Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2022-2023
Trường THPT Quang Trung
-
Câu 1:
Cho biết: Loại đột biến nào sau đây làm tăng số loại alen của một gen nào đó trong vốn gen của quần thể sinh vật?
A. Đột biến điểm.
B. Đột biến dị đa bội.
C. Đột biến tự đa bội.
D. Đột biến lệch bội.
-
Câu 2:
Chọn ý đúng: Bệnh bạch tạng do một alen lặn nằm trên NST thường quy định, alen trội tương ứng quy định tính trạng bình thường. Trong một gia đình, người bố bị bạch tạng, còn người mẹ bình thường nhưng có bố mắc bệnh bạch tạng. Cặp bố mẹ này sinh con mắc bệnh với xác suất là?
A. 75% con gái
B. 25% tổng số con
C. 75% con trai
D. 50% tổng số con
-
Câu 3:
Cho cây lúa hạt tròn lai với cây lúa hạt dài, F1 thu được 100% cây lúa hạt dài. Cho F1 tự thụ phấn được F2. Trong số cây lúa hạt dài F2, tính theo lí thuyết thì số cây lúa hạt dài khi tự thụ phấn cho F3 toàn lúa hạt dài chiếm tỉ lệ
A. 1/4
B. 1/3
C. 3/4
D. 2/3
-
Câu 4:
Cho biết: Điều nào sau đây không đúng với quy luật phân li của Menđen?
A. Mỗi tính trạng của cơ thể do một cặp nhân tố di truyển quy định
B. Mỗi tính trạng của cơ thể do nhiều cặp gen quy định
C. Do sự phân li đồng đều của cặp nhân tố di truyền nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố của cặp
D. F1 tuy là cơ thể lai nhưng khi tạo giao tử thì giao tử là thuần khiết
-
Câu 5:
Chọn ý đúng: Khi đề xuất giả thuyết mỗi tính trạng do một một cặp nhân tố di truyền quy định, các nhân tố di truyền trong tế bào không hòa trộn với nhau và phân li đồng đều về các giao tử. Menđen kiểm tra giả thuyết của mình bằng cách nào?
A. Cho F1 lai phân tích
B. Cho F2 tự thụ phấn
C. Cho F1 giao phấn với nhau
D. Cho F1 tự thụ phấn
-
Câu 6:
Đâu là ý đúng: Đột biến lệch bội xảy ra ở một cặp NST trong nguyên phân của tế vào sinh dưỡng 2n sẽ tạo ra 2 tế bào con có bộ NST?
A. 2n + 1 và 2n – 1 hoặc 2n + 2 và 2n – 2
B. 2n + 2 và 2n – 1 hoặc 2n + 1 và 2n – 2
C. n + 1 và 2n – 1 hoặc 2n + 2 và n – 2
D. 2n + 2 và 2n – 2 hoặc 2n + 1 và n – 1
-
Câu 7:
Đâu là ý đúng: Ở một loài thực vật có 2n = 24 NST. Trong loài xuất hiện một thể đột biến đa bội có 36 NST. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
A. Thể đột biến này có thể trở thành loài mới.
B. Thể đột biến này là thể tam bội.
C. Thể đột biến này được phát sinh do rối loạn nguyên phân của hợp tử.
D. Thể đột biến này thường sinh trưởng nhanh hơn dạng lưỡng bội.
-
Câu 8:
Chọn ý đúng: Nghiên cứu một loài thực vật, phát hiện thấy tối đa 120 kiểu thể ba kép (2n + 1 + 1 ) khác nhau có thể xuất hiện trong quần thể của loài. Bộ NST lưỡng bội của loài đó là?
A. 249
B. 32
C. 120
D. 16
-
Câu 9:
Cho biết: Gen A có 540 Guanin và gen a có 450 Guanin. Cho hai cá thể F1 đều có kiểu gen Aa lai với nhau, đời F2 thấy xuất hiện loại hợp tử chứa 1440 Xytôzin. Kiểu gen của loại hợp tử F2 nêu trên là
A. AAaa.
B. AAa.
C. Aaa.
D. Aaaa.
-
Câu 10:
Cho biết: Gen A có 540 Guanin và gen a có 450 Guanin. Cho hai cá thể F1 đều có kiểu gen Aa lai với nhau, đời F2 thấy xuất hiện loại hợp tử chứa 1440 Xytôzin. Kiểu gen của loại hợp tử F2 nêu trên là
A. AAaa.
B. AAa.
C. Aaa.
D. Aaaa.
-
Câu 11:
Cho biết: Thể tứ bội có kiểu gen AAaa giảm phân bình thường cho các loại giao tử 2n là?
A. AAA, aaa.
B. Aaa, Aa, aa.
C. AA, aa.
D. AA, Aa, aa.
-
Câu 12:
Chọn ý đúng: Dùng cônsixin xử lí hợp tử có kiểu gen AaBb, sau đó cho phát triển thành cây hoàn chỉnh thì có thể tạo ra được thể tứ bội có kiểu gen?
A. AaaaBBbb.
B. AAAaBBbb.
C. AAaaBBbb.
D. AAaaBbbb.
-
Câu 13:
Đâu là ý đúng: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có ý nghĩa trong công nghiệp sản xuất bia là?
A. Đột biến mất đoạn.
B. Đột biến đảo đoạn.
C. Đột biến lặp đoạn.
D. Đột biến chuyển đoạn.
-
Câu 14:
Chọn ý đúng: Dạng đột biến nào thường gây chết hoặc làm giảm sức sống?
A. Mất đoạn
B. Lặp đoạn
C. Chuyển đoạn nhỏ
D. Đảo đoạn
-
Câu 15:
Đâu là ý đúng: Một NST bị đột biến, có kích thước ngắn hơn bình thường. Kiểu đột biến gây nên NST bất thường này chỉ có thể là?
A. Mất đoạn NST hoặc đảo đoạn NST
B. Chuyển đoạn trên cùng NST hoặc mất đoạn NST
C. Đảo đoạn NST hoặc chuyển đoạn NST
D. Mất đoạn NST hoặc chuyển đoạn không tương hỗ giữa các NST
-
Câu 16:
Chọn ý đúng: Trong tự nhiên, thể đa bội ít gặp ở động vật vì?
A. thực vật có nhiều loài đơn tính mà đa bội dễ phát sinh ở cơ thể đơn tính.
B. động vật khó tạo thể đa bội vì có vật chất di truyền ổn định hơn.
C. cơ chế xác định giới tính ở động vật bị rối loạn gây cản trở trong quá trình sinh sản.
D. đa bội thể dễ phát sinh ở nguyên phân mà thực vật sinh sản vô tính nhiều hơn động vật.
-
Câu 17:
Đâu là ý đúng: Các tế bào có bộ nhiễm sắc thể nào sau đây là đa bội lẻ?
A. 3n, 6n, 8n, 11n
B. 3n, 5n, 6n, 9n, 11n
C. 5n, 7n, 9n, 11n
D. 4n, 6n, 8n, 10n
-
Câu 18:
Chọn ý đúng: Thể lệch bội là những biến đổi về số lượng NST xảy ra ở đâu?
A. Một cặp NST
B. Một số cặp NST
C. Một hay một số cặp NST
D. Tất cả các cặp NST
-
Câu 19:
Cho biết: Từ 1 tế bào xôma có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n, nguyên phân liên tiếp 8 lần. Tuy nhiên, trong một lần phân bào ở một tế bào con có hiện tượng tất cả các nhiễm sắc thể không phân li nên chỉ tạo ra một tế bào có bộ nhiễm sắc thể 4n, tế bào 4n này và các tế bào con khác tiếp tục nguyên phân bình thường với chu kì tế bào như nhau. Kết thúc quá trình nguyên phân trên đã tạo ra 224 tế bào con. Theo lý thuyết lần nguyên phân xảy ra đột biến và tỷ lệ tế bào 4n so với tế bào 2n sinh ra ở lần cuối cùng lần lượt là
A. 3 và 1/7.
B. 5 và 1/6.
C. 3 và 1/6.
D. 5 và 1/7.
-
Câu 20:
Cho biết có một tế bào sinh tinh của cá thể động vật bị đột biến thể bốn ở NST số 10 có kiểu gen là AAAa thực hiện quá trình giảm phân tạo tinh trùng. Nếu lần giảm phân I ở mỗi tế bào đều diễn ra bình thường nhưng trong lần giảm phân II, một nhiễm sắc thể số 10 của một trong hai tế bào con được tạo ra từ giảm phân I không phân li thì tế bào này không thể tạo được các loại giao tử nào sau đây?
A. Aaa, AO, AA.
B. AAA, AO, Aa.
C. AAA, AO, aa.
D. AAa, aO, AA.
-
Câu 21:
Giao phấn cây cà chua lưỡng bội thuần chủng có quả đỏ với cây cà chua lưỡng bội quả vàng thu F1 đều có quả đỏ. Xử lý côsixin để tứ bội hóa các cây F1 rồi chọn 2 cây F1 tùy ý giao phấn với nhau. Ở F2 thu 253 cây quả đỏ và 23 cây quả vàng. Phát biểu nào sau đây là đúng về 2 cây F1 này?
A. Có 1 cây là 4n, 1 cây là 3n.
B. Cả 2 cây F1 đều là 4n do đa bội hóa thành công.
C. Cả 2 cây F1 đều là 2n do đa bội hóa không thành công.
D. Một cây là 4n, cây còn lại là 2n.
-
Câu 22:
Đâu là ý đúng: Các cơ thể đa bội lẻ hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường vì?
A. bộ NST bị lệch, trở ngại cho quá trình giảm phân.
B. bộ NST có số lượng lớn hơn bình thường.
C. bộ NST có hình dạng thay đổi bất thường.
D. cơ thể đa bội lẻ có sức sống và sức sinh sản kém.
-
Câu 23:
Cho biết: Một loài thực vật lưỡng bội có 8 nhóm gen liên kết. Số nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào ở thể ba của loài này khi đang ở kì giữa của nguyên phân là?
A. 17
B. 24
C. 15
D. 20
-
Câu 24:
Xác định: Các dạng cây trồng tam bội như dưa hấu, nho thường không hạt do đâu?
A. Cơ chế xác định giới tính bị rối loạn
B. Không có cơ quan sinh dục cái
C. Không có cơ quan sinh dục đực
D. Không có khả năng sinh giao tử bình thường
-
Câu 25:
Chọn ý đúng: Ở một loài thực vật,bộ nhiễm sắc thể 2n=18. Có thể dự đoán số lượng nhiễm sắc thể đơn trong một tế bào của thể ba đang ở kì sau của quá trình nguyên phân là?
A. 20
B. 38
C. 32
D. 40
-
Câu 26:
Đột biến số lượng NST có thể tạo ra các thể đột biến sau: 1. Thể không. 2. Thể một. 3. Thể tứ bội. 4. Thể bốn. 5. Thể ba. Công thức NST của các thể đột biến 1, 2, 3, 4 và 5 được viết tương ứng là
A. 2n, 2n - 1, 2n + 1, 4n và 3n.
B. O, 2n + 1, 2n + 4, 4n và 3n.
C. 2n – 2, 2n – 1, 4n, 2n + 2 và 2n + 1.
D. 2n - 2, 2n + 1, 4n, 2n + 4 và 2n + 3.
-
Câu 27:
Một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Đem lai hai cây (P) có kiểu hình khác nhau. Sử dụng cônsixin tác động vào quá trình giảm phân hình thành giao tử, tạo ra các cây F1 tứ bội gồm hai loại kiểu hình. Biết rằng cây tứ bội giảm phân sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, nhận định nào sau đây đúng?
A. F1 có tối đa 2 loại kiểu gen.
B. Thế hệ P có kiểu gen thuần chủng về các tính trạng đem lai.
C. F1 tạo ra tối đa 4 loại giao tử.
D. F1 có tối đa 3 loại kiểu gen.
-
Câu 28:
Đâu là ý đúng nhất: Một tế bào của người có 22 nhiễm sắc thể thường và một cặp nhiễm sắc thể giới tính XY. Khẳng định nào sau đây về tế bào đó là đúng?
A. Tinh trùng (n - 1)
B. Tinh trùng (n + 1)
C. Tinh trùng (n)
D. Trứng đã thụ tinh.
-
Câu 29:
Đâu là ý đúng: Nếu chọn lọc tự nhiên chống lại tất cả các alen (AA, Aa và aa) đối với một tính trạng cụ thể và nó luôn gây ra cái chết ở thời thơ ấu, thì kết quả của quần thể sẽ là:
A. giảm dần nhưng ổn định của alen lặn (a)
B. loại bỏ alen lặn (a) trong một thế hệ, nhưng không ảnh hưởng đến alen trội (A)
C. tuyệt chủng trong một thế hệ
D. không có đáp án đúng
-
Câu 30:
Nếu chọn lọc tự nhiên chống lại các cá thể dị hợp tử (Aa) về một tính trạng cụ thể và nó luôn gây chết ở thời thơ ấu, thì kết quả của quần thể sẽ là:
A. chỉ những cá thể đồng hợp tử (AA và aa) mới sống sót để sinh sản
B. loại bỏ alen lặn (a) trong một thế hệ
C. chỉ những trường hợp sinh dị hợp sẽ xảy ra, mà cuối cùng sẽ dẫn đến tuyệt chủng.
D. không có đáp án đúng
-
Câu 31:
Cho biết: Phát biểu nào sau đây là đúng về chọn lọc tự nhiên?
A. Nó thường là cơ chế tiến hóa kém mạnh mẽ nhất.
B. Cuối cùng các cá thể được chọn lọc hay chống lại tự nhiên phụ thuộc vào kiểu gen của họ.
C. Nó có thể gây ra những thay đổi nhỏ trong tần số vốn gen từ thế hệ này sang thế hệ khác nhưng không gây ra sự tuyệt chủng.
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 32:
Xác định ý đúng: Sự phát sinh sự sống là kết quả của quá trình?
A. Tiến tiền sinh học.
B. Tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học.
C. Tiến hoá sinh học.
D. Tiến hoá lí học, tiến hoá sinh học.
-
Câu 33:
Chọn ý đúng: Thuyết tiến hóa hiện đại đã hoàn chỉnh quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên thể hiện ở chỗ?
A. Nêu rõ cơ chế tác dụng của ngoại cảnh
B. Phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền
C. Làm sáng tỏ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền biến dị
D. Đề cao vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình hình thành loài mới
-
Câu 34:
Đâu là ý đúng: Trong một môi trường sống cụ thể, Loài A cạnh tranh với Loài B về nguồn thức ăn. Đây là kiểu cạnh tranh nào?
A. Cạnh tranh khai thác giữa các cá thể
B. Cạnh tranh giao thoa giữa các cá thể
C. Cạnh tranh khai thác nội bộ
D. Cạnh tranh can thiệp nội bộ cá thể
-
Câu 35:
Cho biết: Tiến hóa xảy ra thông qua một quá trình được gọi là chọn lọc tự nhiên. Bốn tiền đề hoặc quan sát của chọn lọc tự nhiên là gì?
A. Các quần thể, sự biến đổi di truyền, sự gia tăng dân số nhanh chóng và sự thành công trong sinh sản khác biệt
B. Tỷ lệ sinh sản cao, biến dị di truyền, dân số tăng nhanh và cộng đồng hiện đại
C. Tỷ lệ sinh sản cao, biến dị di truyền, dân số tăng nhanh và thành công trong sinh sản khác biệt
D. Tỷ lệ sinh sản cao, thích nghi, tăng dân số nhanh và sự thành công trong sinh sản khác nhau
-
Câu 36:
Cho biết: Điều nào là một ví dụ về bước ban đầu liên quan đến chọn lọc tự nhiên?
A. Tất cả những ý ở đây
B. Tro từ cuộc cách mạng công nghiệp làm đen các thân cây trong môi trường sống của loài bướm đêm, loài bướm đêm ưa thích và giảm số lượng loài bướm đêm nhẹ.
C. Một con hươu cao cổ cổ ngắn vươn cổ để vươn những chiếc lá cao hơn và con cái của nó thừa hưởng chiếc cổ dài.
D. Một nhà lai tạo Chihuahua chọn ra những cá thể nhỏ nhất từ mỗi lứa chó con và lai tạo chúng với nhau để tạo ra những chú chó con nhỏ hơn.
-
Câu 37:
Xác định ý đúng: Làm thế nào để các hóa thạch chuyển tiếp làm bằng chứng tốt nhất cho quá trình tiến hóa?
A. Chúng cho thấy những con vật đã từng tồn tại nhưng bây giờ thì không
B. Chúng chỉ ra các bước trung gian trong quá trình tiến hóa của một loài
C. Chúng cho thấy rằng mỗi loài động vật phát triển riêng biệt
D. Chúng chỉ ra rằng hầu hết các loài vẫn giữ nguyên trạng thái trong một thời gian rất dài
-
Câu 38:
Hãy xác định ý đúng: Hóa thạch chuyển tiếp là gì?
A. Hóa thạch cho thấy sự thay đổi tức thì từ loại động vật này sang loại động vật khác
B. Hóa thạch chứa vật chất thường không hóa thạch (chẳng hạn như cấu trúc cơ bắp hoặc tóc)
C. Hóa thạch của một loại sinh vật không còn tồn tại
D. Một hóa thạch trung gian giữa hai hóa thạch khác
-
Câu 39:
Cho biết: Điều gì đã xảy ra với lỗ lớn xương chẩm ở một số loài linh trưởng trong Kỷ Eocen?
A. Nó ngày càng nhỏ hơn.
B. Nó đang di chuyển về phía sau đầu.
C. Nó đang di chuyển về phía giữa đầu.
D. Không có ý đúng.
-
Câu 40:
Xác định ý đúng: Khẳng định đúng về đồng vị phóng xạ?
A. Bức xạ vũ trụ không đi vào bầu khí quyển của Trái đất với tốc độ không đổi.
B. Không có nguy cơ làm ô nhiễm các mẫu xác định niên đại bằng cacbon phóng xạ bằng cách xử lý chúng bằng tay không.
C. Hầu hết các loài thực vật và động vật đều có C-14 trong cơ thể. Tuy nhiên, con người thì không.
D. Xác định niên đại bằng cacbon phóng xạ không thường được sử dụng vì nó chỉ có thể xác định niên đại của các chất hữu cơ hiếm khi tồn tại trong lòng đất.