Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2022-2023
Trường THPT Tăng Bạt Hổ
-
Câu 1:
Chọn ý đúng: Những sinh vật nào sau đây là sinh vật sản xuất?
A. Nấm, chuột đồng
B. Tảo, cỏ
C. Rong, tôm
D. Cỏ, thỏ
-
Câu 2:
Xác định: Cây có hoa ngự trị vào Đại địa chất nào sau đây?
A. Đại Tân sinh
B. Đại Nguyên sinh
C. Đại Trung sinh
D. Đại Cổ sinh
-
Câu 3:
Xác định: Môi trường nào là nơi sống của phần lớn các sinh vật ký sinh?
A. Môi trường trên cạn
B. Môi trường đất
C. Môi trường nước
D. Môi trường sinh vật
-
Câu 4:
Xác định: Nhân tố nào không được xem là nhân tố tiến hóa?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên
B. Giao phối ngẫu nhiên
C. Đột biến
D. Chọn lọc tự nhiên
-
Câu 5:
Chọn ý đúng: Phương pháp chọn giống nào sau đây thường áp dụng cho cả động vật và thực vật?
A. Gây đột biến
B. Cấy truyền phôi
C. Dung hợp tế bào trần
D. Tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
-
Câu 6:
Xác định: Các sản phẩm của pha sáng được dùng trong pha tối của quang hợp là?
A. ATP, NADPH
B. NADPH, O2
C. ATP, NADP, O2
D. ATP, CO2
-
Câu 7:
Xác định: Nhóm nào gồm những động vật có hệ tuần hoàn kín?
A. Mực ống, bạch tuộc, chim bồ câu, ếch, giun
B. Giun đất, ốc sên, cua, sóc
C. Thủy tức, mực ống, sứa lược, san hô
D. Tôm, sán lông, trùng giàu, ghẹ
-
Câu 8:
Xác định: Ở sinh vật nhân thực, quá trình nào sau đây không xảy ra trong nhân tế bào?
A. Nhân đôi nhiễm sắc thể
B. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit
C. Tổng hợp ARN
D. Nhân đôi ADN
-
Câu 9:
Chọn ý đúng: Giả sử một gen được cấu tạo từ 3 loại nuclêôtit: A, T, G thì trên mạch gốc của gen này có thể có tối đa bao nhiêu loại mã bộ ba?
A. 3 loại
B. 9 loại
C. 6 loại
D. 27 loại
-
Câu 10:
Một phân tử mARN có chiều dài 3332Ao, trong đó có tỉ lệ A:U:G:X=1:3:2:4. Sử dụng phân tử mARN này làm khuôn để phiên mã ngược tổng hợp nên phân tử ADN mạch kép. Nếu phân tử ADN được tổng hợp có chiều dài bằng chiều dài của phân tử mARN này thì số nucleotit loại A của ADN là?
A. 392
B. 98
C. 196
D. 294
-
Câu 11:
Ở một loài thực vật, gen A quy định cây cao, gen a – cây thấp; gen B quy định quả đỏ, gen b – quả trắng. Các gen di truyền độc lập và không có đột biến xảy ra. Đời con của phép lai (P) có kiểu hình cây thấp, quả trắng chiếm tỉ lệ 1/16 Kiểu gen của các cây bố mẹ (P) là:
A. AaBb×AaBb
B. AaBb×Aabb
C. AaBB×aaBb
D. Aabb×AaBB
-
Câu 12:
Ở một loài động vật, xét 4 cặp gen (A,a), (B,b), (D,d), (E,e). Trong đó các alen a,b,D,e là các alen đột biến. Cơ thể có kiểu gen nào sau đây được coi là thể đột biến?
A. AaBBddEe
B. AABBddEE
C. AaBbddEE
D. AaBbDDEE
-
Câu 13:
Xác định: Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
B. Nếu kích thước của quần thể vượt mức tối đa, quần thể thường sẽ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.
C. Kích thước của quần thể dao động từ giá trị tối thiểu đến giá trị tối đa.
D. Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.
-
Câu 14:
Phát biểu nào sau đây nói về đột biến số lượng NST là không đúng?
A. Trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, nếu một số cặp NST không phân li thì tạo thành thể tứ bội
B. Đột biến dị đa bội chỉ được phát sinh ở các con lai khác loài
C. Thể đa đội thường gặp ở thực vật và ít gặp ở động vật
D. Ở một số loài, thể đa bội có thể thấy trong tự nhiên và có thể được tạo ra bằng thực nghiệm
-
Câu 15:
Một nhiễm sắc thể ban đầu có trình tự gen là. Sau đột biến, nhiễm sắc thể có trình tự là (vị trí “o” biểu thị cho tâm động). Dạng đột biến này thường gây ra hậu quả gì?
A. Gây chết hoặc giảm sức sống
B. Làm tăng cường hoặc giảm bớt sự biểu hiện tính trạng
C. Làm phát sinh nhiều nòi trong một loài
D. Làm tăng khả năng sinh sản của cá thể mang đột biến
-
Câu 16:
Xác định: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây về chọn lọc tự nhiên là không đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và qua đó gián tiếp tác động lên vốn gen của quần thể
B. Chọn lọc tự nhiên không bao giờ loại bỏ hết alen lặn ra khỏi quần thể
C. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành cá thể mang kiểu hình thích nghi với môi trường
D. Chọn lọc chống lại alen trội có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể
-
Câu 17:
Có 4 loài động vật cùng bậc phân loại, gần nhau về nguồn gốc, phân bố tại các vị trí xác định như sau: Loài I sống ở vùng trung lưu sông. Loài II sống ở cửa sông. Loài III sống ở vùng nước khơi ở độ sâu 50m. Loài IV sống ở vùng nước khơi ở độ sâu 5000m. Trong 4 loài trên, loài nào là loài hẹp muối nhất?
A. I
B. II
C. III
D. IV
-
Câu 18:
Cho các phát biểu sau về đặc điểm quá trình thoát hơi nước qua khí khổng ở thực vật:
I. Sự thoát hơi nước qua khí khổng là con đường thoát nước chủ yếu ở cây trưởng thành.
II. Sự thoát hơi nước qua khí khổng có vận tốc lớn và không được điều chỉnh.
III. Ở thực vật, khí khổng phân bố ở hai mặt của lá và các phần non của thân, cành, quả… và mặt dưới của lá có số khí khổng nhiều hơn mặt trên.
IV. Trong cùng một diện tích bay hơi nước, thì bề mặt bay hơi nào có tổng chu vi các lỗ khí khổng càng nhỏ thì sự thoát hơi nước diễn ra càng mạnh hơn.
V. Ở đa số thực vật, khi cường độ ánh sáng tăng dần, thì khí khổng cũng mở to dần và đạt cực đại.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 19:
Trong các đặc điểm sau về bề mặt trao đổi khí ở động vật, có bao nhiêu đặc điểm giúp tăng hiệu quả trao đổi khí?
I. Diện tích bề mặt lớn.
II. Bề mặt trao đổi khí có độ dày lớn.
III. Luôn ẩm ướt.
IV. Có rất nhiều mao mạch.
V. Có sắc tố hô hấp.
A. 1
B. 3
C. 5
D. 4
-
Câu 20:
Khi nói về đột biến số lượng nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tất cả các đột biến số lượng nhiễm sắc thể đều làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
II. Tất cả các đột biến số lượng nhiễm sắc thể đều làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
III. Tất cả các đột biến số lượng nhiễm sắc thể đều làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể.
IV. Tất cả các đột biến đa bội đều làm tăng hàm lượng ADN trong nhân tế bào
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
-
Câu 21:
Cho biết các gen phân li độc lập, gen trội là trội hoàn toàn, thể tứ bội chỉ tạo ra giao tử 2n và không phát sinh đột biến mới. Trong các phép lai sau đây, có bao nhiêu phép lai cho đời con có ít nhất 4 kiểu hình?
I. AAaaBbbb×AAaaBbbb
II. AaaaBbbb×AAaaBbbb
III. Aaaabbbb×AaaaBbbb
IV. AAAaBbbb×AaaaBBBB
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
-
Câu 22:
Ở chim, chiều dài lông và dạng lông do hai cặp alen (A, a, B, b) trội lặn hoàn toàn quy định. Cho P thuần chủng có lông dài, xoăn lai với lông ngắn, thẳng, đời F1 thu được toàn lông dài, xoăn. Cho chim trống F1 lai với chim mái chưa biết kiểu gen, chim mái ở đời F2 xuất hiện kiểu hình: 20 chim lông dài, xoăn: 20 chim lông ngắn, thẳng : 5 chim lông dài thẳng : 5 chim lông ngắn, xoăn. Tất cả chim trống của F2 đều có lông dài, xoăn. Biết một gen quy định một tính trạng và không có tổ hợp gen gây chết. Kiểu gen của chim mái lai với F1 và tần số hoán vị gen của chim trống F1 lần lượt là
A. XABY, f=20%
B. XabY, f=25%
C. AaXBY, f=10%
D. XABYab, f=5%
-
Câu 23:
Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hóa như sau:
I. Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.
II. Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị cho quá trình tiến hóa.
III. Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó khỏi quần thể sau một thế hệ.
IV. Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
Có bao nhiêu thông tin đúng với vai trò của nhân tố tiến hóa chọn lọc tự nhiên?
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
-
Câu 24:
Khi nói về mối quan hệ cạnh tranh cùng loài giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Trong cùng một quần thể, sự cạnh tranh diễn ra thường xuyên giữa các cá thể để cạnh tranh về thức ăn, nơi sinh sản.
II. Sự cạnh tranh xảy ra gay gắt thì các cá thể trong quần thể trở nên đối kháng nhau.
III. Cạnh tranh cùng loài là động lực thúc đẩy sự tiến hóa của các cá thể trong quần thể.
IV. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể ở mức phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
-
Câu 25:
Khi nói về quy luật tác động của các nhân tố sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Cơ thể thường xuyên phải phản ứng tức thời với tổ hợp tác động của nhiều nhân tố sinh thái.
II. Với cùng một tác động của một nhân tố sinh thái, các loài đều phản ứng như nhau.
III. Khi tác động lên cơ thể, các nhân tố sinh thái thúc đẩy lẫn nhau.
IV. Với cùng một nhân tố sinh thái, ở các giai đoạn phát triển khác nhau thì sinh vật có phản ứng khác nhau.
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
-
Câu 26:
Người ta chuyển một số vi khuẩn E.coli mang ADN vùng nhân chỉ chứa N15 sang môi trường chỉ có N14. Các vi khuẩn nói trên đều thực hiện nhân đôi 3 lần liên tiếp tạo được các phân tử ADN con trong đó có 60 phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N14. Sau đó chuyển tất cả các vi khuẩn này về môi trường chỉ chứa N15 và cho chúng nhân đôi 4 lần nữa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ban đầu có 10 phân tử ADN.
II. Tổng số phân tử ADN được tạo ra là 1280.
III. Số phân tử ADN có chứa N14 sau khi kết thúc quá trình trên là 140.
IV. Số phân tử ADN chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 1140.
A. 1
B. 2
C. 4
D. 5
-
Câu 27:
Cho biết: Ở chim, thức ăn sau khi được đi vào miệng thì sẽ di chuyển qua các cơ quan theo tuần tự?
A. Diều → Dạ dày tuyến → Dạ dày cơ → Ruột
B. Diều → Dạ dày cơ → Dạ dày tuyến → Ruột
C. Dạ dày tuyến → Diều →Dạ dày cơ → Ruột
D. Dạ dày cơ → Dạ dày tuyến →Diều → Ruột
-
Câu 28:
Các bằng chứng tiến hóa thường cho kết quả chính xác hơn cả về hai loài hiện đang sống là có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với nhau và chúng được tách nhau ra từ một tổ tiên chung và cách đây từ bao nhiêu năm là
A. bằng chứng sinh học phân tử và bằng chứng hình thái
B. bằng chứng sinh học phân tử và bằng chứng hóa thạch
C. bằng chứng phôi sinh học và bằng chứng phân tử
D. bằng chứng di truyền tế bào với bằng chứng phân tử
-
Câu 29:
Xác định: Ở người, bệnh nào sau đây do đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể gây ra?
A. Bệnh ung thư máu
B. Bệnh mù màu
C. Bệnh bạch tạng
D. Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm
-
Câu 30:
Cho biết: Tất cả các ion khoáng đi vào cơ thể thực vật luôn phải đi qua màng sinh chất của loại tế bào?
A. Tế bào nội bì
B. Tế bào biểu bì lá
C. Tế bào mạch rây
D. Tế bào khí khổng
-
Câu 31:
Chọn ý đúng: Khi nói về chọn lọc tự nhiên?
A. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn làm thay đổi tần số alen nhanh hơn chọn lọc chống lại alen trội
B. Chọn lọc tự nhiên làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể
C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên alen, qua nhiều thế hệ sẽ chọn lọc được kiểu gen
D. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng tiến hóa của sinh giới
-
Câu 32:
Xác định: Trong lịch sử phát triển của sự sống trên Trái Đất, dương xỉ phát triển mạnh ở kỉ nào?
A. Kỉ Cacbon
B. Kỉ Krêta
C. Kỉ Pecmi
D. Kỉ Jura
-
Câu 33:
Xác định: Đến mùa sinh sản, các cá thể đực tranh giành con cái là mối quan hệ nào?
A. Cạnh tranh cùng loài
B. Cạnh tranh khác loài
C. Ức chế cảm nhiễm
D. Hỗ trợ cùng loài
-
Câu 34:
Chọn ý đúng: Biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội không hoàn toàn. Đời con của phép lai nào sau đây có tỉ lệ kiểu hình 1:1
A. AaBB x AABb
B. AaBb x Aabb
C. AaBb x AAbb
D. AaBB x AAbb
-
Câu 35:
Cho biết: Một quần thể đang cân bằng di truyền có tần số alen A = 0,25. Tỉ lệ kiểu gen Aa là?
A. 0,25
B. 0,275
C. 0,45
D. 0,375
-
Câu 36:
Loại enzim nào sau đây được sử dụng để tạo ADN tái tổ hợp?
A. Ligaza và ADNpolimeraza
B. Ligaza và restrictaza
C. ADNpolimeraz và restrictaza
D. Ligaza và ARNpolimeraza
-
Câu 37:
Xác định ý đúng: Ví dụ nào sau đây thể hiện mối quan hệ hội sinh?
A. Giun sống trong ruột lợn
B. Trùng roi sống trong ruột mối
C. Vi khuẩn lam sống trên bèo hoa dâu
D. Cây phong lan sống bám trên cây thân gỗ
-
Câu 38:
Một phân tử ADN có chiều dài 0,408 micromet, trong đó có tích % giữa nucleotit loại A với một loại khác là 4% và số nucleotit loại A lớn hơn loại G. Số nucleotit từng loại của phân tử ADN này là
A. A = T = 1192; G = X = 8
B. A = T = 960 ; G = X = 240
C. A = T = 720 ; G = X = 480
D. A = T = 1152 ; G = X = 48
-
Câu 39:
Cho biết: Một cơ thể có 3 cặp gen dị hợp nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể. Cơ thể này giảm phân bình thường đã tạo ra giao tử từ AbD chiếm tỉ lệ 6%. Tần số hoán vị gen là bao nhiêu?
A. 3%
B. 48%
C. 24%
D. 12%
-
Câu 40:
Mối làm mục gỗ, phá hại đê điều, tuy nhiên trong mối không có enzyme phân giải xenlulozơ, trùng roi xanh sống trong ruột mối mới là tác nhân tiết ra enzyme xenlulaza phân giải gỗ, tuy nhiên trùng roi nếu sống một mình lại không thể phân giải một tảng gỗ lớn mà phải nhờ đến mối. Mối quan hệ này là
A. Hội sinh
B. Cộng sinh
C. Hợp tác
D. Kí sinh