhiêu?
A. 1/8
B. 1/4
C. 1/2
D. 1/16
-
Câu 34:
Xét một quần thể sinh vật ở trạng thái cân bằng di truyền có tỉ lệ giao tử mang alen A bằng 2/3 tỉ lệ giao tử mang alen a. Thành phần kiểu gen của quần thể đó là gì?
A. 0,2 AA : 0,5 Aa ; 0,3 aa
B. 0,16 AA : 0,48 Aa : 0, 36 aa
C. 0,4 AA ; 0,6 Aa : 0,9 aa
D. 0,04 AA : 0,87 Aa : 0,09 aa
-
Câu 35:
Dưới đây là các bước trong các quy trình tạo giống mới:
I. Cho tự thụ phấn hoặc lai xa để tạo ra các giống thuần chủng.
II. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
III. Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến.
IV. Tạo dòng thuần chủng.
Quy trình nào sau đây đúng nhất trong việc tạo giống bằng phương pháp gây đột biến?
A. I → III → II
B. III → II → I
C. III → II → IV
D. II → III → IV
-
Câu 36:
Ứng dụng nào không dựa trên cơ sở của kỹ thuật di truyền?
(1) Tạo chủng vi khuẩn mang gen có khả năng phân hủy dầu mỏ để phân hủy các vết dầu loang trên biển.
(2) Sử dụng vi khuẩn E. coli để sản xuất insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người.
(3) Tạo chủng nấm Penicilium có hoạt tính penixilin tăng gấp 200 lần dạng ban đầu.
(4) Tạo bông mang gen có khả năng tự sản xuất ra thuốc trừ sâu.
(5) Tạo ra giống đậu tương có khả năng kháng thuốc diệt cỏ.
(6) Tạo ra nấm men có khả năng sinh trưởng mạnh để sản xuất sinh khối.
Số phương án đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 37:
Nhân tố tiến hóa nào có vai trò cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên
B. Đột biến
C. Giao phối không ngẫu nhiên
D. Chọn lọc tự nhiên
-
Câu 38:
Tập hợp những quần thể nào sau đây là quần thể sinh vật?
A. Những cây cỏ sống trên đồng cỏ Ba Vì
B. Những con cá sống trong Hồ Tây
C. Những con báo gấm sống trong Vườn Quốc gia Cát Tiên
D. Những con chim sống trong rừng Cúc Phương
-
Câu 39:
Thoát hơi nước có những vai trò nào trong các vai trò?
(1) Tạo lực hút đầu dưới.
(2) Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng.
(3) Khí khổng mở cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.
(4) Giải phóng O2 giúp điều hòa không khí.
Phương pháp trả lời đúng là:
A. (2), (3) và (4)
B. (1), (2) và (4)
C. (1), (3) và (4)
D. (1), (2) và (3)
-
Câu 40:
Theo giả thuyết siêu trội, phép lai nào cho đời con có ưu thế lai cao nhất?
A. AaBbdd x aabbdd
B. AAbbdd x aabbDD
C. AABBDD x AABBDD
D. AAbbdd x aaBBDD