Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn GDCD năm 2023-2024
Trường THPT Quang Trung
-
Câu 1:
Sau khi tốt nghiệp đại học, anh H đã thi đỗ vào khoá cao học của Khoa Tâm lí học. Anh H đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền học ở bậc cao hơn.
B. Quyền học không hạn chế.
C. Quyền thay đổi nơi học.
D. Quyền học suốt đời.
-
Câu 2:
Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên sau khi học hết cấp 3 chị H đã nghỉ học để phụ giúp gia đình mà không thể tiếp tục theo học đại học. Sau này có điều kiện chị đã theo học một lớp tại chức vào buổi tối. Điều này thể hiện quyền
A. học tập không hạn chế của công dân.
B. học bất cứ ngành nghề nào.
C. học thường xuyên, học suốt đời.
D. công dân được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
-
Câu 3:
"Em B chưa đủ tuổi vào học lớp 1, nhưng với sự phát triển sớm về trí tuệ nên em được đặt cách vào học lớp 1 chính thức". Nội dung này thể hiện điều gì?
A. quyền được phát triển của công dân.
B. quyền được học tập của công dân.
C. quyền được sáng tạo của công dân.
D. quyền được ưu tiên của công dân.
-
Câu 4:
Nhận định không đúng khi bàn về về trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân?
A. Có ý thức học tập tốt để trở thành người có ích.
B. Góp phần nâng cao dân trí.
C. Có ý thức học tập tốt để trở thành người có ích.
D. Hoàn thiện luật sở hữu trí tuệ.
-
Câu 5:
Trong đợt dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, giáo sư Sarah Gilbert đã phát minh ra vaccine ngừa COVID-19 giá rẻ - AstraZeneca. Điều này thể hiện nội dung gì?
A. quyền học tập của công dân.
B. quyền sáng tạo của công dân.
C. nghĩa vụ sáng tạo của công dân.
D. quyền phát triển của công dân.
-
Câu 6:
Công ty sản xuất ống nhựa G đã áp dụng các biện pháp để xử lý nước thải công nghiệp trong quá trình sản xuất. Việc làm của Công ty B là đã thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây của người kinh doanh?
A. Giữ gìn vệ sinh môi trường của Công ty.
B. Bảo vệ môi trường.
C. Bảo vệ danh dự, uy tín cho công ty.
D. Bảo vệ an toàn sức khỏe cho nhân dân.
-
Câu 7:
Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước được thể hiện trong bảo vệ môi trường không phải là:
A. ngăn ngừa, hạn chế tác động xấu của con người trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên, thiên nhiên.
B. xác định trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
C. điều hòa lợi ích giữa phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi tường sinh thái.
D. nới lỏng các quy định đem lại hiệu quả cao về kinh tế từ các nguồn thu phi pháp.
-
Câu 8:
Hệ thống những quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước là nội dung của khái niệm nào?
A. Pháp luật.
B. Quy chế.
C. Quy định.
D. Pháp lệnh.
-
Câu 9:
Chủ thể nào sau đây có trách nhiệm đảm bảo cho pháp luật được tất cả mọi người thi hành và tuân thủ trong đời sống?
A. Công dân.
B. Xã hội.
C. Tổ chức.
D. Nhà nước.
-
Câu 10:
Pháp luật do Nhà nước ban hành và bảo đảm được thực hiện bằng hình thức nào?
A. Ý chí của Nhà nước.
B. Quyền lực Nhà nước.
C. Ý thức tự giác của công dân.
D. Dư luận xã hội.
-
Câu 11:
Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc trưng cơ bản của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính thuyết phục.
D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
-
Câu 12:
Pháp luật của nước ta thể hiện quyền làm chủ của toàn thể nhân dân lao động trên các lĩnh vực nào?
A. Lĩnh vực kinh tế.
B. Lĩnh vực chính trị.
C. Lĩnh vực xã hội.
D. Tất cả mọi lĩnh vực.
-
Câu 13:
Sử dụng pháp luật được hiểu là công dân được quyền sử dụng đúng các quyền của mình và làm những gì mà pháp luật:
A. Quy định phải làm.
B. Cho phép làm.
C. Quy định cấm làm.
D. Không cho phép làm.
-
Câu 14:
Cá nhân hoặc tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, và chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là hình thức:
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 15:
Việc đảm bảo công dân được quyền bình đẳng trước pháp luật là trách nhiệm của:
A. Tất cả mọi công dân.
B. Tất cả mọi cơ quan nhà nước.
C. Nhà nước và công dân.
D. Nhà nước và xã hội.
-
Câu 16:
Trong cùng điều kiện, công dân có quyền và nghĩa vụ ngang nhau, nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc vào:
A. Khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người.
B. Năng lực, điều kiện và ý thức của mỗi người.
C. Điều kiện, hoàn cảnh và quyết tâm của mỗi người.
D. Hoàn cảnh, niềm tin, điều kiện cụ thể của mỗi người.
-
Câu 17:
Quyền và nghĩa vụ của công dân có mối quan hệ như thế nào?
A. Khăng khít.
B. Chặt chẽ.
C. Không tách rời.
D. Tách rời.
-
Câu 18:
Việc thực hiện các nghĩa vụ được Hiến pháp và pháp luật quy định là điều kiện để công dân sử dụng các quyền của bản thân như thế nào?
A. Quan trọng.
B. Cần thiết.
C. Tất yếu.
D. Cơ bản.
-
Câu 19:
Tình huống nào sau đây đã vi phạm sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân?
A. Cùng có các điều kiện như nhau nhưng công ty X phải đóng thuế còn công ty Y không phải đóng thuế.
B. Nữ từ đủ 18 tuổi được kết hôn nhưng nam giới phải đủ 20 tuổi mới được kết hôn.
C. Học sinh là con em thương binh, liệt sĩ, học sinh nghèo được miễn, giảm học phí.
D. Học sinh đang sống ở các địa bàn khó khăn như miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và hải đảo được cộng điểm ưu tiên khi thi đại học.
-
Câu 20:
Công dân khi phát hiện hành vi phạm tội, thì nên làm gì cho đúng?
A. Tố cáo ngay với cơ quan có thẩm quyền.
B. Coi như không biết.
C. Che giấu tội phạm.
D. Giúp đỡ tội phạm bỏ trốn.
-
Câu 21:
Khi gặp tình huống nào sau đây, công dân được quyền khiếu nại?
A. Thấy người trộm cắp xe đạp ở cổng trường trung học.
B. Phát hiện đối tượng nghi ngờ buôn bán ma túy.
C. Sau khi nghỉ sinh đúng quy định đi làm lại bị giám đốc cho thôi việc không rõ lí do.
D. Thấy một nhóm thanh niên chuẩn bị đua xe trái phép.
-
Câu 22:
Sau khi được A - Hạt trưởng Hạt kiểm lâm X nhận vào làm chức vụ bảo vệ. Anh B đã mấy lần bắt gặp A nhận tiền của Y để tiếp tay cho Y cùng đồng bọn vào khai thác gỗ tại rừng phòng hộ. Anh B đã kể chuyện này cho vợ nghe và còn đưa cả bằng chứng cho vợ xem. Vợ anh B đã gọi điện và tống tiền anh A. Trong trường hợp trên, những ai cần bị tố cáo?
A. Vợ chồng B, A và Y.
B. Vợ B, A và Y.
C. Hạt trưởng A.
D. Hạt trưởng A và Y.
-
Câu 23:
Thấy vợ mình là chị B bị ông X - giám đốc sở Y ra quyết định điều chuyển công tác đến 1 đơn vị ở xa dù còn đang nuôi con nhỏ. Anh N là chồng chị B đã thuê anh K chặn xe ô tô công vụ do ông X sử dụng đi đám cưới để đe dọa ông này. Do hoảng sợ, ông X đã điều khiển xe chạy sai làn đường nên bị anh Z cảnh sát giao thông dừng xe, yêu cầu đưa năm triệu đồng để bỏ qua lỗi này. Vì ông X từ chối đưa tiền nên anh Z đã lập biên bản xử phạt thêm lỗi khác mà ông X không vi phạm. Những ai dưới đây là đối tượng vừa bị khiếu nại vừa bị tố cáo?
A. Ông X, anh Z và anh K.
B. Anh Z, anh K.
C. Ông X và anh Z.
D. Ông Z, anh Z, anh K và anh N.
-
Câu 24:
Quyền dân chủ nào sau đây là hình thức dân chủ gián tiếp?
A. Tố cáo
B. Khiếu nại.
C. Bầu cử và ứng cử.
D. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
-
Câu 25:
Khi gặp khó khăn vợ chồng anh B đã được anh T cho vay 1 khoản tiền lớn. Trong đợt bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh Y, vợ anh T đã yêu cầu vợ chồng anh B bầu cử cho chồng mình. Mặc dù thấy anh T không xứng đáng nhưng vì mang ơn nên vợ chồng anh B vẫn chấp nhận làm theo yêu cầu đó. Trong trường hợp này, vợ anh T đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Bình đẳng.
B. Trực tiếp.
C. Phổ thông.
D. Bỏ phiếu kín.
-
Câu 26:
Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bao gồm:
A. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt.
B. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng.
C. Mua, bán, đổi, cho vay mượn tài sản chung.
D. Mua, bán, đổi, cho vay, mượn, đầu tư kinh doanh.
-
Câu 27:
Mối quan hệ bình đẳng giữa vợ, chồng được thể hiện trong những quan hệ nào?
A. Quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
B. Quan hệ tài sản và quan hệ thừa kế.
C. Quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu.
D. Quan hệ sở hữu và quan hệ tài sản.
-
Câu 28:
Ý nào dưới đây không thuộc mối quan hệ bình đẳng trong hôn nhân, gia đình?
A. Bình đẳng giữa cha mẹ và con.
B. Bình đẳng giữa ông bà và cháu.
C. Bình đẳng giữa chú bác và cháu.
D. Bình đẳng giữa anh, chị, em.
-
Câu 29:
"Nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế đối với tất cả các vùng miền, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số". Đây là nội dung của bình đẳng về:
A. Kinh tế.
B. Chính trị.
C. Văn hóa.
D. Xã hội.
-
Câu 30:
Các dân tộc có quyền sử dụng tiếng nói, chữ viết của mình là nội dung bình đẳng về lĩnh vực:
A. Kinh tế.
B. Chính trị.
C. Văn hóa.
D. Xã hội.
-
Câu 31:
Các dân tộc ở nước ta được quyền bình đẳng trong việc được hưởng:
A. Chính sách học bổng.
B. Đầu tư tài chính.
C. Một nền giáo dục.
D. Nền giáo dục tiên tiến.
-
Câu 32:
Nhà nước tạo mọi điều kiện để mọi công dân thuộc các dân tộc khác nhau đều được hưởng bình đẳng về:
A. Cơ hội học tập.
B. Cơ hội việc làm.
C. Cơ hội phát triển.
D. Cơ hội lao động.
-
Câu 33:
Bình đẳng giữa các dân tộc là ................... của đoàn kết giữa tất cả các dân tộc và nền đại đoàn kết dân tộc.
A. Mục tiêu.
B. Ý nghĩa.
C. Cơ sở.
D. Điều kiện.
-
Câu 34:
Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là gì?
A. Các tôn giáo có quyền hoạt động trong khôn khổ pháp luật và được pháp luật bảo vệ.
B. Các tôn giáo khác nhau sẽ có quy định khác nhau về quyền và nghĩa vụ.
C. Các tôn giáo đều có quyền tự do hoạt động không giới hạn.
D. Các tôn giáo được ưu tiên trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ.
-
Câu 35:
Tự tiện bắt và giam, giữ người trái pháp luật là hành vi xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, là hành vi trái:
A. Đạo đức.
B. Quy định.
C. Pháp luật.
D. Ý thức tiến bộ.
-
Câu 36:
Tình huống nào sau đây mà bất cứ ai cũng có quyền bắt giữ?
A. Người bị nghi ngờ có hành vi phạm tội nguy hiểm.
B. Người bị cho rằng đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
C. Người đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện.
D. Người bị nghi ngờ có dấu vết của tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó bỏ trốn.
-
Câu 37:
Khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn lệnh bắt người khẩn cấp, Viện Kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn trong thời gian tối đa là bao lâu?
A. 12 giờ.
B. 24 giờ.
C. 36 giờ.
D. 48 giờ.
-
Câu 38:
Đánh người là hành vi xâm phạm đến những quyền nào sau đây?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
D. Quyền được sống và được tôn trọng của công dân.
-
Câu 39:
Cá nhân hoặc tổ chức tự ý vào chỗ ở của người khác, khám xét chỗ ở của công dân là vi phạm:
A. Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư.
B. Quyền tự do cư trú.
C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ.
-
Câu 40:
Về nguyên tắc, không được ai tự tiện vào chỗ ở của người khác, trừ một số trường hợp việc khám xét phải tuân theo:
A. Trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
B. Công văn hướng dẫn của Viện kiểm sát.
C. Chỉ đạo của Viện kiểm sát.
D. Chỉ đạo của cơ quan công an.