Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn GDCD năm 2023-2024
Trường THPT Lê Duẩn
-
Câu 1:
Công ước Liên hợp quốc về luật biển 1982 được gọi là gì?
A. Điều ước quốc tế khu vực.
B. Điều ước quốc tế đa phương.
C. Điều ước quốc tế song phương.
D. Điều ước quốc tế toàn cầu.
-
Câu 2:
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục dành cho trẻ em được ban hành lần đầu vào năm nào?
A. 1990.
B. 1991.
C. 1992.
D. 1994.
-
Câu 3:
Điều ước quốc tế có từ 3 nước hoặc tổ chức quốc tế trở lên ký kết với nhau được gọi là gì?
A. Điều ước quốc tế song phương.
B. Điều ước quốc tế đa phương.
C. Điều ước quốc tế khu vực.
D. Điều ước quốc tế toàn cầu.
-
Câu 4:
Cơ sở pháp lí để thực hiện hiệu quả trong quá trình hợp tác là gì?
A. Pháp luật.
B. Hiến pháp.
C. Văn bản quy phạm pháp luật.
D. Luật.
-
Câu 5:
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức gia nhập Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) vào ngày tháng năm nào?
A. Ngày 24/9/1982.
B. Ngày 25/9/1982.
C. Ngày 26/9/1982.
D. Ngày 27/9/1982
-
Câu 6:
Công dân không bắt buộc phải thực hiện các nghĩa vụ nào dưới đây khi trong kinh doanh?
A. Kinh doanh đúng ngành, nghề ghi trong giấy phép kinh doanh.
B. Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật.
C. Tạo ra nhiều việc làm mới cho những người trong độ tuổi lao động.
D. Tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
-
Câu 7:
Trong các nghĩa vụ của công dân khi hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, nghĩa vụ nào được coi là quan trọng nhất?
A. Kinh doanh đúng ngành, nghề ghi trong giấy phép kinh doanh.
B. Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật.
C. Bảo vệ môi trường.
D. Bảo vệ quền lợi người tiêu dùng.
-
Câu 8:
Mọi công dân khi có đầy đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền tiến hành quá trình hoạt động kinh doanh sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận điều gì?
A. Cho phép kinh doanh.
B. Đăng kí kinh doanh.
C. Hoạt động kinh doanh.
D. Nộp thuế doanh nghiệp.
-
Câu 9:
Quyền tự do kinh doanh của công dân được quy định tại điều thứ bao nhiêu của Hiến pháp 2013?
A. Điều 30.
B. Điều 31.
C. Điều 32.
D. Điều 33.
-
Câu 10:
Ý nào sau đây không phải thuộc nội dung của việc tăng cường quốc phòng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?
A. Tăng cường quốc phòng để xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc.
B. Bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
C. Phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng.
D. Mọi hành vi xâm phạm an ninh quốc gia đều phải xử lí nghiêm minh, kịp thời.
-
Câu 11:
K là người rất say mê nhạc cụ dân tộc. Vừa rồi, K đã giành giải Ba trong cuộc thi quốc gia và đã được đặc cách nhận vào học tại Học Viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. K đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền học không hạn chế.
B. Quyên học thường xuyên, học suốt đời.
C. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập.
D. Quyền được phát triền.
-
Câu 12:
Những nội dung của quyền được phát triển là mọi công dân nào cũng được tự do như thế nào?
A. tham vấn nghề nghiệp.
B. lựa chọn việc làm.
C. khám phá khoa học.
D. quản trị truyền thông.
-
Câu 13:
Công dân được quyền học tập và phát triển không hạn chế trong trình huống nào sau đây?
A. Đề xuất tham vấn tâm lí.
B. Được đào tạo sau đại học.
C. Tiếp nhận trợ cấp thất nghiệp.
D. Nhận hỗ trợ học online.
-
Câu 14:
Học sinh Q đã thiết kế thành công khẩu trang kháng khuẩn nhằm đáp ứng nhu cầu phòng tránh dịch bệnh đang diễn ra phức tạp được làm từ nguyên liệu hữu cơ, thoáng khí và thân thiện với môi trường. Học sinh Q đã thực hiện quyền sáng tạo ở nội dung nào sau đây?
A. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
B. Đa dạng hóa các nghề nghiệp.
C. Tự do nghiên cứu khoa học.
D. Chuyển giao quy trình công nghệ.
-
Câu 15:
Công dân thực hiện quyền học tập thường xuyên, học tập suốt đời trong trường hợp nào dưới đây?
A. Định kỳ bồi dưỡng chuyên môn.
B. Kì thị giáo dục truyền thống.
C. Từ chối hoạt động hướng nghiệp.
D. Bảo mật quan điểm cá nhân.
-
Câu 16:
Theo pháp lệnh dân chủ ở phạm vi cơ sở, việc làm nào sau đây được nhân dân ở xã giám sát và kiểm tra?
A. Đường lối chủ trương chính sách.
B. Kiểm tra việc sử dụng các loại quỹ phí.
C. Đề án xây dựng nông thôn mới.
D. Sản xuất khẩu trang y tế.
-
Câu 17:
Anh B đi xe máy vào làn đường ngược chiều và bị cảnh sát giao thông xử phạt tiền 700.000 đồng. Cho rằng, mức phạt như vậy là quá cao, anh Q có thể làm gì trong các việc làm dưới đây cho đúng pháp luật?
A. Khiếu nại đến Giám đốc Công an thành phố.
B. Khiếu nại đến người cảnh sát giao thông đã xử phạt mình.
C. Đăng bài lên Facebook nói xói người cảnh sát này.
D. Tố cáo với thủ trưởng đơn vị của người cảnh sát đã xử phạt.
-
Câu 18:
Nhận định nào dưới đây là nói đến nội dung của nguyên tắc bầu cử trực tiếp?
A. Mỗi cử tri đều tự viết phiếu bầu.
B. Mỗi cử tri có một phiếu bầu.
C. Cử tri nhắn tin bầu cử qua điện thoại.
D. Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử.
-
Câu 19:
Người khiếu nại có quyền và nghĩa vụ dựa vào bộ luật nào quy định?
A. Luật Báo chí.
B. Luật khiếu nại.
C. Luật hành chính.
D. Luật Tố cáo.
-
Câu 20:
"Mỗi cử tri đều có 1 lá phiếu có giá trị ngang với nhau". Đây là biểu hiện của nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Công bằng.
B. Tự do.
C. Bình đẳng.
D. Dân chủ.
-
Câu 21:
Theo quy định pháp luật, công dân nào có hành vi đe doạ giết người đều là hành vi xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về điều gì?
A. tính mạng và sức khỏe của công dân.
B. danh dự của công dân.
C. tinh thần của công dân.
D. nhân phẩm của công dân.
-
Câu 22:
Hành vi đánh người, gây tổn hại đến sức khỏe của người khác là hành vi xâm phạm đến quyền tự do cơ bản nào của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
C. Bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
D. Tự do về thân thể của công dân.
-
Câu 23:
Vì ghen ghét H học giỏi hơn mình, nên Y đã tung tin xấu về H liên quan đến việc mất tiền của 1 bạn trong lớp học lên Facebook. Trong trường hợp này Y đã xâm phạm tới điều gì?
A. tính mạng, sức khỏe của H.
B. nhân phẩm, danh dự của H.
C. vật chất, tinh thần của H.
D. sức khỏe, trí tuệ của H.
-
Câu 24:
Ông P làm vườn ở sau nhà và treo áo ở đầu hồi nhà. Khi làm xong, ông lục túi thì thấy mất 100000 đồng. Ông liền nghi ngay cho V đứa trẻ nhà hàng xóm lấy trộm. Ông P đã tự ý xông vào nhà V, bắt trói tay V kéo về nhà mình để tra hỏi, bắt ép V tự nhận là đã lấy tiền của mình mới thả trói. Hành vi của ông A không vi phạm quyền nào dưới đây?
A. Bảo hộ về nhân phẩm, danh dự.
B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. Bất khả xâm phạm về thân thể.
D. Bảo hộ tính mạng, sức khỏe.
-
Câu 25:
Theo quy định pháp luật, công dân sẽ có vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi nào?
A. giám hộ trẻ vị thành niên.
B. giam, giữ người trái pháp luật.
C. theo dõi tội phạm nguy hiểm.
D. cách ly người bị nhiễm dịch theo quy định.
-
Câu 26:
Các dân tộc ở Việt Nam được Nhà nước tạo điều kiện để bình đẳng về cơ hội học tập nhằm thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về khía cạnh nào?
A. giáo dục.
B. văn hóa.
C. học tập.
D. tư tưởng.
-
Câu 27:
Tất cả các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có đại biểu của mình trong các cơ quan quyền lực Nhà nước nhằm biểu hiện bình đẳng giữa các dân tộc về lĩnh vực nào?
A. kinh tế.
B. chính trị.
C. xã hội.
D. thành phần.
-
Câu 28:
Khẩu hiệu nào sau đây là không phản ánh đúng trách nhiệm của công dân có tín ngưỡng, tôn giáo đối với đạo pháp và đất nước?
A. Đạo pháp dân tộc.
B. Kính chúa yêu nước.
C. Buôn thần bán thánh.
D. Tốt đời đẹp đạo.
-
Câu 29:
Hành vi nào dưới đây bị coi là hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc ở nước ta?
A. Người dân tộc thiểu số nhận nhiều chính sách ưu đãi của Nhà nước.
B. Có trường dân tộc nội trú dành riêng cho học sinh dân tộc.
C. Tuyên truyền chống phá nhà nước.
D. Không chơi với các bạn là người dân tộc thiểu số.
-
Câu 30:
Ý nào dưới đây bàn về quyền bình đẳng giữa các dân tộc về lĩnh vực văn hóa?
A. Các dân tộc có nghĩa vụ phải sử dụng tiếng nói, chữ viết của mình.
B. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình.
C. Các dân tộc được duy trì những tập tục cổ hủ của dân tộc mình.
D. Các dân tộc không được sử dụng tiếng nói, chữ viết của mình.
-
Câu 31:
Khoản 4, điều 70, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập,…theo nguyện vọng và khả năng của mình.” Quy định này nói về bình đẳng trong quan hệ nào dưới đây?
A. Giữa người lớn và trẻ con.
B. Giữa cha mẹ và con.
C. Giữa các thành viên trong gia đình.
D. Giữa các thế hệ.
-
Câu 32:
Anh Y muốn bán một chiếc ô tô, đây là tài sản riêng của anh Y trước khi kết hôn, nhưng vợ anh Y không đồng ý. Vậy theo quy định của pháp luật anh y có quyền bán chiếc xe đó không?
A. Được, nhưng phải được vợ đồng ý.
B. Không, vì khi kết hôn chiếc xe sẽ là tài sản chung.
C. Được, vì chiếc xe thuộc sở hữu của anh Y.
D. Không, vì đây là tài sản đang tranh chấp.
-
Câu 33:
Công dân được tự do sử dụng sức lao động của mình trong việc tìm kiếm, lựa chọn việc làm thể hiện nội dung bình đẳng về điều gì?
A. quyền tự do trong lao động.
B. công bằng trong lao động.
C. hợp đồng lao động.
D. thực hiện quyền lao động.
-
Câu 34:
Công ty của ông N chuyên về sản xuất giấy ăn, hàng tháng công ty ông đều đóng thuế theo đúng quy định của nhà nước. Điều này phản ánh nội dung nào của quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Bình đẳng về chủ động mở rộng quy mô.
B. Bình đẳng hình thức kinh doanh.
C. Bình đẳng về quyền tự chủ trong kinh doanh.
D. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.
-
Câu 35:
Theo quy định pháp luật, công dân được quyền tự do lựa chọn việc làm phù hợp với khả năng, năng lực của mình là bình đẳng trong thực hiện việc làm nào?
A. quản lí nhân lực.
B. điều phối sản xuất.
C. quyền lao động.
D. thu hút nguồn nhân lực.
-
Câu 36:
Công dân bình đẳng về hưởng quyền theo quy định của pháp luật khi thực hiện các hành động nào sau đây?
A. Tìm hiểu loại hình dịch vụ kinh doanh.
B. Hoàn thiện hồ sơ cấp mã số thuế.
C. Khai báo tạm trú tạm vắng theo quy định.
D. Từ chối công khai danh tính người tố cáo.
-
Câu 37:
Khi vi phạm pháp luật, công dân dù ở bất kì cương vị cũng nào đều bị xử lí theo quy định của pháp luật là thể hiện điều gì?
A. công dân bình đẳng về chính trị.
B. công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
C. công dân bình đẳng về thực hiện nghĩa vụ.
D. công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
-
Câu 38:
Nội dung nào dưới đây là không đúng khi bàn về việc hưởng quyền và làm nghĩa vụ của công dân trước pháp luật?
A. Trong cùng điều kiện, công dân được hưởng quyền và làm nghĩa vụ như nhau.
B. Công dân chỉ được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ khi đã đủ tuổi trưởng thành.
C. Mức độ sử dụng quyền và thực hiện nghĩa vụ của mỗi người là không giống nhau.
D. Quyền và nghĩa vụ của công dân không tách rời nhau.
-
Câu 39:
Qua kiểm tra tình hình buôn bán của các gia đình trong xã, đội quản lí thị trường của huyện X đã lập biên bản xử phạt một số cá nhân và hộ kinh doanh do kinh doanh mặt hàng không có trong giấy phép đăng kí kinh doanh. Hình thức xử lí vi phạm được áp dụng thể hiện điều gì?
A. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ.
B. Công dân bình đẳng về quyền và trách nhiệm.
C. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
D. Công dân bình đẳng trước Tòa án.
-
Câu 40:
Tòa án nhân dân tỉnh C xét xử vụ án tham nhũng, và đã ra quyết định áp dụng hình phạt tù đối với 3 cán bộ về tội: “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Hình phạt mà Tòa án áp dụng là biểu hiện công dân bình đẳng về lĩnh vực nào dưới đây?
A. Về nghĩa vụ trước pháp luật.
B. Về chấp hành hình phạt.
C. Về trách nhiệm pháp lí.
D. Trước tòa án.