Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2023-2024
Trường THPT Duy Tân
-
Câu 1:
Động vật nào sau đây có dạ dày 4 ngăn?
A. Mèo
B. Dê
C. Thỏ
D. Ngựa
-
Câu 2:
Nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử và giảm dần tỉ lê dị hợp tử?
A. Di-nhập gen
B. Chọn lọc tự nhiên
C. Đột biến
D. Giao phối gần
-
Câu 3:
Trong hô hấp ở thực vật, năng lượng của chất hữu cơ được giải phóng ra ở dạng nào?
A. Điện năng
B. Nhiệt năng và ATP
C. Cơ năng
D. Quang năng
-
Câu 4:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, quá trình tiến hóa nhỏ xảy ra ở cấp độ nào?
A. Cá thể
B. Quần thể
C. Loài
D. Quần xã
-
Câu 5:
Hiện tượng 4 cặp gen không alen tương tác với nhau quy định kiểu hình chiều cao của cây, trong đó mỗi alen lặn đều làm cho cây thấp thêm 2 cm là hiện tượng gì?
A. Tác động đa hiệu của gen
B. Tương tác cộng gộp
C. Tương tác bổ sung 9: 6: 1
D. Tương tác bổ sung 9: 7
-
Câu 6:
Một số loài chim nhỏ thường đậu trên lưng và nhặt các loài kí sinh trên cơ thể động vật móng guốc làm thức ăn. Mối quan hệ giữa chim nhỏ và động vật móng guốc nói trên thuộc mối quan hệ gì?
A. Cộng sinh
B. Hợp tác
C. Hội sinh
D. Sinh vật ăn sinh vật khác
-
Câu 7:
Trong quá trình tiến hóa của sự sống, prôtêin được hình thành từ chất vô cơ ở giai đoạn nào?
A. Tiến hoá sinh học
B. Tiến hoá tiền sinh học
C. Tiến hoá hoá học
D. Tiến hoá nhỏ
-
Câu 8:
Quần thể nào sau đây đạt trạng thái cân bằng di truyền?
A. 0,3AA + 0,6Aa + 0,1aa = 1
B. 0,49AA + 0,40Aa + 0,11aa = 1
C. 0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1
D. 0,5AA + 0,5aa = 1
-
Câu 9:
Sự biến đổi trong cấu trúc của gen được gọi là gì?
A. Trao đổi chéo
B. Thường biến
C. Đột biến NST
D. Đột biến gen
-
Câu 10:
Tập hợp những con bọ ngựa sống trong một khu vườn có thể là gì?
A. Hệ sinh thái bọ ngựa
B. Cá thể bọ ngựa
C. Quần thể bọ ngựa
D. Quần xã bọ ngựa
-
Câu 11:
Một NST có trình tự các gen là ABCDE*GHIK bị đột biến, NST sau đột biến có trình tự gen ABE*GHIK. NST trên đã bị đột biến cấu trúc dạng gì?
A. Đảo đoạn
B. Chuyển đoạn
C. Lặp đoạn
D. Mất đoạn
-
Câu 12:
Xác voi Mamut được bảo quản gần như nguyên vẹn trong các lớp băng là bằng chứng tiến hoá nào sau đây?
A. Sinh học phân tử
B. Hóa thạch
C. Giải phẫu so sánh
D. Tế bào học
-
Câu 13:
Ở loài có bộ NST lưỡng bội 2n = 14, một cơ thể có số NST trong nhân tế bào sinh dưỡng bằng 15. Cơ thể này là thể đột biến dạng nào?
A. Thể ba
B. Thể tứ bội
C. Thể tam bội
D. Thể một
-
Câu 14:
Cho biết cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội. Cơ thể AAaaBBbb sẽ cho giao tử mang 2 alen trội chiếm tỉ lệ là bao nhiêu?
A. 50%
B. 25%
C. 37,5%
D. 75%
-
Câu 15:
Trong tạo giống bằng công nghệ tế bào, người ta có thể tạo ra giống cây trồng mới mang đặc điểm của 2 loài khác nhau nhờ phương pháp nào?
A. Chọn lọc dòng tế bào xoma biến dị
B. Nuôi cấy hạt phấn
C. Lai tế bào sinh dưỡng (xoma)
D. Nuôi cấu tế bào thực vật invitro tạo mô sẹo
-
Câu 16:
Sự tiếp hợp giữa 2 cromatit cùng nguồn gốc trong cặp NST tương đồng, sau đó trao đổi chéo các đoạn có độ dài khác nhau sẽ làm phát sinh loại biến dị gì?
A. Đột biến mất đoạn và lặp đoạn NST
B. Hoán vị gen
C. Đột biên gen
D. Đột biến chuyển đoạn NST
-
Câu 17:
Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A+T)/(G+X)=2/3. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử này là bao nhiêu?
A. 60%
B. 20%
C. 30%
D. 15%
-
Câu 18:
Có bao nhiêu nhân tố sau đây làm thay đổi tần số tương đối của các alen không theo một hướng xác định?
I. Đột biến.
II. Chọn lọc tự nhiên.
III. Các yếu tố ngẫu nhiên.
IV. Di – nhập gen.
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
-
Câu 19:
Hình dưới đây thể hiện một nhóm gồm 7 tế bào sinh tinh đều có kiểu gen AaBb đang ở kì giữa và kì cuối giảm phân I theo 3 trường hợp; trong đó có 4 tế bào diễn ra theo trường hợp 1; 1 tế bào diễn ra theo trường hợp 2; 2 tế bào diễn ra theo trường hợp 3; các giai đoạn còn lại của giảm phân diễn ra bình thường.
Trong số các giao tử tạo ra khi kết thúc giảm phân, loại giao tử đột biến chiếm tỉ lệ bằng
A. 1/5
B. 2/7
C. 1/14
D. 1/7
-
Câu 20:
Học thuyết Đacuyn chưa đề cập đến nội dung nào sau đây?
A. Biến dị cá thể là nguyên liệu của tiến hóa
B. Nguyên liệu chủ yếu của chọn lọc tự nhiên là đột biến
C. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố không có định hướng
D. Sự hình thành loài mới không qua quá trình thích nghi
-
Câu 21:
Hai quần thể động vật được xác định thuộc 2 loài khác nhau, khi các cá thể của chúng như thế nào?
A. Không giao phối với nhau hoặc giao phối được với nhau tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết hoặc phát triển thành đời con bất thụ
B. Có hình thái hoặc ổ sinh thái khác nhau
C. Sống ở các vùng địa lý khác nhau
D. Có kích thước khác nhau
-
Câu 22:
Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đột biến gen có thể xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục
B. Gen đột biến luôn được di truyền cho thế hệ sau
C. Gen đột biến luôn được biểu hiện thành kiểu hình
D. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá
-
Câu 23:
Khi nói về quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Giai đoạn cố định CO2 diễn ra trong tế bào chất
B. Pha sáng cung cấp ATP và NADPH cho pha tối
C. Pha sáng diễn ra ở màng tilacôit, pha tối diễn ra ở chất nền lục lạp
D. Quá trình quang hợp cần sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời
-
Câu 24:
Tài nguyên nào sau đây là tài nguyên tái sinh?
A. Phi kim
B. Năng lượng thủy triều
C. Năng lượng sóng
D. Đa dạng sinh học
-
Câu 25:
Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, đột biến xảy ra tại vị trí nào sau đây của opêron thì quá trình phiên mã của các gen cấu trúc Z, Y, A có thể không diễn ra ngay cả khi có lactozơ trong môi trường?
A. Gen cấu trúc A
B. Gen cấu trúc Y
C. Vùng khởi động P
D. Gen cấu trúc Z
-
Câu 26:
Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do hai gen không alen phân li độc lập quy định. Trong kiểu gen, khi có đồng thời cả hai loại alen trội A và B thì cho hoa đỏ, khi chỉ có một loại alen trội A hoặc B thì cho hoa hồng, còn khi không có alen trội nào thì cho hoa trắng. Cho cây hoa trắng giao phấn với cây hoa đỏ (P), thu được F1 3 loại kiểu hình. Biết rằng không xảy ra đột biến. Có bao nhiêu kiểu gen của cây hoa đỏ ở P thỏa mãn phép lai trên?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 27:
Bệnh N là di truyền ở người, bệnh này do 1 gen có 2 alen quy định, để xác định vị trí gen của bệnh này trên NST thường hay NST giới, và bệnh do gây ra do gen trội hay lặn quy định, một Trung Tâm nghiên cứu di truyền đã tiến hành nghiên cứu một số gia đình có con bị bệnh N này, các nhà khoa học đã thu được kết quả như sau:
Phân tích kết quả ở bảng trên và cho biết quy luật di truyền nào có khả năng nhất chi phối bệnh N là:
A. Gen gây bệnh là gen lặn, nằm trên NST thường
B. Gen gây bệnh là gen trội, nằm trên NST thường
C. Gen gây bệnh là gen lặn, nằm trên vùng không tương đồng NST X
D. Gen gây bệnh là gen lặn, nằm trên vùng tương đồng NST X và Y
-
Câu 28:
Ở vi khuẩn E. coli, giả sử có 4 chủng mang đột biến liên quan đến Operon lac. Các đột biến này được mô tả trong bảng sau:
Trong đó, các dấu cộng (+) chỉ gen /thành phần có chức năng bình thường, dấu trừ (–) chỉ gen /thành phần bị đột biến mất chức năng. Theo lý thuyết, khi môi trường có lactose, có bao nhiêu chủng sẽ tiến hành phiên mã các gen cấu trúc?
A. 2
B. 4
C. 1
D. 3
-
Câu 29:
Một loài vi sinh vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 8. Khi phân tích bộ NST của 4 thể đột biến (A, B, C và D) người ta thu được kết quả như biểu đồ bên. Theo lý thuyết, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về các thể đột biến trên?
I. Thể đột biến A có thể được hình thành qua nguyên phân hoặc giảm phân.
II. Thể đột biến B có thể được hình thành qua nguyên phân hoặc giảm phân.
III. Thể đột biến C và D được hình thành do rối loạn phân bào trong quá trình tạo giao tử của một bên bố hoặc mẹ.
IV. Thể đột biến B ứng dụng trong tạo dưa hấu không hạt.
A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
-
Câu 30:
Một loài thực vật lưỡng bội, xét 3 gen trên 2 cặp nhiễm sắc thể, trong đó cặp gen A,a và B,b nằm trên 1 cặp NST, cặp Dd nằm trên cặp NST còn lại, các gen liên kết hoàn toàn và trội hoàn toàn, cho biết không có hoán vị gen xảy ra. Cho 2 cây (P) có kiểu hình trội về cả 3 tính trạng giao phấn với nhau, tạo ra F1 có tỉ lệ kiểu hình là 6:3:3:2:1:1. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phép lai P thõa mãn kết quả ở F1?
A. 2
B. 4
C. 3
D. 5
-
Câu 31:
Đồ thị dưới đây biểu diễn mối quan hệ giữa tần số các kiểu gen AA, Aa và aa với tần số các alen A và a trong một quần thể.
Quan sát đồ thị và cho biết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nhiều khả năng quần thể được khảo sát là quần thể tự phối.
II. Đường cong (3) biểu diễn sự thay đổi tần số kiểu gen aa.
III. Khi tần số alen A và a bằng nhau thì tần số các kiểu gen dị hợp là lớn nhất.
IV. Khi tần số alen A cao hơn tần số alen a thì tần số kiểu gen AA luôn cao hơn tần số kiểu gen Aa.
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
-
Câu 32:
Ở một loài thực vật, cho cơ thể (P) có kiểu gen dị hợp 2 cặp gen tự thụ phấn thu được F1. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn, cả 2 gen đang xét cùng nằm trên 1 NST thường; trong quá trình giảm phân tạo giao tử chỉ xảy ra hoán vị gen ở 1 giới. Trong số các phát biểu được cho dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Tỉ lệ cây mang 3 alen trội bằng tỉ lệ cây mang 1 alen trội.
II. Cây mang 4 alen trội không thể có tỉ lệ bằng cây mang 3 alen trội.
III. Lấy ngẫu nhiên 1 cây mang 2 alen trội, xác suất thu được cây thuần chủng có thể là 50%.
IV. Có 2 phép lai (P) có thể xảy ra.
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
-
Câu 33:
Theo lí thuyết, phép lai P: AaXbXb×AaXBY tạo ra F1 có bao nhiêu loại kiểu gen?
A. 6
B. 2
C. 8
D. 12
-
Câu 34:
Xét một cơ thể đực có kiểu gen Ab/aB Dd giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị giữa hai gen A và B với tần số là 20%. Theo lí thuyết, loại giao tử Ab D chiếm tỉ lệ là bao nhiêu?
A. 5%
B. 10%
C. 20%
D. 40%
-
Câu 35:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào không làm thay đổi tần số alen của quần thể?
A. Giao phối không ngẫu nhiên
B. Chọn lọc tự nhiên
C. Đột biến
D. Các yếu tố ngẫu nhiên
-
Câu 36:
Theo lí thuyết, trường hợp nào sau đây, tính trạng do gen quy định chỉ biểu hiện ở giới cái?
A. Ở người, gen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính Y
B. Ở thú, gen nằm trong tế bào chất và gen nằm trên NST thường
C. Ở ruồi giấm, gen nằm trên vùng tương đồng của NST giới tính X và Y
D. Ở chim, gen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính Y
-
Câu 37:
Khi nói về chọn lọc tự nhiên(CLTN), nhận định nào sau đây đúng?
A. CLTN làm tăng vốn gen và đa dạng di truyền cho quần thể
B. CLTN là nhân tố trực tiếp tạo ra những kiểu gen thích nghi với môi trường
C. CLTN là nhân tố vô hướng trong quá trình tiến hóa
D. Ở trạng thái dị hợp thì alen lặn thường không bị CLTN đào thải
-
Câu 38:
Giai đoạn nào trong hình mô tả sự biến thiên huyết áp ở động mạch chủ?
A. Giai đoạn d
B. Giai đoạn b
C. Giai đoạn a
D. Giai đoạn c
-
Câu 39:
Trong các hệ sinh thái, bậc dinh dưỡng của tháp sinh thái được kí hiệu là A, B, C, D và E. Sinh khối ở một bậc là: A = 400 kg/ha; B = 500 kg/ha; С = 4000 kg/ha; D = 60 kg/ha; E = 4 kg/ha. Các bậc dinh dưỡng của tháp sinh thái được sắp xếp từ thấp lên cao, theo thứ tự như sau:
Hệ sinh thái 1: А В C E. Hệ sinh thái 2: A В D E.
Hệ sinh thái 3: С A B E. Hệ sinh thái 4: С A D E.
Trong các hệ sinh thái trên, hệ sinh thái nào không tồn tại?
A. Hệ sinh thái 1
B. Hệ sinh thái 2
C. Hệ sinh thái 3
D. Hệ sinh thái 4
-
Câu 40:
Trong quá trình nhân bản vô tính ở cừu, người ta lấy trứng từ cừu cái có kiểu gen AaBB, lấy nhân tế bào xôma từ cừu cái có kiểu gen AaBb. Cừu con nhân bản sinh ra có kiểu gen là gì?
A. AABb
B. AaBB
C. Aabb
D. AaBb