Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2022-2023
Trường THPT Hồng Đức
-
Câu 1:
Chọn ý đúng: Một NST có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEG.HKM đã bị đột biến. NST đột biến có trình tự ABCDEFG.HKM. Dạng đột biến này là?
A. Thường làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.
B. Thường làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài.
C. Thường gây chết cho cơ thể mang NST bị đột biến
D. Thường làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể.
-
Câu 2:
Khi xét đến các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) thì có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng?
I. Đột biến đảo đoạn NST chỉ làm thay đổi vị trí của gen trên NST mà không làm thay đổi số lượng gen trên NST.
II. Đột biến chuyển đoạn giữa các NST không tương đồng sẽ làm thay đổi nhóm gen liên kết.
III. Đột biến lặp đoạn NST có thể làm xuất hiện các cặp gen alen trên cùng một NST.
IV. Đột biến chuyển đoạn nhỏ NST được ứng dụng để loại bỏ những gen không mong muốn ra khỏi giống cây trồng.
V. Đột biến mất đoạn và chuyển đoạn có thể làm giảm khả năng sinh sản.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 3:
Xác định ý đúng nhất: Có thể có tối đa bao nhiêu thể 3 nhiễm khác nhau ở loài 2n = 20?
A. 40
B. 30
C. 20
D. 10
-
Câu 4:
Đâu là ý đúng nhất: Người bị bệnh đao thuộc dạng đột biến nào?
A. số lượng NST- Thể dị bội dạng 2n – 1
B. số lượng NST- Thể dị bội dạng 2n+1
C. Gen – dạng mất 1 cặp nuclêôtit C
D. Gen – dạng thêm 1 cặp nuclêôtit
-
Câu 5:
Cho biết: Cơ chế phát sinh thể dị bội là do sự phân li không bình thường của một cặp NST trong giảm phân, tạo nên?
A. Giao tử có 3 NST hoặc không có NST nào của cặp tương đồng.
B. Giao tử có 2 NST hoặc không có NST nào của cặp tương đồng
C. Hai giao tử đều có 1 NST của cặp tương đồng.
D. Hai giao tử đều không có NST nào của cặp tương đồng.
-
Câu 6:
Xác định ý đúng: Người bị hội chứng Đao có số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng là gì?
A. 47 NST
B. 48 NST
C. 45 NST
D. 46 NST
-
Câu 7:
Xác định: Xét 3 cặp NST tương đồng, mỗi cặp đều có 1 NST bình thường và 1 NST đột biến đảo đoạn. Cá thể mang 3 cặp NST nói trên giảm phân bình thường và không có trao đổi đoạn NST sẽ cho tỉ lệ giao tử mang cả 3 NST đột biến chiếm tỉ lệ
A. 1/4
B. 1/2
C. 1/8
D. 3/4
-
Câu 8:
Xác định ý đúng: Sơ đồ sau đây minh họa cho các dạng đột biến cấu trúc NST nào?
(1): ABCD*EFGH →ABGFE*DCH (2): ABCD*EFGH → AD*EFGBCH
A. (1) đảo đoạn chứa tâm động – (2) chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể
B. (1) và (2) đều đảo đoạn chứa tâm động
C. (1) chuyển đoạn không chứa tâm động (2) chuyển đoạn trong một NST
D. (1) đảo đoạn chứa tâm động – (2) đảo đoạn không chứa tâm động
-
Câu 9:
Xác định: Khi nói về đột biến cấu trúc NST, phát biểu không chính xác?
A. Quá trình trao đổi chéo không cân xảy ra giữa các crômatit không chị em trong cặp NST tương đồng làm xuất hiện đột biến lặp đoạn NST.
B. Đột biến đảo đoạn NST có thể làm xuất hiện loài mới
C. Trong một số trường hợp, đột biến mất đoạn nhỏ cho sinh vật vì nó giúp loại bỏ gen có hại cho quần thể.
D. Có thể sử dụng đột biến lặp đoạn NST để xây dựng bản đồ gen.
-
Câu 10:
Chọn ý đúng: Một nhiễm sắc thể có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEG.HKM đã bị đột biến. Nhiễm sắc thể đột biến có trình tự AB.HKM. Dạng đột biến này
A. Thường làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài
B. Thường làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng
C. Thường làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể
D. Thường làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể
-
Câu 11:
Đâu là ý đúng nhất: Một người có 47 NST, NST giới tính gồm 3 chiếc trong đó có hai chiếc giống nhau?
A. Người này là nam, mắc hội chứng Claiphentơ
B. Người này là nam, mắc hội chứng Đao
C. Người này là nữ, mắc hội chứng Claiphentơ
D. Người này là nữ, mắc hội chứng Đao
-
Câu 12:
Đâu là ý đúng: Ở một loài thực vật, xét cặp gen Aa nằm trên nhiễm sắc thể thường. Do đột biến đã tạo thành cơ thể lệch bội. Theo lí thuyết kiểu gen của cơ thể lệch bội là một trong (x) kiểu gen. (x) là:
A. 6
B. 9
C. 16
D. 12
-
Câu 13:
Đâu là ý đúng nhất: Có 2 loài thực vật, loài A có n=9 và loài B có n=10. Nhận xét nào về thể song nhị bội được hình thành giữa loài A và loài B?
A. Thể song nhị bội có số NST là 19, số nhóm gen liên kết là 38.
B. Thể song nhị bội có số NST là 38, số nhóm gen liên kết là 19.
C. Thể song nhị bội có số NST và số nhóm gen liên kết đều là 19.
D. Thể song nhị bội có số NST và số nhóm gen liên kết đều là 38.
-
Câu 14:
Một loài có bộ NST 2n=36. Một tế bào sinh dục chín của thể đột biến một nhiễm kép tiến hành giảm phân. Nếu các cặp NST đều phân li bình thường thì ở kì sau của giảm phân I, trong tế bào có số lượng NST là
A. 34
B. 38
C. 68
D. 36
-
Câu 15:
Xác định ý đúng: Nhiễm sắc thể giới tính ở động vật là?
A. có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng.
B. chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới tính.
C. chỉ có trong các tế bào sinh dục.
D. không tiến hành trao đổi chéo trong giảm phân.
-
Câu 16:
Cho phép lai P: cây dị hợp 1 cặp gen tự thụ phấn. Biết gen này nằm trên NST thường, mỗi gen đều có chiều dài là 5100 Å. Gen trội có 20% Ađenin và gen lặn có tỉ lệ 4 loại nuclêôtit giống nhau. thấy ở F1 có xuất hiện loại hợp tử có chứa 2700 nuclêôtit loại Adenin. Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào là đúng?
1. Cả 2 bên (đực và cái) của P đều bị đột biến trong giảm phân.
2. F1 vẫn có thể xuất hiện hợp tử có 1500 nu loại Guanin
3. Các hợp tử đột biến khi phát triển thành cây đều có các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn so với cây lưỡng bội bình thường
4. Thể đột biến này cũng có thể được hình thành trong quá trình nguyên phânA. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 17:
Đâu là ý đúng nhất: Trong tự nhiên, thể đa bội ít gặp ở động vật vì?
A. thực vật có nhiều loài đơn tính mà đa bội dễ phát sinh ở cơ thể đơn tính.
B. động vật khó tạo thể đa bội vì có vật chất di truyền ổn định hơn.
C. cơ chế xác định giới tính ở động vật bị rối loạn gây cản trở trong quá trình sinh sản.
D. đa bội thể dễ phát sinh ở nguyên phân mà thực vật sinh sản vô tính nhiều hơn động vật.
-
Câu 18:
Đâu là ý đúng nhất: Các tế bào có bộ nhiễm sắc thể nào sau đây là đa bội lẻ?
A. 3n, 6n, 8n, 11n
B. 3n, 5n, 6n, 9n, 11n
C. 5n, 7n, 9n, 11n
D. 4n, 6n, 8n, 10n
-
Câu 19:
Chọn ý đúng: Một tế bào sinh tinh của cá thể động vật bị đột biến thể bốn ở NST số 10 có kiểu gen là AAAa thực hiện quá trình giảm phân tạo tinh trùng. Nếu lần giảm phân I ở mỗi tế bào đều diễn ra bình thường nhưng trong lần giảm phân II, một nhiễm sắc thể số 10 của một trong hai tế bào con được tạo ra từ giảm phân I không phân li thì tế bào này không thể tạo được các loại giao tử nào sau đây?
A. Aaa, AO, AA.
B. AAA, AO, Aa.
C. AAA, AO, aa.
D. AAa, aO, AA.
-
Câu 20:
Đâu là ý đúng: Một loài có 2n = 14. Quá trình nguyên phân liên tiếp 4 lần của một hợp tử của loài đòi hỏi môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương 147 nhiễm sắc thể đơn. Biết thế hệ tế bào cuối cùng nhiễm sắc thể chưa nhân đôi. Thể đột biến thuộc dạng
A. thể đa.
B. thể tứ bội.
C. thể tam bội.
D. thể một.
-
Câu 21:
Xác định ý đúng nhất: Giao phấn cây cà chua lưỡng bội thuần chủng có quả đỏ với cây cà chua lưỡng bội quả vàng thu F1 đều có quả đỏ. Xử lý côsixin để tứ bội hóa các cây F1 rồi chọn 2 cây F1 tùy ý giao phấn với nhau. Ở F2 thu 253 cây quả đỏ và 23 cây quả vàng. Phát biểu nào sau đây là đúng về 2 cây F1 này?
A. Có 1 cây là 4n, 1 cây là 3n.
B. Cả 2 cây F1 đều là 4n do đa bội hóa thành công.
C. Cả 2 cây F1 đều là 2n do đa bội hóa không thành công.
D. Một cây là 4n, cây còn lại là 2n.
-
Câu 22:
Đâu là ý đúng nhất: Các cơ thể đa bội lẻ hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường vì?
A. bộ NST bị lệch, trở ngại cho quá trình giảm phân.
B. bộ NST có số lượng lớn hơn bình thường.
C. bộ NST có hình dạng thay đổi bất thường.
D. cơ thể đa bội lẻ có sức sống và sức sinh sản kém.
-
Câu 23:
Xác định ý đúng: Một quần thể có cấu trúc: 0,4 AA + 0,4 Aa + 0,2 aa = 1. Quần thể đạt trạng thái cân bằng qua mấy thế hệ ngẫu phối?
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
-
Câu 24:
Đâu là ý đúng nhất: Một quần thể giao phối có cấu trúc di truyền dạng: p2AA + 2 pq Aa + q2aa = 1, p(A) + q(a) =1. Đây là quần thể?
A. Đạt trạng thái cân bằng sinh thái. Có cấu trúc di truyền nhìn chung không ổn định
B. Đạt trạng thái cân bằng di truyền. Có cấu trúc di truyền nhìn chung không ổn định
C. Đạt trạng thái cân bằng di truyền. Tần số alen A và alen a duy trì ổn định qua các thế hệ
D. Đang chuyển từ trạng thái cân bằng sang trang thái mất cân bằng
-
Câu 25:
Đâu là ý đúng: Ở bò, cho biết các kiểu gen AA và Aa–lông đỏ ; aa – lông khoang. Một quần thể bò đạt trạng thái cân bằng có 900 con trong đó có 324 con lông khoang. Tần số alen của quần thể là gì?
A. p(A) = 0,36 ; q(a) = 0,64.
B. p(A) = 0,64 ; q(a) = 0,36.
C. p(A) = 0,6 ; q(a) = 0,4.
D. p(A) = 0,4 ; q(a) = 0,6.
-
Câu 26:
Chọn ý đúng: Một loài động vật, alen trội là trội hoàn toàn, tần số alen pA = 0,3 và qa = 0,7. Khi quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền thì dự đoán nào sau đây đúng?
A. Lấy ngẫu nhiên một cá thể trội trong quần thể thì xác suất gặp cá thể mang alen lặn chiếm 13/17.
B. Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trong số cá thể mang kiểu hình trội chiếm 9%.
C. Tỉ lệ cá thể mang alen lặn trong quần thể chiếm 91%.
D. Nếu cho các cá thể trội trong quần thể giao phối ngẫu nhiên thì phải sau 2 thế hệ mới cân bằng di truyền.
-
Câu 27:
Ở chuột, xét một alen đột biến lặn nằm trên NST thường làm cho thể đột biến bị chết ngay khi mới sinh. Một đàn chuột bố mẹ gồm 400 con (ở mỗi kiểu gen, số cá thể đực bằng số cá thể cái) khi ngẫu phối đã sinh được F1 gồm 3000 chuột con, trong đó có 30 con có kiểu hình đột biến và bị chết lúc mới sinh. Biết rằng quá trình giảm phân xảy ra bình thường, sức sống và khả năng thụ tinh của các loại giao tử là tương đương nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1). Trong số 400 chuột bố mẹ nói trên, có 80 cá thể có kiểu gen dị hợp.
(2). Cho F1 ngẫu phối thu được F2 thì tần số alen và thành phần kiểu gen của F1 và F2 là giống nhau.
(3). Ở F1 có 2430 cá thể có kiểu gen đồng hợp trội.
(4). Trong số cá thể trưởng thành F1, số cá thể dị hợp tử tham gia vào sinh sản chiếm tỉ lệ 18%.A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
-
Câu 28:
Đâu là ý đúng: Ở thực vật, alen B quy định lá nguyên trội hoàn toàn so với alen b quy định là xẻ thùy. Trong quần thể đang cân bằng di truyền, cây lá nguyên chiếm tỉ lệ 96%. Theo lí thuyết, thành phần kiểu gen của quần thể này là
A. 0,32 BB : 0,64 Bb : 0,04 bb.
B. 0,36 BB : 0,48 Bb : 0,16 bb.
C. 0,04 BB : 0,32 Bb : 0,64 bb.
D. 0,64 BB : 0,32 Bb : 0,04 bb.
-
Câu 29:
Đâu là ý đúng: Một quần thể có tần số kiểu gen ban đầu: 0,5AA: 0,3Aa: 0,2aa. Biết rằng các cá thể dị hợp tử chỉ có khả năng sinh sản bằng 1/2 so với khả năng sinh sản của các cá thể đồng hợp tử. Các cá thể có kiểu gen AA và aa có khả năng sinh sản như nhau. Sau một thế hệ tự thụ phấn thì tần số cá thể có kiểu gen dị hợp tử sẽ là?
A. 7,5%
B. 8,82%
C. 16,64%
D. 15%
-
Câu 30:
Đâu là ý đúng nhất: Một quần thể ban đầu có cấu trúc di truyền là: 0,2AA : 0,8Aa. Sau một thế hệ ngẫu phối, người ta thu được ở đời con 12000 cá thể. Tính theo lí thuyết, số cá thể có kiểu gen đồng hợp ở đời con là:
A. 5760.
B. 6240.
C. 4320.
D. 1920.
-
Câu 31:
Xác định ý đúng nhất: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ, alen a quy định quả vàng. Một vườn cà chua gồm 500 cây có kiểu gen AA, 400 cây có kiểu gen Aa và 100 cây có kiểu gen aa. Biết rằng không có đột biến xảy ra. Khi cho các cây cà chua giao phấn tự do với nhau, thì tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 là
A. 91% quả đỏ : 9% quả vàng.
B. 70% quả đỏ : 30% quả vàng.
C. 9% quả đỏ : 91% quả vàng.
D. 30% quả đỏ : 70% quả vàng.
-
Câu 32:
Đâu là ý đúng nhất: Một quần thể động vật, ở thế hệ xuất phát (P) có thành phần kiểu gen ở giới đực là 0,2BB : 0,6Bb : 0,2bb; ở giới cái là 0,3BB : 0,4Bb : 0,3bb. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Sau một thế hệ ngẫu phối thì thế hệ F1
A. có kiểu gen đồng hợp tử trội chiếm tỉ lệ lớn hơn kiểu gen đồng hợp tử lặn.
B. đạt trạng thái cân bằng di truyền.
C. có kiểu gen đồng hợp tử trội chiếm tỉ lệ nhỏ hơn kiểu gen đồng hợp tử lặn.
D. có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ 48%.
-
Câu 33:
Đâu là ý đúng: Ở người, một gen có 2 alen nằm trên NST giới tính X ở đoạn không tương đồng với Y, alen lặn qui định tính trạng bệnh, alen trội qui định tính trạng bình thường. Xét một quần thể người cân bằng di truyền về các gen trên có tỉ lệ người bị bệnh là 0,0208. Trong số những người nữ bình thường của quần thể trên, tỉ lệ người nữ mang gen gây bệnh là
A. 1/26.
B. 48/625.
C. 1/23.
D. 1/13.
-
Câu 34:
Ở một loài thực vật, gen A quy định hạt có khả năng nảy mầm trên đất bị nhiễm mặn, alen a quy định hạt không có khả năng này. Từ một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền thu được tổng số 10000 hạt. Đem gieo các hạt này trên một vùng đất bị nhiễm mặn thì thấy có
6400 hạt nảy mầm. Trong số các hạt nảy mầm, tỉ lệ hạt có kiểu gen đồng hợp tính theo lí thuyết làA. 25%.
B. 48%.
C. 16%.
D. 36%.
-
Câu 35:
Đâu là ý đúng: Ở một loài động vật lưỡng bội, alen A quy định lông xám trội hoàn toàn so với alen a quy định lông hung; alen B quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định chân thấp. Các gen cùng nằm trên 1 cặp nst thường và liên kết hoàn toàn, mọi quá trình không xảy ra đột biến. Phép lai P: những con lông xám- chân thấp (I) với những con lông hung-chân thấp thu được F1 gồm 700 con lông xám- chân thấp : 100 con lông hung-chân thấp. Khi cho những con có kiểu gen giống như (I) giao phối nhau theo lý thuyết khả năng xuất hiện 1 con lông hung - chân thấp là:
A. 6,25%
B. 1,5625%
C. 12,5%
D. 18,75%
-
Câu 36:
Đâu là ý đúng nhất: Ý nghĩa về mặt lý luận của định luật Hacđi - Vanbec là?
A. từ cấu trúc di truyền của quần thể xác định được tần số tương đối của các alen.
B. giải thích được vì sao quần thể là đơn vị tiến hóa của loài trong tự nhiên.
C. giải thích được tính ổn định trong thời gian dài của các quần thể trong tự nhiên.
D. dự đoán được xác suất bắt gặp một thể đột biến nào đó trong quần thể.
-
Câu 37:
Đâu là ý đúng: Ở gà AA lông đen, aa lông trắng, Aa có lông đốm. Một quần thể có 410 con lông đen, 580 con lông đốm, 10 con lông trắng. Cấu trúc di truyền của quần thể gà khi cân bằng là?
A. 0,49 AA : 0,42 Aa : 0.09 aa.
B. 0,09 AA : 0,42 Aa : 0,49 aa.
C. 0.41 AA : 0.58 Aa : 0,10 aa.
D. 0.49 AA : 0.21 Aa : 0.30 aa.
-
Câu 38:
Đâu là ý đúng: Ở gà, cho biết các kiểu gen AA –lông đen ; Aa – lông đốm ; aa – lông trắng. Một quần thể gà có 410 con lông đen : 580 con lông đốm : 10 con lông trắng. Có thể kết luận về đặc điểm cấu trúc di truyền của quần thể trên là:
A. cấu trúc di truyền của quần thể không đạt trạng thái cân bằng.
B. cấu trúc di truyền của quần thể đạt trạng thái cân bằng.
C. thành phần kiểu gen tuân theo công thức p2 AA + 2 pq Aa + q2 aa = 1.
D. cấu trúc di truyền của quần thể thoả mãn công định luật Hacđi-Vanbec.
-
Câu 39:
Ở một loài gia cầm kiểu gen AA quy định lông trắng, Aa quy định lông đốm, aa quy định lông đen. Một quần thể có 1250 con lông trắng, 1000 con lông đốm, 250 con lông đen.
Phát biểu đúng về quần thể nói trên là:
1. Quần thể đạt trạng thái cân bằng về thành phần kiểu gen
2. Lúc đạt trạng thái cân bằng , quần thể có tỉ lệ kiểu gen là 0,49 AA : 0,42 Aa : 0,09 aa
3. Cấu trúc di truyền cuả quần thể là 0,5 AA : 0,4 Aa : 0,1 aa
4. Tần số tương đối của các alen trong quần thể là A :a = 0,7 : 0,3Phương án đúng là :
A. 2, 3, 4
B. 2, 4
C. 3, 4
D. 1, 2, 3, 4
-
Câu 40:
Đâu là ý đúng nhất: Khi nói về quần thể ngẫu phối, phát biểu nào không đúng?
A. Quá trình ngẫu phối làm cho quần thể đa hình về kiểu gen và kiểu hình.
B. Quá trình ngẫu phối không làm thay đổi tần số alen của quần thể.
C. Quá trình ngẫu phối tạo ra nhiều biến dị tổ hợp.
D. Quá trình ngẫu phối làm cho tần số kiểu gen dị hợp giảm dần qua các thế hệ.