Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2022-2023
Trường THPT Nguyễn Du
-
Câu 1:
Chọn ý đúng: Ở một loài động vật, tính trạng X do gen a quy định. Trong trường hợp nào sau đây, lai thuận và lai nghịch cho kết quả khác nhau và đời con sinh ra luôn có kiểu hình giống mẹ?
A. Gen (a) nằm trên nhiễm sắc thể thường.
B. Gen (a) nằm trên nhịễm sắc thể giới tính X.
C. Gen (a) nằm trên nhiễm sắc thê giới tính Y.
D. Gen (a) nằm ở ty thể.
-
Câu 2:
Xác định: Phép lai nào thường được sử dụng để tạo ra ưu thế lai?
A. Lai khác dòng.
B. Lai phân tích.
C. Lai thuận nghịch.
D. Lai tế bào
-
Câu 3:
Ở một loài thực vật, alen D quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định quả vàng. Xét phép lai (P): DD x dd, thu được các hợp tử F1. Dùng cônsixin xử lí các hợp tử F1 rồi cho phát triển thành cây hoàn chỉnh. Biết chỉ có 30% hợp tử F1 bị tứ bội hóa, còn lại ở dạng lưỡng bội. Các hợp tử F1 phát triển bình
thường và thể tứ bội giảm phân chỉ tạo ra giao tử lưỡng bội. Cho các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2. Theo lí thuyết, ở F2 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?A. 12 loại.
B. 8 loại.
C. 4 loại.
D. 5 loại.
-
Câu 4:
Xác định: Phép lai được sử dụng để xác định kiểu gen của cơ thể có kiểu hình trội?
A. lai khác dòng.
B. lai thuận nghịch.
C. lai tế bào.
D. lai phân tích.
-
Câu 5:
Cho biết: Nếu kết quả của phép lai thuận và phép lai nghịch khác nhau, con lai luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng nghiên cứu nằm ở?
A. NST thường.
B. ngoài nhân.
C. NST giới tính X.
D. NST giới tính Y.
-
Câu 6:
Cho biết: Nếu kết quả của phép lai thuận và lai nghịch khác nhau thì kết luận đúng nhất?
A. Gen quy định tính trạng nằm trong ti thể.
B. Gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính X.
C. Gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính hoặc ngoài nhân.
D. Gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính Y.
-
Câu 7:
Xác định: Đặc điểm nào chung cho hiện tượng di truyền phân li độc lập và hoán vị gen?
A. Tạo điều kiện cho những gen quy định tính trạng tốt có thể tái tổ hợp tạo thành nhóm gen liên kết mới.
B. Làm xuất hiện của biến dị tổ hợp.
C. Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng.
D. Các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do.
-
Câu 8:
Xác định: Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào đúng?
A. Đối với loài sinh sản hữu tính, con lai F1 được giữ lại làm giống.
B. Khi lai giữa hai dòng thuần có kiểu gen khác nhau, ưu thế lai biểu hiện ngay ở F1 sau đó tăng dần qua các thế hệ.
C. Khi lai giữa hai dòng thuần có kiểu gen khác nhau, phép lai thuận có thể không tạo ưu thế lai nhưng phép lai nghịch có thể tạo ưu thế lai và ngược lại.
D. Khi lai hai cá thể thuộc một dòng thuần chủng luôn tạo ra con lai có ưu thế lai cao.
-
Câu 9:
Xác định: Từ quần thể cây 2n, người ta tạo ra được quần thể cây 4n. Quần thể cây 4n có thể xem là một loài mới vì?
A. giao phấn được với các cây của quần thể cây 2n cho ra cây lai 3n bị bất thụ.
B. có sự khác biệt với quần thể cây 2n về số lượng nhiễm sắc thể.
C. không thể giao phấn được với các cây của quần thể cây 2n.
D. có các đặc điểm thích nghi hình thái như kích thước cơ quan sinh dưỡng lớn hơn hẳn các cây của quần thể 2n.
-
Câu 10:
Xác định: Ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào không đúng?
A. Gen ngoài nhân có thể bị đột biến.
B. Gen ngoài nhân không được phân chia đều cho các tế bào con trong phân bào.
C. Gen ngoài nhân luôn tồn tại thành từng cặp alen.
D. Gen ngoài nhân được di truyền theo dòng mẹ.
-
Câu 11:
Ở ruồi giấm, cho phép lai P: AaBbCcXMXm x aaBbccXmY. Biết mỗi gen quy định một tính trạng và trội lặn hoàn toàn. Tỉ lệ con đực F1 có kiểu hình giống mẹ là
A. 3/64.
B. 3/32.
C. 1/32.
D. 9/64.
-
Câu 12:
Khi cho chuột lông xám nâu giao phối với chuột lông trắng (kiểu gen đồng hợp lặn) được 48 con lông xám nâu, 99 con lông trắng và 51 con lông đen. Quy luật tác động nào của gen đã cho phối sự hình thành màu lông của chuột?
A. Cặp gen lặn át chế các gen không tương ứng.
B. Gen trội át chế không hoàn toàn gen lặn tương ứng.
C. Tác động cộng gộp của các gen không alen.
D. Tương tác bổ trợ giữa các gen không alen.
-
Câu 13:
Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao do nhiều cặp gen năm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau di truyền theo kiểu tương tác cộng gộp. Cho cây cao nhất (150cm) lai với cây thấp nhất (70cm) được F1. Cho F1 giao phấn tự do được F2 có 9 loại kiểu hình. Ở F2, có bao nhiêu kiểu gen quy định kiểu hình cao 90cm?
A. 2 kiểu gen.
B. 28 kiểu gen.
C. 10 kiểu gen.
D. 12 kiểu gen.
-
Câu 14:
Ở ngô, tính trạng chiều cao cây do 3 cặp gen không alen phân li độc lập tác động theo kiểu cộng gộp A1a1, A2a2, A3a3. Mỗi alen trội khi có mặt trong kiểu gen làm cho cây thấp đi 20 cm, cây cao nhất có chiều cao 210 cm. Chiều cao của cây thấp nhất là:
A. 90 cm
B. 120 cm
C. 80 cm
D. 60 cm
-
Câu 15:
Cho biết: Ở một loài thực vật, có hai gen (mỗi gen có 2 alen) nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau tác động cộng gộp lên sự hình thành chiều cao cây. Cây cao 100cm có kiểu gen aabb, cứ có 1 alen trội làm cho cây cao thêm 10cm. Lai cây cao nhất với cây thấp nhất thu được đời con F1. Cho các cây F1 lai với nhau. Kết luận nào sau đây đúng?
A. Có 2 kiểu gen quy định cây cao 110cm.
B. Cây cao 140cm có kiểu gen AaBB.
C. Cây cao 130cm có kiểu gen AABB hoặc AaBB.
D. Có 4 kiểu gen quy định cây cao 120cm.
-
Câu 16:
Chọn ý đúng: Ở một loài thực vật, có 2 gen nằm trên 2NST khác nhau tác động tích luỹ lên sự hình thành chiều cao của cây. Gen A có 2 alen, gen B có 2 alen. Cây aabb có độ cao 100cm, cứ có 1 alen trội làm cho cây cao thêm 10cm. Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Có 2 kiểu gen qui định cây cao 110cm.
B. Có 4 kiểu gen qui định cây cao 120cm.
C. Cây cao 130cm có kiểu gen AABb hoặc AaBB.
D. Cây cao 140cm có kiểu gen AABB
-
Câu 17:
Cho biết: Tính trạng màu da ở người di truyền theo cơ chế nào?
A. Một gen chi phối nhiều tính trạng.
B. Nhiều gen quy định nhiều tính trạng.
C. Nhiều gen không alen chi phối một tính trạng.
D. Nhiều gen tương tác bổ sung.
-
Câu 18:
Chọn ý đúng: Ở 4 phép lai khác nhau người ta thu được 4 kết quả sau đây và hãy cho biết kết quả nào được tạo từ tác động gen kiểu cộng gộp?
A. 180 hạt vàng : 140 hạt trắng.
B. 375 hạt vàng : 25 hạt trắng.
C. 130 hạt vàng : 30 hạt trắng.
D. 81 hạt vàng : 63 hạt trắng.
-
Câu 19:
Giả sử sự khác nhau giữa cây ngô cao 10 cm và cây ngô cao 26 cm là do 4 cặp gen tương tác cộng gộp quy định. Các cá thể thân cao 10 cm có kiểu gen là aabbccdd; các cá thể thân cao 26cm có kiểu gen là AABBCCDD. Chiều cao của con lai F1 có bố mẹ cao lần lượt là 10 cm và cây cao 22 cm thuần chủng là.
A. 20 cm.
B. 16 cm.
C. 22 cm.
D. 18 cm.
-
Câu 20:
Cho 2 thứ cây lai thuận nghịch được kết quả sau:
Lai thuận: ♀ lá đốm x ♂ lá xanh →F1: 100% lá đốm.
Lai nghịch: ♀lá xanh x ♂lá đốm →F1: 100% lá xanh.
Nếu lấy hạt phấn ở F1 của phép lai thuận thụ phấn cho cây F1 của phép lai nghịch thì kết quả kiểu hình ở F2 thu được sẽ thế nào?A. F2 : 100 % lá xanh
B. F2 : 50% lá xanh : 50 % lá đốm
C. F2 : 75% lá xanh : 25 % lá đốm
D. F2 : 100 % lá đốm
-
Câu 21:
Xác định ý đúng: Sự khác nhau cơ bản trong đặc điểm di truyền qua tế bào chất và di truyền liên kết với giới tính gen trên nhiễm sắc thể X thể hiện ở điểm nào?
A. Trong di truyền qua tế bào chất vai trò chủ yếu thuộc về cơ thể mẹ còn gen trên NST giới tính vai trò chủ yếu thuộc về cơ thể bố.
B. Trong di truyền qua tế bào chất tính trạng biểu hiện chủ yếu ở cơ thể cái XX còn gen trên NST giới tính biểu hiện chủ yếu ở cơ thể đực XY
C. Di truyền qua tế bào chất không cho kết quả khác nhau trong lai thuận nghịch, gen trên NST giới tính cho kết quả khác nhau trong lai thuận nghịch
D. Di truyền qua tế bào chất không phân tính theo các tỉ lệ đặc thù như trường hợp gen trên NST giới tính và luôn luôn di truyền theo dòng mẹ.
-
Câu 22:
Chọn ý đúng: Khi các alen trội thuộc 2 hoặc nhiều lôcút gen tương tác với nhau theo kiểu mỗi alen trội đều làm tăng sự biểu hiện của kiểu hình lên một chút ít thì người ta gọi đó là?
A. tương tác bổ trợ.
B. tương tác cộng gộp.
C. tác động đa hiệu của gen.
D. tương tác át chế.
-
Câu 23:
Khi có hiện tượng một gen qui định nhiều tính trạng thì tỷ lệ phân ly kiểu gen và kiểu hình của phép lai nhiều cặp tính trạng tương tự như phép lai?
A. nhiều cặp tính trạng.
B. ba cặp tính trạng.
C. hai cặp tính trạng.
D. một cặp tính trạng.
-
Câu 24:
Xác định: Lai chuột lông vàng với chuột lông đen người ta thu được tỉ lệ kiểu hình 1 vàng : 1 đen. Lai chuột lông vàng với chuột lông vàng người ta thu được 2 vàng : 1 đen. Giải thích đúng là?
A. Màu lông chuột chịu sự tác động nhiều của môi trường
B. Tính trạng màu lông do hai gen qui định
C. Alen quy định lông vàng là gen đa hiệu
D. Màu lông chuột di truyền liên kết với giới tính
-
Câu 25:
Chọn ý đúng: Ví dụ nào về thể dị bội ở người?
A. Một tế bào sinh dưỡng cái chứa 46 nhiễm sắc thể.
B. Một giao tử cái chứa hai nhiễm sắc thể X.
C. Một tế bào sinh dưỡng đực có một nhiễm sắc thể X và một nhiễm sắc thể Y.
D. Giao tử đực chỉ có một nhiễm sắc thể Y.
-
Câu 26:
Xác định: Phát biểu nào là đúng về thể dị bội nhiễm sắc thể giới tính ở người?
A. Một cá thể XXY được coi là một phụ nữ sinh học vì có hai nhiễm sắc thể X.
B. Thể dị bội nhiễm sắc thể X thường có hại hơn nhiều so với thể dị bội tự nhiễm sắc thể (nhiễm sắc thể không giới tính).
C. Thể dị bội nhiễm sắc thể giới tính luôn gây tử vong.
D. Dị bội nhiễm sắc thể giới tính nam có thể là do số lượng bất thường của nhiễm sắc thể X hoặc Y.
-
Câu 27:
Xác định ý đúng: Mù màu là một tính trạng lặn liên kết giới tính ở người.
Một người phụ nữ mang mầm bệnh mù màu có con với một người đàn ông mù màu.
Điều nào sau đây là đúng đối với con cái của họ?A. Tất cả các con trai đều là người mang mầm bệnh.
B. Tất cả các con trai đều mù màu.
C. Không có con gái bị mù màu.
D. Đứa con gái nào cũng mù màu hoặc mang mầm bệnh.
-
Câu 28:
Đâu là ý đúng: Hiện tượng di truyền liên kết giới tính với gen nằm trên X và không có đoạn tương đồng trên Y có đặc điểm?
A. Di truyền theo dòng mẹ
B. Di truyền thẳng
C. Di chuyền chéo
D. Tính trạng phân bố đồng đều ở 2 giới
-
Câu 29:
Cho biết: Ở thú, xét một gen nằm trên vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giởi tính X có hai alen (A và a). Cách Viết kiểu gen nào sau đây đúng?
A. XaYA
B. Aa
C. XAYA
D. XAY
-
Câu 30:
Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng, locus này nằm trên NST giới tính X không cỏ alen trên Y. Biết rằng không xảy ra đột biến mới, theo lí thuyết, phép lai giữa cơ thể đồng giao tử mang kiểu gen dị hợp và cơ thể dị giao tử có kiểu hình mắt đỏ được kết quả:
A. 2 ruồi cái mắt trắng : 1 ruồi đực mắt trắng : 1 ruồi đực mắt đỏ
B. 1 ruồi cái mẳt đỏ : 2 ruồi đực mắt đỏ : 1 ruồi cái mắt trắng.
C. 1 ruồi cái mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt trắng
D. 2 ruồi cái mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt trắng
-
Câu 31:
Đâu là ý đúng: Con đực động vật có vú mang tổ hợp các nhiễm sắc thể giới tính....
A. XX
B. AB
C. XY
D. YY
-
Câu 32:
Xác định: Theo lí thuyết, khi nói về sự di truyền gen ở thú, phát biểu sai là?
A. Các gen trong tế bào chất thường di truyền theo dòng mẹ.
B. Các gen trên cùng 1 NST thường di truyền cùng nhau tạo thành nhóm gen liên kết.
C. Các gen ở vùng không tương đồng trên NST giới tính Y chỉ biểu hiện kiểu hình ở giới đực.
D. Các gen ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X chỉ biểu hiện kiểu hình ở giới cái.
-
Câu 33:
Hãy cho biết: Trong quần thể giao phối, tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1 : 1 do đâu?
A. Số cặp NST XX và XY trong tế bào ngang nhau
B. Giới XY tạo hai loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau còn giới XX chỉ tạo 1 loại giao tử và khả năng thụ tinh của các loại giao tử đực và cái ngang nhau
C. Tỉ lệ sống sót và phát triển của hợp tử đực và cái ngang nhau
D. Khả năng thụ tinh của giao tử đực và cái ngang nhau.
-
Câu 34:
Ở ruồi giấm, xét 1 gen nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X có 2 alen là A và a. Cách viết nào sau đây đúng?
A. XAY; XYA.
B. XAY; XaY.
C. XaY; XYA
D. XAYA; XaYa.
-
Câu 35:
Ở một loài động vật, thế hệ P, cho cá thể mắt đỏ thuần chủng lai với con cái mắt trắng được F1 đều mắt đỏ. Cho con F1 lai phân tích với đực mắt trắng được Fa có tỉ lệ 3 mắt trắng: 1 mắt đỏ, trong đó mắt đỏ đều là con đực. Kết luận nào sau đây đúng về sự di truyền màu mắt và kiểu gen của P?
A. Màu mắt di truyền theo quy luật tương tác bổ sung, P: ♂XaYbb x ♀XAXABB.
B. Màu mắt di truyền theo hiện tượng trội hoàn toàn, P: ♂XAXA x ♀XaY.
C. Màu mắt di truyền theo quy luật tương tác bổ sung, P: ♀XaYbb x ♂XAXABB.
D. Màu mắt di truyền theo hiện tượng trội hoàn toàn, P: ♀XAXA x ♂XaY.
-
Câu 36:
Xác định: Nhóm động vật nào sau đây có giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính là XX và giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính là XY?
A. Hổ, báo, mèo rừng.
B. Gà, bồ câu, bướm.
C. Trâu, bò, hươu.
D. Thỏ, ruồi giấm, sư tử.
-
Câu 37:
Xác định ý đúng: Khi nói về đặc điểm di truyền của gen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính ở chim. Ý nào đúng?
A. Gen trên Y chỉ truyền cho giới đực.
B. Tính trạng biểu hiện đều ở cả giới đực và giới cái.
C. Gen luôn tồn tại thành cặp alen ở cả giới đực và giới cái.
D. Gen trên X có hiện tượng di truyền chéo.
-
Câu 38:
Đâu là ý đúng khi nói về hoán vị gen?
A. Tần số hoán vị gen tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa các gen trên NST.
B. Nếu tất cả các tế bào xảy ra trao đổi chéo thì tần số hoán vị gen sẽ lớn hơn 50%.
C. Hoán vị gen làm giảm sự xuất hiện của biến dị tổ hợp.
D. Hoán vị gen có thể xảy ra khi các nhiễm sắc thể tương đồng trao đổi chéo.
-
Câu 39:
Chọn ý đúng: Biểu hiện nào trong kết quả phép lai cho phép ta biết đây là quy luật hoán vị gen?
A. Xuất hiện đầy đủ các loại kiểu hình, tỉ lệ khác (1:2:1)(1:1).
B. Tỉ lệ khác thường
C. Kiểu hình mang hai tính trạng lặn có tỉ lệ bé.
D. Cả A và B đúng.
-
Câu 40:
Xác định ý đúng: Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử của một cơ thể có kiểu gen Ab/aB có hiện tượng hoán vị xảy ra tại vị trí giữa 2 locus trên. Hiện tượng nào dưới đây dẫn tới việc tạo ra tần số hoán vị là 50%.
A. 50% số tế bào tham gia giảm phân có hiện tượng tiếp hợp giữa hai trong 4 cromatit
B. 100% số tế bào tham gia giảm phân có hiện tượng hoán vị gen giữa hai locus nói trên
C. 100% các cặp NST kép tương đồng phân li không bình thường ở kì sau giảm phân I
D. Ở kì sau giảm phân II, một nửa số tế bào không phân ly NST ở các NST kép