Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2023-2024
Trường THPT Hoàng Hoa Thám
-
Câu 1:
Chỉ số nào sau đây phản ánh mật độ cá thể của quần thể sinh vật?
A. Tỉ lệ các nhóm tuổi
B. Số lượng cá thể được sinh ra/ một đơn vị thời gian
C. Số lượng cá thể/ một đơn vị diện tích
D. Tỉ lệ đực/cái
-
Câu 2:
Động vật nào sau đây có con cái mang cặp NST giới tính là XY?
A. Châu chấu
B. Mèo
C. Chuột
D. Chim bồ câu
-
Câu 3:
Theo lí thuyết, phép lai nào dưới đây cho đời con có 50% kiểu gen đồng hợp tử trội?
A. AA x Aa
B. AA x AA
C. Aa x aa
D. Aa x Aa
-
Câu 4:
Trùng roi (Trichomonas) sống trong ruột mối tiết enzim phân giải xenlulôzơ trong thức ăn của mối thành đường để nuôi sống cả hai. Đây là ví dụ về mối quan hệ gì?
A. Hội sinh
B. Cộng sinh
C. Hợp tác
D. Ức chế – cảm nhiễm
-
Câu 5:
Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu.
Trong chuỗi thức ăn này, loài nào thuộc bậc dinh dưỡng cấp cao nhất?
A. Sâu ăn lá ngô
B. Rắn hổ mang
C. Diều hâu
D. Cây ngô
-
Câu 6:
Để xác định tính trạng nào đó do gen trong nhân hay do gen trong tế bào chất quy định thì người ta dùng phép lai nào?
A. Lai phân tích
B. Lai xa
C. Lai khác dòng
D. Lai thuận nghịch
-
Câu 7:
Xét 2 cặp gen phân li độc lập, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho biết sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường, cây có kiểu gen aaBB có kiểu hình ra sao?
A. Thân thấp, hoa đỏ
B. Thân cao, hoa trắng
C. Thân thấp, hoa trắng
D. Thân cao, hoa đỏ
-
Câu 8:
Động vật nào dưới đây có dạ dày đơn?
A. Bò
B. Dê
C. Trâu
D. Lợn
-
Câu 9:
Loại axit nuclêic nào không tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã?
A. tARN
B. ADN
C. mARN
D. rARN
-
Câu 10:
Quần thể nào có thành phần kiểu gen cân bằng di truyền?
A. 0,4AA : 0,5Aa : 0,1aa
B. 0,2AA : 0,5Aa : 0,3aa
C. 0,81AA : 0,18Aa : 0,01aa
D. 0,6AA : 0,3Aa : 0,1aa
-
Câu 11:
Nhân tố tiến hóa chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể là nhân tố nào?
A. Chọn lọc tự nhiên
B. Di nhập gen
C. Giao phối không ngẫu nhiên
D. Đột biến gen
-
Câu 12:
Trong tự nhiên, thực vật nào mở khí khổng vào ban đêm và đóng khí khổng vào ban ngày?
A. Dứa
B. Lúa
C. Đỗ xanh
D. Ngô
-
Câu 13:
Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac của vi khuẩn E.coli, đường lactôzơ liên kết và làm biến đổi cấu hình không gian của prôtêin nào sau đây?
A. Prôtêin Lac A
B. Prôtêin Lac Y
C. Prôtêin ức chế
D. Prôtêin Lac Z
-
Câu 14:
Loại đột biến điểm làm giảm một liên kết hiđrô của gen là đột biến gì?
A. Thêm một cặp G – X
B. Thay thế một cặp G – X bằng một cặp A – T
C. Thêm một cặp A – T
D. Thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – X
-
Câu 15:
Trong quá trình nhân đôi ADN, enzym nào có vai trò tổng hợp mạch ADN mới?
A. ADN – ligaza
B. ADN – pôlimeraza
C. ARN – pôlimeraza
D. Restrictaza
-
Câu 16:
Châu chấu sống ở môi trường nào?
A. Nước
B. Đất
C. Sinh vật
D. Cạn
-
Câu 17:
Bằng chứng tiến hóa nào là bằng chứng sinh học phân tử?
A. Xác sinh vật sống trong các thời đại trước được bảo quản trong các lớp băng
B. Xương tay của người tương đồng với cấu trúc chi trước của mèo
C. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào
D. Prôtêin của các loài sinh vật đều cấu tạo từ 20 loại axit amin
-
Câu 18:
Sự kết hợp giữa giao tử (n – 1) và giao tử (n) tạo thành hợp tử. Theo lí thuyết, hợp tử này phát triển thành thể đột biến nào sau đây?
A. Thể ba
B. Thể lưỡng bội
C. Thể một
D. Thể đơn bội
-
Câu 19:
Phát biểu nào sai khi nói về vai trò của đột biến với tiến hoá?
A. Đột biến làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể
B. Đột biến cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá
C. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc không ảnh hưởng gì đối với sinh vật
D. Chỉ đột biến gen trội mới được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho tiến hoá
-
Câu 20:
Sản phẩm nào không phải là của công nghệ gen?
A. Dâu tằm tứ bội
B. Sữa cừu chứa protêin của người
C. Tạo giống lúa gạo vàng giàu β- carôten
D. Insulin của người do E.coli tổng hợp
-
Câu 21:
Một loài thực vật, xét hai cặp gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường và liên kết hoàn toàn. Cho cây dị hợp hai cặp gen lai với cây dị hợp một cặp gen, thu được F1. Theo lí thuyết, phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về F1?
A. Cây mang hai alen trội có thể bằng 12,5%
B. Có phép lai cho tối đa hai loại kiểu gen
C. Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp hai cặp gen là 50%
D. Số cây dị hợp một cặp gen có tối đa hai loại kiểu gen
-
Câu 22:
Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn, phát biểu nào là đúng?
A. Trong một lưới thức ăn, mỗi loài chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định
B. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài có thể thuộc nhiều mắt xích khác nhau
C. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng đơn giản
D. Chuỗi và lưới thức ăn phản ánh mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã
-
Câu 23:
Nuôi cấy các hạt phấn của cây có kiểu gen AaBb trong ống nghiệm, sau đó xử lí bằng hóa chất cônsixin để lưỡng bội hóa. Theo lí thuyết, có thể tạo ra dòng tế bào lưỡng bội có kiểu gen gì?
A. aaBB
B. AaBb
C. Aabb
D. AaBB
-
Câu 24:
Hai loài thực vật có quan hệ họ hàng gần gũi kí hiệu là loại A và loài B. Bộ NST của loài A là 2n = 16, của loài B là 2n = 14. Các cây lai giữa loài A và loại B được đa bội hóa tạo ra loài mới. Theo lí thuyết loài mới có kí hiệu bộ nhiễm sắc thể là bao nhiêu?
A. 4n = 30
B. 2n = 56
C. 6n = 56
D. 2n = 14
-
Câu 25:
Nêu tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở khí khổng?
A. Nhiệt độ
B. Hàm lượng nước trong tế bào khí khổng
C. Ánh sáng
D. Lượng hơi ẩm có trong không khí
-
Câu 26:
Nêu tên bằng chứng quan trọng nhất thể hiện nguồn gốc chung của sinh giới?
A. Bằng chứng địa lí sinh học
B. Bằng chứng phôi sinh học
C. Bằng chứng giải phẩu học so sánh
D. Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử
-
Câu 27:
Khi cho cây có kiểu gen AB/ab tự thụ phấn. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn, khoảng cách giữa A và B là 20cm, trong quá trình giảm phân đã xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới. Theo lí thuyết, ở F1 cây có kiểu hình mang một tính trạng trội chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 16%
B. 18%
C. 9%
D. 66%
-
Câu 28:
Một người khi được đo huyết áp, kết quả thu được 140/90mm Hg. Kết luận nào sau đây đúng?
A. Nếu kết quả đo chính xác thì người này bị bệnh huyết áp thấp
B. Huyết áp tâm thu bằng 90 mmHg
C. Nếu kết quả đo chính xác thì người này có huyết áp bình thường
D. Huyết áp tâm trương bằng 90 mmHg
-
Câu 29:
Nhận định nào không đúng khi nói về quá trình hình thành loài?
A. Cách li địa lí duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể
B. Cách li sinh sản là cơ chế phổ biến nhất để xác định hai loài khác nhau
C. Hình thành loài bằng cách li sinh thái hay xảy ra với động vật di chuyển nhiều
D. Loài mới có thể hình thành sau một thế hệ nhờ con đường lai xa và đa bội hoá
-
Câu 30:
Ở gà, tính trạng màu lông do 2 gen không alen tương tác với nhau quy định. Cho gà trống lông đen giao phối với gà mái lông trắng thu được F1: 100% gà lông đen. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên thu được F2 với tỉ lệ phân li kiểu hình 6 gà trống lông đen: 2 gà trống lông xám: 3 gà mái lông đen: 3 gà mái lông đỏ: 1 gà mái lông xám: 1 gà mái lông trắng. Cho gà lông xám F2 giao phối ngẫu nhiên với nhau đời con thu được:
A. 12,5% gà mái lông trắng
B. Tỉ lệ phân li kiểu gen là 1: 2:1
C. 100% gà trống lông xám có kiểu gen đồng hợp
D. 100% gà lông xám
-
Câu 31:
Ở một loài thú, một cơ thể đực có kiểu gen \(\dfrac{AB}{ab}\dfrac{DE}{DE}\dfrac{Hm}{hM}\). Nếu có 2 tế bào sinh tinh của cơ thể trên tiến hành giảm phân bình thường tạo tinh trùng. Biết rằng các gen liên kết hoàn toàn và không có đột biến mới phát sinh. Theo lý thuyết, có thể tạo được tối đa bao nhiêu loại tinh trùng?
A. 4
B. 1
C. 3
D. 2
-
Câu 32:
Khi nói về bệnh ung thư ở người, cho các phát biểu dưới đây:
(1) Ung thư chủ yếu gây ra bởi sự rối loạn điều khiển chu kỳ tế bào.
(2) Bệnh ung thư thường liên quan đến các đột biến gen hoặc đột biến nhiễm sắc thể.
(3) Sự tăng sinh của các tế bào sinh dưỡng luôn dẫn đến hình thành các khối u ác tính
(4) Những gen ung thư xuất hiện trong các tế bào sinh dưỡng được di truyền qua sinh sản hữu tính.
(5) Trong hệ gen của người, các gen tiền ung thư bình thường đều là những gen có hại.
(6) Các đột biến gen ức chế khối u chủ yếu là các đột biến lặn.
Số phát biểu KHÔNG chính xác là:
A. 4
B. 2
C. 3
D. 5
-
Câu 33:
Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
(1) Kích thước của quần thể sinh vật là khoảng không gian mà các cá thể của quần thể sinh sống.
(2) Kích thước quần thể là số lượng cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
(3) Kích thước tối thiểu là khoảng không gian nhỏ nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.
(4) Kích thước của quần thể sinh vật là một đặc trưng có tính ổn định, nó chỉ thay đổi khi quần thể di cư đến môi trường mới.
(5) Kích thước tối đa là tốc độ tăng trưởng cực đại của quần thể phù hợp với khả năng cung cấp của môi trường.
A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
-
Câu 34:
Nghiên cứu ổ sinh thái về số lượng và kích thước thức ăn trong môi trường của 4 loài sinh vật, ta có các đồ thị trong hình dưới. Phân tích đồ thị và cho biết có bao nhiêu nhận định dưới đây đúng?
I. Kích thước thức ăn tăng dần từ loài 1 đến loài 4.
II. Loài 3 và loài 4 có mức độ cạnh tranh gay gắt nhất.
III. Loài 3 là loài có sự cạnh tranh với nhiều loài nhất trên sơ đồ.
IV. Nếu các loài trên cùng nguồn gốc thì loài 1 và 3 đã tiến hóa phân li.
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
-
Câu 35:
Alen B1 ở vùng nhân của sinh vật nhân sơ bị đột biến điểm thành alen B2. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Mạch khuôn của alen B1 và alen B2 có thể có số lượng nuclêôtit bằng hoặc hơn kém nhau hai nuclêôtit.
II. Nếu protein do alen B2 quy định có chức năng thay đổi so với protein do alen B1 quy định thì cá thể mang alen B2 có thể gọi là thể đột biến.
III. Chuỗi polipeptit do alen B1 và chuỗi polipeptit do alen B2 quy định tổng hợp có thể hoàn toàn giống nhau về số lượng, thành phần và trật tự axit amin.
IV. Phân tử protein do alen B2 quy định tổng hợp có thể mất chức năng.
A. 4
B. 2
C. 3
D. 1
-
Câu 36:
Khi nói về sự nhân đôi ADN, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Trên mỗi phân tử ADN vùng nhân của sinh vật nhân sơ chỉ có 1 điểm khởi đầu nhân đôi.
(2) Enzim ADN polimeraza làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN và kéo dài mạch mới.
(3) Ở sinh vật nhân thực, sự nhân đôi ADN trong nhân tế bào diễn ra ở pha G1 của chu kỳ tế bào.
(4) Enzim ADN pôlimeraza và enzim ligaza đều có khả năng xúc tác hình thành liên kết photphodieste.
(5) Trên hai mạch mới được tổng hợp, một mạch tổng hợp gián đoạn, một mạch tổng hợp liên tục.
A. 4
B. 1
C. 3
D. 2
-
Câu 37:
Một cơ thể khi giảm phân bình thường đã tạo ra giao tử Ab chiếm tỉ lệ 26%. Kiểu gen và tần số hoán vị gen lần lượt là bao nhiêu?
A. Ab/aB, 2%
B. AB/ab, 48%
C. Ab/aB, 48%
D. AB/ab, 2%
-
Câu 38:
Khi nói về cạnh tranh cùng loài, phát biểu nào đúng?
A. Cạnh tranh cùng loài có thể sẽ góp phần làm tăng tỉ lệ sinh sản của quần thể
B. Cạnh tranh cùng loài chỉ xảy ra khi mật độ cá thể cao và môi trường cung cấp đủ nguồn sống
C. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể của quần thể, phù hợp sức chứa của môi trường
D. Cạnh tranh cùng loài là nguyên nhân làm cho loài bị suy thoái và có thể dẫn tới diệt vong
-
Câu 39:
Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen AaBBDd giảm phân tạo ra loại giao tử aBD chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 50%
B. 15%
C. 25%
D. 100%
-
Câu 40:
Khi nói về cơ chế dịch mã, bao nhiêu nhận định không đúng trong các nhận định sau:
(1). Trên một phân tử mARN, hoạt động của polisome giúp tạo ra nhiều chuỗi polipeptid khác loại
(2). Ribosome dịch chuyển theo chiều từ 3’-> 5’ trên mARN
(3). Bộ ba đối mã với bộ ba UGA trên mARN là AXT trên tARN
(4). Các chuỗi polypeptid sau khi được tổng hợp sẽ được cắt bỏ axit amin mở đầu, cuộn xoắn theo nhiều cách khác nhau để hình thành các bậc cấu trúc cao hơn.
(5). Sau khi dịch mã, ribosome giữ nguyên cấu trúc để tiến hành quá trình dịch mã tiếp theo.
A. 4
B. 3
C. 1
D. 2