Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn GDCD năm 2023-2024
Trường THPT Tô Hoài
-
Câu 1:
Hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước được gọi là gì?
A. Pháp luật.
B. Quy chế.
C. Quy định.
D. Pháp lệnh.
-
Câu 2:
Nhận định nào dưới đây không thuộc đặc trưng cơ bản của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính thuyết phục.
D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
-
Câu 3:
Đâu là đặc trưng làm nên các giá trị công bằng và bình đẳng của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Cả A, B và C đều đúng.
-
Câu 4:
Đâu là đặc trưng để phân biệt quy phạm của pháp luật với quy phạm đạo đức?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Tính giáo dục, thuyết phục.
-
Câu 5:
Pháp luật nước ta thể hiện quyền làm chủ của toàn thể nhân dân lao động trên lĩnh vực nào?
A. Lĩnh vực kinh tế.
B. Lĩnh vực chính trị.
C. Lĩnh vực xã hội.
D. Tất cả mọi lĩnh vực.
-
Câu 6:
Pháp luật và đạo đức cùng hướng tới các giá trị cơ bản nhất bao gồm những gì?
A. Công bằng, nghĩa vụ, lương tâm, danh dự.
B. Nghĩa vụ, lương tâm, danh dự, nhân phẩm.
C. Công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải.
D. Công bằng, trung thực, bình đẳng, bác ái.
-
Câu 7:
Chị Y muốn chia tay anh H sau 1 thời gian yêu nhau do anh H là người rất bạo lực, đã có mấy lần hành hung chị khi hai người cãi nhau. Anh H không đồng ý nên đã nhiều lần tìm đến nhà, dọa đánh và giết nếu chị dám chia tay và đến với người khác. Chị Y cần làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích của mình?
A. Kiên quyết chia tay và thuê người đánh trả lại anh H.
B. Im lặng chịu đựng, tiếp tục mối quan hệ với anh H.
C. Báo công an hỗ trợ giải quyết.
D. Nói chuyện với bố mẹ anh H để họ khuyên nhủ anh.
-
Câu 8:
Pháp luật sẽ đi vào đời sống, nếu khi tham gia vào các quan hệ xã hội, hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, cá nhân lựa chọn các xử sự như thế nào với quy định của pháp luật?
A. Đúng đắn.
B. Phù hợp.
C. Gắn liền.
D. Chuẩn mực.
-
Câu 9:
Hình thức nào sau đây không phải là hình thức thực hiện pháp luật?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Phổ biến pháp luật.
-
Câu 10:
Biểu hiện nào dưới đây không phải là 1 trong những căn cứ để xác định là 1 hành vi vi phạm pháp luật?
A. Hành vi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
B. Hành vi do người có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật.
C. Hành vi có lỗi của chủ thể thực hiện.
D. Hành vi trái pháp luật.
-
Câu 11:
Trách nhiệm pháp lí được thực hiện không nhằm các mục đích nào?
A. Buộc các chủ thể chấm dứt hành vi trái pháp luật.
B. Buộc chủ thể vi phạm phải chịu những thiệt hại, hạn chế nhất định.
C. Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh vi phạm pháp luật.
D. Tuyên truyền những hành vi vi phạm pháp luật đến với mọi người.
-
Câu 12:
Những yếu tố nào là căn cứ cụ thể để phân chia ra các loại vi phạm pháp luật?
A. Đối tượng bị xâm phạm, mức độ, tính chất nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xã hội.
B. Đối tượng bị xâm phạm, mức độ, hậu quả nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xã hội.
C. Đối tượng thực hiện, mức độ, hậu quả nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xã hội.
D. Đối tượng thực hiện, mức độ, tính chất nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xã hội.
-
Câu 13:
Người bị xem là người vi phạm pháp luật ở mức độ nào?
A. Hình sự.
B. Dân sự.
C. Hành chính.
D. Kỉ luật.
-
Câu 14:
Hành vi vi phạm hành chính là những hành vi xâm phạm đến điều gì?
A. Quy tắc quản lí hành chính.
B. Kỉ luật lao động.
C. Quy tắc quản lí nhà nước.
D. Kỉ luật của tổ chức.
-
Câu 15:
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi vi phạm hành chính do điều kiện nào?
A. Vô ý.
B. Cố ý.
C. Vô tình.
D. Cố tình.
-
Câu 16:
Hàng năm, anh A luôn chủ động đến cơ quan thuế để thực hiện kê khai và nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn theo đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, anh A đã thực hiện hình thức nào của pháp luật?
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
-
Câu 17:
Sau khi tốt nghiệp đại học, chị B liền về quê, đăng kí thành lập cơ sở kinh doanh để phát triển nghề truyền thống mây tre đan của gia đình, tổ chức việc kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Chị B đã thực hiện hình thức nào của pháp luật?
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
-
Câu 18:
Sau khi tốt nghiệp THPT, Y đã theo bạn bè rủ rê tham gia vào các tệ nạn xã hội. Một lần, khi đang thực hiện vận chuyển, buôn bán ma túy thì bị bắt. Y đã không thực hiện hình thức nào của pháp luật?
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
-
Câu 19:
Anh X làm công việc bảo vệ tại công ty Y. Do thường xuyên uống rượu say trong giờ làm việc nên anh nhiều lần quên không đóng cổng công ty, không hoàn thành nhiệm vụ. Anh X sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?
A. Hình sự.
B. Dân sự.
C. Hành chính.
D. Kỉ luật.
-
Câu 20:
Quyền của công dân và nghĩa vụ của công dân có mối quan hệ với nhau như thế nào?
A. Khăng khít.
B. Chặt chẽ.
C. Không tách rời.
D. Tách rời.
-
Câu 21:
Việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ được Hiến pháp và luật quy định là điều kiện như thế nào để công dân sử dụng quyền cơ bản của mình?
A. Quan trọng.
B. Cần thiết.
C. Tất yếu.
D. Cơ bản.
-
Câu 22:
Tình huống nào sau đây là hành vi vi phạm sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân?
A. Cùng có các điều kiện như nhau nhưng công ty X phải đóng thuế còn công ty Y không phải đóng thuế.
B. Nữ từ đủ 18 tuổi được kết hôn nhưng nam giới phải đủ 20 tuổi mới được kết hôn.
C. Học sinh là con em thương binh, liệt sĩ, học sinh nghèo được miễn, giảm học phí.
D. Học sinh đang sống ở các địa bàn khó khăn như miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và hải đảo được cộng điểm ưu tiên khi thi đại học.
-
Câu 23:
Nhận định nào sau đây là không thuộc quyền bình đẳng trong quan hệ hôn nhân và gia đình?
A. Bình đẳng giữa cha mẹ và con.
B. Bình đẳng giữa ông bà và cháu.
C. Bình đẳng giữa chú bác và cháu.
D. Bình đẳng giữa anh, chị, em.
-
Câu 24:
Nhận định nào sau đây không thuộc nội dung của quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con?
A. Không phân biệt đối xử giữa các con.
B. Không ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con.
C. Không xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật.
D. Không chê bai con học kém hơn các bạn ở trường.
-
Câu 25:
Sự thỏa thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động về công việc có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động được gọi là gì?
A. Hợp đồng mua bán.
B. Hồ sơ lao động.
C. Hợp đồng lao động.
D. Hồ sơ mua bán.
-
Câu 26:
Nhận định nào dưới đây là vi phạm quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong quá trình lao động?
A. Có cơ hội tiếp cận việc làm như nhau.
B. Bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng.
C. Lao động nữ được quan tâm đến chức năng làm mẹ trong lao động.
D. Làm mọi công việc như nhau không phân biệt điều kiện lao động.
-
Câu 27:
Theo quyền tự do kinh doanh, mỗi công dân đều được phép thực hiện điều gì trong kinh doanh?
A. Thành lập doanh nghiệp tư nhân.
B. Tự do kinh doanh mọi mặt hàng.
C. Thay đổi mặt hàng kinh doanh tùy thích.
D. Tự chủ đăng kí kinh doanh khi có đủ điều kiện.
-
Câu 28:
Nhận định nào dưới đây là thể hiện mối quan hệ nhân thân giữa vợ chồng?
A. Vợ, chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.
B. Vợ, chồng cùng đứng tên sở hữu chiếc ô tô hạng sang.
C. Chồng đứng tên một mình trong sổ gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng.
D. Chồng được thừa kế riêng một mảnh đất do cha mẹ để lại.
-
Câu 29:
Việc làm nào sau đây thể hiện sự không bình đẳng trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái?
A. Cha mẹ chỉ cho con trai có quyền thừa kế tài sản mà không cho con gái.
B. Cha mẹ yêu thương và chăm sóc con nuôi và con đẻ như nhau.
C. Mọi công việc lớn trong gia đình, cha mẹ đều họp các con lại cùng thảo luận trước khi quyết định.
D. Con trai có nguyện vọng đi học nghề, con gái có nguyện vọng học đại học và đều được cha mẹ đáp ứng.
-
Câu 30:
Việc làm nào sau đây của doanh nghiệp đã thực hiện đúng nghĩa vụ trong hoạt động kinh doanh?
A. Kinh doanh không đúng ngành, nghề đã đăng kí.
B. Không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
C. Thực hiện tiết kiệm điện, nước, bảo vệ môi trường.
D. Chỉnh sửa sổ sách kế toán để phải đóng mức thuế thấp hơn so với thực tế.
-
Câu 31:
Hành vi nào dưới đây là hành vi vi phạm pháp luật về các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?
A. Vận động đồng bào có đạo tham gia giữ gìn an ninh trật tự.
B. Khuyên nhủ người khác đi theo tôn giáo mà mình đang theo.
C. Tổ chức các lớp học giáo lí cho người theo đạo.
D. Hàng tháng đi lễ chùa đều đặn vào các ngày mùng một và rằm.
-
Câu 32:
Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là ở nước ta, các tôn giáo đều bình đẳng và có quyền tự do hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của:
A. Pháp luật.
B. Giáo hội.
C. Đạo đức.
D. Tín ngưỡng.
-
Câu 33:
Nhận định nào dưới đây không phải ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?
A. Đồng bào mỗi tôn giáo là một bộ phận không thể tách rời của toàn dân tộc.
B. Là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc.
C. Tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc ta.
D. Giúp phát triển đời sống kinh tế cho nhân dân.
-
Câu 34:
Nhà nước ta quan tâm nhiều hơn đến phát triển kinh tế ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là nhằm thực hiện điều gì?
A. Tạo sự bình đẳng giữa các thành phần dân cư.
B. Chăm lo đời sống vật chất cho đồng bào dân tộc thiểu số.
C. Tạo sự bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế.
D. Duy trì sự tồn tại của các dân tộc thiểu số.
-
Câu 35:
Việc làm nào sau đây không thể hiện đúng quyền tự do ngôn luận?
A. Trực tiếp phát biểu ý kiến tại các cuộc họp ở cơ quan.
B. Viết bài gửi đăng báo bày tỏ quan điểm của mình về chính sách của Nhà nước.
C. Đóng góp ý kiến với đại biểu Hội đồng nhân dân trong cuộc đại biểu tiếp xúc với cử tri ở cơ sở.
D. Nói chuyện riêng trong giờ học khi cô giáo đang giảng bài.
-
Câu 36:
Quyền nào sau đây là cơ sở và điều kiện để công dân chủ động tham gia tích cực vào các hoạt động của Nhà nước và xã hội?
A. Quyền tự do ngôn luận.
B. Quyền tự do đi lại.
C. Quyền tự do trao đổi.
D. Quyền tự do thân thể.
-
Câu 37:
Hành động nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện các quyền tự do?
A. Tự giác tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền tự do cơ bản của người khác.
B. Không ngừng học tập, tìm hiểu để nắm được nội dung các quyền tự do cơ bản của mình.
C. Không tố cáo những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân.
D. Tham gia giúp đỡ các cán bộ nhà nước thi hành quyền bắt người, khám xét trong trường hợp pháp luật cho phép.
-
Câu 38:
Biết chị M hàng xóm phát hiện việc mình đánh hai nhân viên bị thương nặng, ông X đã thuê anh K tìm cách uy hiếp chị M. Anh K rủ thêm anh H cùng chặn đường đánh đập và đe dọa chị M. Những ai dưới đây đã xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng sức khỏe của công dân?
A. Ông X, anh K và anh H.
B. Ông X và anh K.
C. Ông X và anh H.
D. Anh K và anh H.
-
Câu 39:
Trên đường đi học về, X bị hai thanh niên trêu chọc. N phản đối thì bị họ lăng mạ và dọa đánh. X cần chọn cách nào sau đây để bảo vệ mình?
A. Chửi và đánh lại những thanh niên đó.
B. Im lặng đề chờ những thanh niên đó bỏ đi.
C. Giả vờ khóc lóc để những thanh niên đó tha cho.
D. Kêu lên để những người khác giúp đỡ, sau đó làm đơn tố cáo.
-
Câu 40:
Trong buổi ngoại khóa trường, bạn Q đưa ra thắc mắc với thầy H về chương trình giáo dục liệu có đáp ứng được đòi hỏi của cuộc cách mang công nghệ 4.0. Bạn Q đã thực hiện quyền tự do cơ bản nào dưới đây của công dân?
A. Tự do ngôn luận.
B. Tự do thông tin.
C. Tôn trọng quan điểm cá nhân.
D. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội.