Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2022-2023
Trường THPT Trần Hưng Đạo
-
Câu 1:
Chọn ý đúng: Nếu ở thế hệ xuất phát P có kiểu gen 100% Aa, trải qua 2 thế hệ tự thụ phấn, thì tỉ lệ của thể dị hợp còn lại ở thế hệ con lai thứ hai( F2) là?
A. 12,5%
B. 25%
C. 50%
D. 75%
-
Câu 2:
Đâu là ý đúng: Kết quả dẫn đến về mặt di truyền khi cho giao phối cận huyết hoặc tự thụ phấn là?
A. Giảm tỉ lệ thể dị hợp và tăng tỉ lệ thể đồng hợp trong quần thể
B. Sự đa dạng về kểu gen trong quần thể
C. Sự đa dạng về kiểu hình trong quần thể
D. Làm tăng khả năng xuất hiện đột biến gen
-
Câu 3:
Xác định: Hiện tượng giao phối gần không dẫn đến kết quả nào gì?
A. tạo ra dòng thuần
B. tỉ lệ gen đồng hợp giảm ,dị hợp tăng
C. Hiện tượng thoái hoá
D. Các gen lặn đột biến có hại ở trạng thái đồng hợp
-
Câu 4:
Chọn ý đúng: Thế hệ xuất phát của một quần thể tự phối có tỉ lệ kiểu gen là 0,1AABB :0,4 AaBB : 0,2 Aabb: 0,3 aaBb. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen aaBB ở thế hệ F3 là
A. 13,125%
B. 17,5%
C. 30,625%
D. 12,5%
-
Câu 5:
Cho biết ý nào đúng: Một quần thể có tần số kiểu gen ban đầu là 0,1AA : 0,5Aa : 0,4aa. Biết rằng các cá thể dị hợp có khả năng sinh sản bằng 1/2 so với cá thể đồng hợp, các cá thể có kiểu gen đồng hợp có khả năng sinh sản như nhau và bằng 100%. Sau 1 thế hệ tự thụ phấn, tần số các cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn là
A. 21,67%
B. 16,67%
C. 61,67%
D. 52,25%
-
Câu 6:
Xác định ý nào đúng: Một quần thể tự thụ ở một loài thực vật xét một gen hai alen A qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a qui định hoa trắng. Thế hệ bố mẹ trong quần thể có kiểu hình hoa đỏ chiếm 60%, biết cây hoa đỏ thuần chủng không có khả năng sinh sản. Ở thế hệ tiếp theo người ta thu được tổng số cây hoa đỏ có tỉ lệ 37,5%. Theo lí thuyết tỉ lệ cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp trong tổng số cây có khả năng sinh sản ở thế hệ bố mẹ là?
A. 50%
B. 20%
C. 30%
D. 40%
-
Câu 7:
Đâu là ý đúng: Một quần thể thực vật tự thụ phấn, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, alen B quy định thân cao trội hoàn toàn so với b thân thấp. Hai cặp gen này cùng nằm trên 1 cặp NST và liên kết hoàn toàn. Quần thể ban đầu có cấu trúc di truyền: 0,3AB/ab: 0,3Ab/aB: 0,4ab/ab. Biết rằng các cá thể có kiểu hình hoa trắng, thân thấp không có khả năng sinh sản. Theo lí thuyết, sau 1 thế hệ tỉ lệ cây hoa trắng, thân thấp là:
A. 12,5%
B. 7,5%
C. 2,25%
D. 6,25%
-
Câu 8:
Cho biết: Một quần thể ban đầu có tỉ lệ kiểu gen aa bằng 10%, còn lại là 2 kiểu gen AA và Aa. Sau 6 thế hệ tự phối tỉ lệ cá thể dị hợp trong quần thể còn lại là 0,9375%. Hãy xác định cấu trúc ban đầu của quần thể nói trên?
A. 0.6AA + 0.3Aa + 0.1aa = 1
B. 0.88125AA + 0.01875Aa + 0.1aa = 1
C. 0.3AA + 0.6Aa + 0.1aa = 1
D. 0.8625AA + 0.0375Aa + 0.1aa = 1
-
Câu 9:
Đâu là ý đúng: Xét một quần thể thực vật tự thụ phấn ở thế hệ P có 100% mang kiểu gen Dd. Hiện tượng tự thụ phấn xảy ra liên tiếp qua nhiều thế hệ trong quần thể này. Theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp ở thế hệ F4 là?
A. 6,25%
B. 93.75%
C. 50%
D. 46.88%
-
Câu 10:
Đâu là ý đúng: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể gồm toàn cây thân cao, trong đó tỉ lệ cây thân cao có kiểu gen dị hợp tử là 0,4. Quần thể tự thụ phấn liên tiếp qua các thế hệ. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, ở thế hệ F2 của quần thể, cây thân cao chiếm tỉ lệ
A. 3/4
B. 3/20
C. 17/20
D. 1/10
-
Câu 11:
Đâu là ý đúng: Ở một loài thực vật, A qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a qui định hoa trắng. Thế hệ xuất phát của một quần thể tự phối có tỉ lệ kiểu gen là 0,7Aa : 0,3aa. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ F3 là
A. 60,625% cây hoa đỏ : 39,375% cây hoa trắng.
B. 37,5% cây hoa đỏ : 62,5% cây hoa trắng.
C. 62,5% cây hoa đỏ : 37,5% cây hoa trắng.
D. 39,375% cây hoa đỏ : 60,525 cây hoa trắng.
-
Câu 12:
Hãy cho biết: Điều nào về quần thể tự phối là không đúng?
A. Quần thể bị phân dần thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
B. Sự chọn lọc không mang lại hiệu quả đối với con cháu của một cá thể thuần chủng tự thụ phấn.
C. Số cá thể đồng hợp tăng, số cá thể dị hợp giảm.
D. Quần thể biểu hiện tính đa hình.
-
Câu 13:
Chọn ý đúng: Điều nào xác định trạng thái cân bằng Hardy-Weinberg?
A. tần số alen không đổi, không thay đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác
B. dị hợp tử ở tất cả các locus
C. loại bỏ tất cả các alen gây chết
D. loại bỏ trôi gien
-
Câu 14:
Hãy cho biết: Rối loạn nào không phù hợp để sàng lọc người mang mầm bệnh trong quần thể?
A. Xơ nang
B. Bệnh bạch tạng mắt-da
C. Bệnh hồng cầu hình liềm
D. Bệnh Tay-Sachs
-
Câu 15:
Xác định: Trong phương trình Hacdi-Vanbec, p2 đại diện cho điều gì?
A. Các cá thể dị hợp tử trội
B. Các cá thể đồng hợp tử trội
C. Những cá nhân có alen gây chết người
D. Cá thể đồng hợp tử lặn
-
Câu 16:
Chọn ý đúng: Một quần thể có cấu trúc: 0,4 AA + 0,4 Aa + 0,2 aa = 1. Quần thể đạt trạng thái cân bằng qua mấy thế hệ ngẫu phối?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 17:
Đâu là ý đúng: Ở một loài thú, cho biết các kiểu gen: AA quy định lông quăn nhiều, Aa quy định lông quăn ít, aa quy định lông thẳng. Một quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A trong quần thể là 0,4. Tỉ lệ thú lông quăn ít trong quần thể là
A. 48%
B. 36%
C. 24%
D. 16%
-
Câu 18:
Đâu là ý đúng: Một loài động vật, alen trội là trội hoàn toàn, tần số alen pA = 0,3 và qa = 0,7. Khi quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền thì dự đoán nào sau đây đúng?
A. Lấy ngẫu nhiên một cá thể trội trong quần thể thì xác suất gặp cá thể mang alen lặn chiếm 13/17.
B. Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trong số cá thể mang kiểu hình trội chiếm 9%.
C. Tỉ lệ cá thể mang alen lặn trong quần thể chiếm 91%.
D. Nếu cho các cá thể trội trong quần thể giao phối ngẫu nhiên thì phải sau 2 thế hệ mới cân bằng di truyền.
-
Câu 19:
Chọn ý đúng: Ở một loài thực vật sinh sản bằng tự phối, gen A quy định hạt nảy mầm bình thường trội hoàn toàn so với alen a làm cho hạt không nảy mầm. Tiến hành gieo 20 hạt AA, 80 hạt Aa lên đất canh tác, các hạt sau khi nảy mầm đều sinh trưởng bình thường và các cây đều ra hoa, kết hạt tạo nên thế hệ F1; F1 nảy mầm và sinh trưởng, sau đó ra hoa kết hạt tạo thế hệ F2. Ở thế hệ F2, cây trưởng thành có kiểu gen AA có tỉ lệ là
A. 5/7
B. 1/6
C. 5/16
D. 1/16
-
Câu 20:
Đâu là ý đúng: Ở thực vật, alen B quy định lá nguyên trội hoàn toàn so với alen b quy định là xẻ thùy. Trong quần thể đang cân bằng di truyền, cây lá nguyên chiếm tỉ lệ 96%. Theo lí thuyết, thành phần kiểu gen của quần thể này là
A. 0,32 BB : 0,64 Bb : 0,04 bb.
B. 0,36 BB : 0,48 Bb : 0,16 bb.
C. 0,04 BB : 0,32 Bb : 0,64 bb.
D. 0,64 BB : 0,32 Bb : 0,04 bb.
-
Câu 21:
Xác định ý đúng: Tế bào con được hình thành qua quá trình nguyên phân có bộ nhiễm sắc thể như thế nào?
A. Có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội, mỗi nhiễm sắc thể ở trạng thái kép.
B. Có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội, mỗi nhiễm sắc thể ở trạng thái đơn.
C. Có bộ nhiễm sắc thể đơn bội, mỗi nhiễm sắc thể ở trạng thái kép.
D. Có bộ nhiễm sắc thể đơn bội, mỗi nhiễm sắc thể ở trạng thái đơn.
-
Câu 22:
Đâu là ý đúng: Trong tế bào động vật, gen nằm ở vị trí nào sau đây thường không được phân chia đồng đều khi phân bào?
A. Lục lạp.
B. Ti thể.
C. NST thường.
D. NST giới tính X.
-
Câu 23:
Xác định ý đúng: Một tế bào xét 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Giả sử trong mỗi nhiễm sắc thể, tổng chiều dài các đoạn ADN quấn quanh các khối cầu histon để tạo nên các nuclêôxôm là 12,41 μm. Khi tế bào này bước vào kỳ giữa của nguyên phân, tổng số các phân tử protein histon trong các nuclêôxôm của cặp nhiễm sắc thể này là
A. 4000
B. 2000
C. 8000
D. 6000
-
Câu 24:
Chọn ý đúng: Trong quan hệ giữa hai loài, đặc trưng của mối quan hệ vật chủ- vật ký sinh là?
A. một loài sống bình thường, nhưng gây hại cho loài khác sống chung với nó.
B. hai loài đều kìm hãm sự phát triển của nhau.
C. một loài bị hại thường có kích thước nhỏ, số lượng đông, một loài có lợi.
D. một loài bị hại thường có kích thước lớn, số lượng ít, một loài có lợi.
-
Câu 25:
Cho biết: Trong mối quan hệ giữa các thành phần trong quần xã, thì quan hệ đóng vai trò quan trọng nhất là?
A. Quan hệ về nơi ở.
B. Quan hệ dinh dưỡng
C. Quan hệ hỗ trợ.
D. Quan hệ đối địch
-
Câu 26:
Xác định: Nhóm tuổi nào sau đây quyết định mức sinh sản của quần thể?
A. Nhóm tuổi trước sinh sản
B. Nhóm tuổi sau sinh sản
C. Nhóm tuổi sinh sản
D. Cả A và C
-
Câu 27:
Chọn ý đúng: Đa dạng sinh học là sự biến đổi giữa các sinh vật trong hệ sinh thái; cả thực vật và động vật.
Ba khía cạnh nào được tính đến khi đo tính đa dạng sinh học?
A. Số lượng và sự đa dạng của các hệ sinh thái
B. Số lượng và sự đa dạng của các loài
C. Vị trí và số lượng sinh vật
D. Số lượng, sự đa dạng và sự biến đổi của các sinh vật
-
Câu 28:
Chọn ý đúng: Hệ sinh thái rừng ngập mặn nước ta cho năng suất sinh học cao, đặc biệt là?
A. sinh vật nước ngọt, mặn.
B. sinh vật nước mặn
C. sinh vật nước lợ.
D. sinh vật nước ngọt.
-
Câu 29:
Xác định: Giải thích nào đúng nhất cho việc tại sao năng suất sơ cấp thuần trong các hệ sinh thái trên cạn có xu hướng tăng về phía nhiệt đới?
A. Sự đa dạng loài cao hơn ở vùng nhiệt đới có xu hướng làm tăng sự phát triển của thực vật.
B. Có chi phí trao đổi chất thấp hơn đối với sự phát triển của thực vật ở vùng nhiệt đới.
C. Sự sẵn có của nước và nhiệt độ ấm áp ở vùng nhiệt đới thúc đẩy quá trình quang hợp.
D. Các vùng nhiệt đới có nhiều động vật ăn thịt hơn làm giảm thiểu việc ăn cỏ.
-
Câu 30:
Xác định: Khi nói về sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái, phát biểu nào đúng?
A. Sản lượng sinh vật thứ cấp được hình thành bởi nhóm sinh vật sản xuất của chuỗi thức ăn.
B. Sản lượng sinh vật sơ cấp tinh do các hệ sinh thái dưới nước tạo ra lớn hơn so với các hệ sinh thái trên cạn.
C. Sản lượng sinh vật sơ cấp tinh do các hệ sinh thái trên cạn tạo ra lớn hơn so với các hệ sinh thái dưới nước.
D. Sản lượng sinh vật sơ cấp tinh được hình thành bởi nhóm sinh vật tiêu thụ bậc I của chuỗi thức ăn.
-
Câu 31:
Cho biết: Trong môi trường sống có một xác chết của sinh vật là xác của một cây thân gỗ. Xác chết của sinh vật nằm trong tổ chức sống nào sau đây?
A. Quần thể.
B. Quần xã.
C. Vi sinh vật.
D. Hệ sinh thái.
-
Câu 32:
Xác định ý không đúng khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật?
A. Mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh là sự biến tương của quan hệ con mồi - vật ăn thịt.
B. Quan hệ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã được xem là một trong những động lực của quá trinh tiến hoá.
C. Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn không thể chung sống trong cùng một sinh cảnh.
D. Trong tiến hoá, các loài gần nhau về nguồn gốc thường hướng đến sự phân li vê ổ sinh thái của mình.
-
Câu 33:
Đâu là ý đúng: Trong quần xã, nhóm loài cho sản lượng sinh vật cao nhất thuộc về?
A. động vật ăn các chất mùn bã hữu cơ.
B. động vật ăn cỏ
C. động vật ăn thịt.
D. sinh vật tự dưỡng.
-
Câu 34:
Đâu là ý đúng: Quần xã ở rừng mưa nhiệt đới có đặc điểm là?
A. các loài có ổ sinh thái hẹp và độ đa dạng của quần xã cao
B. các loài có ổ sinh thái hẹp và độ đa dạng của quần xã thấp
C. các loài có ổ sinh thái rộng và độ đa dạng của quần xã thấp
D. các loài có ổ sinh thái rộng và độ đa dạng của quần xã cao
-
Câu 35:
Đâu là ý đúng: Ở những vùng núi thấp, mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, mùa khô không rõ, hình thành?
A. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa.
B. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
C. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới khô lá kim.
D. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới khô lá rộng.
-
Câu 36:
Xác định: Khi nói về chuỗi thức ăn và bậc dinh dưỡng, nhận định nào dưới đây là chính xác?
A. Những thực vật có lá màu đỏ, vàng thì không có khả năng đứng đầu chuỗi thức ăn.
B. Chuỗi thức ăn khởi đầu bằng mùn bã sinh vật là hệ quả của chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng.
C. Chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng chỉ có ở các quần xã trên cạn.
D. Trong tự nhiên, chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng luôn chiếm ưu thế hơn hẳn chuỗi thức ăn khởi đầu bằng mùn bã sinh vật.
-
Câu 37:
Cho biết bố và mẹ thuần chủng hoa đỏ lai với hoa trắng, F1 thu được 100% hoa hồng. Biết tính trạng màu sắc hoa do một gen có 2 alen quy định. Cho F1 tự thụ phấn, tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình ở F2 là :
A. 1:2:1 và 3: 1.
B. 1:2:1 và 1:1.
C. 1:2:1 và 1:2:1
D. 1:2:1: 2:4:2: 1:2:1 và 9:6:1.
-
Câu 38:
Chọn ý đúng: Tinh trạng trội không hoàn toàn được xác định khi nào?
A. F1 biểu hiện tính trạng trung gian.
B. Lai giữa hai bố mẹ thuần chủng, Fl đồng loạt có kiểu hình khác với bố mẹ.
C. Phép lai giữa 2 cá thể được xác định là mang cặp gen dị họp làm xuất hiện tỉ lệ phân tính 1:2:1
D. Cả A và C.
-
Câu 39:
Tiến hành lai lúa hạt tròn với lúa hạt dài, F1 100% lúa hạt dài. Cho F1 tự thụ phấn được F2. Trong số lúa hạt dài F2, tính theo lí thuyết thì số cây hạt dài khi tự thụ phấn cho F3 toàn lúa hạt dài chiếm tỉ lệ
A. 1/4.
B. 1/3.
C. 3/4.
D. 2/3.
-
Câu 40:
Chọn ý đúng biết: Ở người, alen B quy định da bình thường; alen b qui định bị bệnh bạch tạng, gen này nằm trên NST thường. Cho rằng bố mẹ đều dị hợp, xác suất đế vợ chồng này sinh người con đầu tiên bình thường?
A. 25%
B. 12,5%
C. 56,25%
D. 75%