Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn GDCD năm 2023-2024
Trường THPT Trương Định
-
Câu 1:
Quyền tự do kinh doanh của công dân được quy định tại điều nào của Hiến pháp năm 2013?
A. Điều 30.
B. Điều 31.
C. Điều 32.
D. Điều 33.
-
Câu 2:
Trong các nghĩa vụ của công dân khi trong hoạt động kinh doanh, nghĩa vụ nào được xem là quan trọng nhất?
A. Kinh doanh đúng ngành, nghề ghi trong giấy phép kinh doanh.
B. Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật.
C. Bảo vệ môi trường.
D. Bảo vệ quền lợi người tiêu dùng.
-
Câu 3:
Công dân không bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây khi trong hoạt động kinh doanh?
A. Kinh doanh đúng ngành, nghề ghi trong giấy phép kinh doanh.
B. Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật.
C. Tạo ra nhiều việc làm mới cho những người trong độ tuổi lao động.
D. Tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
-
Câu 4:
Ý nào dưới đây không phải là nội dung cơ bản của pháp luật về đảm bảo sự phát triển các lĩnh vực xã hội?
A. Giải quyết vấn đề việc làm.
B. Xóa đói giảm nghèo.
C. Phòng, chống tệ nạn xã hội.
D. Tăng trưởng kinh tế đất nước.
-
Câu 5:
Những hành vi nào dưới đây là bị pháp luật nghiêm cấm để bảo vệ môi trường?
A. Phục hồi môi trường.
B. Chôn lấp chất thải độc hại, chất phóng xạ.
C. Quản lí chất thải.
D. Bảo tồn tài nguyên môi trường.
-
Câu 6:
Ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh trong trường hợp nào thì được miễn hoặc giảm thuế?
A. Tạo được nhiều công ăn việc làm cho người dân.
B. Nông sản sạch.
C. Được Nhà nước khuyến khích.
D. Đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng.
-
Câu 7:
Bạn A đang học năm thứ 2 tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân thì được gia đình đầu tư đăng kí xin mở cửa hàng bán thuốc tân dược nhưng bị cơ quan đăng kí kinh doanh từ chối. Theo em, nguyên nhân là do A chưa đủ điều kiện gì?
A. Đóng thuế đầy đủ.
B. Đủ tuổi để kinh doanh.
C. Quen kinh doanh thuốc tân dược.
D. Có chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc tân dược.
-
Câu 8:
Do bị bạn bè rủ rê, bạn A đã thử hút thuốc có chứa chất ma túy. Hành vi của B đã vi phạm pháp luật về lĩnh vực nào dưới đây?
A. Trật tự an toàn xã hội.
B. Xóa đói giảm nghèo.
C. Phòng chống tệ nạn xã hội.
D. Phòng, chống tệ nạn hút thuốc lá.
-
Câu 9:
Nhà máy A đã xử lí nước thải theo đúng quy trình, đảm bảo an toàn trước khi xả thải ra môi trường. Trong trường hợp này, nhà máy A đã tuân thủ điều gì?
A. Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh.
B. Đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.
C. Thực tiện tốt trách nhiệm của mình đối với môi trường.
D. Tạo môi trường làm việc an toàn cho công nhân công ty.
-
Câu 10:
Ông C đốt rác tại vườn nhà ở cạnh rừng, nhưng gió lớn khiến ngọn lửa lan nhanh và gây lên vụ cháy rừng trên diện rộng, gây thiệt hại vô cùng to lớn. Hành vi của ông C đã vi phạm pháp luật về điều gì?
A. Quốc phòng an ninh.
B. Phòng, chống tệ nạn xã hội.
C. Bảo vệ rừng.
D. An toàn môi trường.
-
Câu 11:
Hành động nào dưới đây giúp thể hiện quyền sáng tạo của công dân?
A. Miễn giảm học phí cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
B. Cấp học bổng cho học sinh học giỏi.
C. Giúp đỡ học sinh ở vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.
D. Chăm lo điều kiện làm việc cho người nghiên cứu.
-
Câu 12:
Sau khi học xong lớp 9, vì muốn theo đuổi ngành múa nên bạn H đã xin bố mẹ cho học hệ phổ thông của trường Cao đẳng Múa. Bố mẹ H đều đồng ý, dù gia đình bạn có truyền thống làm nghề Sư phạm. H đã thực hiện quyền học tập nào dưới đây?
A. Học suốt đời.
B. Học không hạn chế.
C. Tự do lựa chọn ngành, nghề học tập.
D. Bình đẳng về cơ hội học tập.
-
Câu 13:
Những đối tượng nào dưới đây được ưu tiên tuyển chọn vào các trường đại học?
A. Con em thương binh, bệnh binh, liệt sĩ.
B. Đạt giải học sinh giỏi quốc gia.
C. Người dân tộc thiểu số.
D. Thi tốt nghiệp THPT đạt loại giỏi.
-
Câu 14:
Sau khi tốt nghiệp hệ cao đẳng, chị A đã xin việc và đi làm được hai năm, sau đó vừa làm vừa học liên thông lên đại học. Chị A đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Học ở bậc cao hơn.
B. Học không hạn chế.
C. Học bất cứ ngành nghề nào.
D. Bình đẳng về cơ hội học tập.
-
Câu 15:
Công dân được tạo điều kiện tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng, vui chơi, giải trí; đồng thời tham gia vào các công trình văn hóa công cộng là thể hiện nội dung của quyền nào?
A. Học tập.
B. Sáng tạo.
C. Được phát triển.
D. Tự do.
-
Câu 16:
Trên cơ sở của quyền sáng tạo, công dân tạo ra nhiều tác phẩm và công trình khác nhau trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và:
A. Khoa học công nghệ.
B. Khoa học kĩ thuật.
C. Khoa học nhân văn.
D. Khoa học nghệ thuật.
-
Câu 17:
Công dân có quyền học bất cứ ngành, nghề nào phù hợp với điều gì?
A. Năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình.
B. Năng khiếu, mục đích, sở thích và điều kiện của mình.
C. Mục đích, yêu cầu của bản thân và điều kiện của gia đình.
D. Mục đích, sở thích, điều kiện và đam mê của mình.
-
Câu 18:
Công dân khi phát hiện hành vi phạm tội, việc thực hiện hành vi nào sau đây là đúng?
A. Tố cáo ngay với cơ quan có thẩm quyền.
B. Coi như không biết.
C. Che giấu tội phạm.
D. Giúp đỡ tội phạm bỏ trốn.
-
Câu 19:
Trong những trường hợp nào sau đây, công dân có quyền khiếu nại?
A. Thấy người trộm cắp xe đạp ở cổng trường trung học.
B. Phát hiện đối tượng nghi ngờ buôn bán ma túy.
C. Sau khi nghỉ sinh đúng quy định đi làm lại bị giám đốc cho thôi việc không rõ lí do.
D. Thấy một nhóm thanh niên chuẩn bị đua xe trái phép.
-
Câu 20:
Nhân dân thôn X họp bàn và quyết định mức đóng góp tiền của từng hộ để xây dựng địa điểm sinh hoạt cộng đồng. Việc này cũng được lãnh đạo xã chấp thuận và ủng hộ kinh phí. Việc họp bàn và quyết định của bà con thôn X thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi nào?
A. Cơ sở.
B. Xã hội.
C. Văn hóa.
D. Cả nước.
-
Câu 21:
Quyền dân chủ nào dưới đây là thuộc hình thức dân chủ gián tiếp?
A. Tố cáo.
B. Khiếu nại.
C. Bầu cử và ứng cử.
D. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
-
Câu 22:
Trường hợp nào dưới đây thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân thuộc phạm vi cả nước?
A. Biểu quyết công khai tại các hội nghị toàn thể nhân dân xã.
B. Giám sát, kiểm tra hoạt động của chính quyền xã.
C. Bàn bạc và quyết định những công việc cụ thể, thiết thực ở nơi mình sinh sống.
D. Thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng.
-
Câu 23:
Vì bận việc, anh T đã nhờ chị H bỏ phiếu bầu cử giúp và được chị H đồng ý giúp. Tại điểm bầu cử, phát hiện cụ M không biết chữ, nhân viên X của tổ bầu cử nhờ chị H viết phiếu bầu theo đúng ý cụ rồi đưa phiếu cho cụ M tự bỏ vào thùng. Những ai dưới đây đã vi phạm nguyên tắc bầu cử?
A. Anh T, chị H, cụ M và nhân viên X.
B. Anh T và chị H.
C. Chị H và cụ M.
D. Chị H, cụ M và nhân viên X.
-
Câu 24:
Hành vi nào dưới đây là thuộc nguyên tắc bầu cử phổ thông?
A. Ủy quyền cho người khác đi bầu cử.
B. Người tàn tật không bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu giúp.
C. Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử.
D. Giữ bí mật nội dung phiếu bầu của mình.
-
Câu 25:
Tình huống nào dưới đây là không thể hiện trách nhiệm của công dân trong thực hiện quyền tự do cơ bản?
A. Tự giác tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền tự do cơ bản của người khác.
B. Không ngừng học tập, tìm hiểu để nắm được nội dung các quyền tự do cơ bản của mình.
C. Không tố cáo những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân.
D. Tham gia giúp đỡ các cán bộ nhà nước thi hành quyền bắt người, khám xét trong trường hợp pháp luật cho phép.
-
Câu 26:
Anh A nợ anh B một số tiền lớn, nhưng chưa chịu trả mặc dù anh B đã đòi rất nhiều lần. Quá tức giận, anh B đến trường học của con anh A, dụ cháu đến nhà mình chơi rồi giữ lại để buộc anh A phải trả tiền cho mình. Trong trường hợp này, anh B đã vi phạm quyền gì?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe của công dân.
C. Được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng của công dân.
-
Câu 27:
Sau khi bị mất trộm chiếc xe đạp, bà Y đã trực tiếp trình báo với cơ quan công an phường X. Trong đơn trình báo, bà Y đã khẳng định ông C là người lấy cắp. Dựa vào lời khai của bà Y, công an phường X đã bắt khẩn cấp ông C. Việc làm của công an phường X đã xâm phạm đến quyền nào của ông C?
A. Quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe.
B. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm.
C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng.
-
Câu 28:
Cho rằng đàn bò nhà anh S đã vào phá nát ruộng lúa nhà mình, bà B đã chửi rủa khiến anh S tức giận và dùng gậy đánh bà B bị thương phải nhập viện. Anh S đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Tự do ngôn luận.
C. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
-
Câu 29:
Tình huống nào dưới đây là không thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận của công dân?
A. Trực tiếp phát biểu ý kiến tại các cuộc họp ở cơ quan.
B. Viết bài gửi đăng báo bày tỏ quan điểm của mình về chính sách của Nhà nước.
C. Đóng góp ý kiến với đại biểu Hội đồng nhân dân trong cuộc đại biểu tiếp xúc với cử tri ở cơ sở.
D. Nói chuyện riêng trong giờ học khi cô giáo đang giảng bài.
-
Câu 30:
Bất kì một cá nhân hoặc tổ chức tự ý vào chỗ ở của người khác và khám xét chỗ ở của công dân là vi phạm quyền gì?
A. Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư.
B. Quyền tự do cư trú.
C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ.
-
Câu 31:
Ông A đang khỏe mạnh bỗng nhiên bị bệnh nặng. Đi khám mấy lần ở trạm xá mà chưa tìm ra nguyên nhân. Mọi người đến thăm đưa ra nhiều phương án chữa bệnh, ông A nên chọn cách nào?
A. Mời thầy bói về nhà yểm bùa.
B. Đến miếu thiêng xin nước thánh về chữa bệnh.
C. Mời sư thầy đến tụng kinh trừ tà, trừ bệnh tật.
D. Xin chuyển viện lên tuyến trên để khám và điều trị.
-
Câu 32:
Tình huống nào dưới đây là đúng trách nhiệm của công dân với tín ngưỡng, tôn giáo?
A. Tuyên truyền gia nhập đạo trong trường học.
B. Cưỡng ép con cái đã thành niên theo tôn giáo mà mình đang theo.
C. Khuyên nhủ người khác đi theo tôn giáo mà mình đang theo.
D. Tổ chức các lớp học giáo lí cho người theo đạo.
-
Câu 33:
Trong quan hệ lao động, quyền bình đẳng của công dân được thể hiện thông qua điều gì?
A. Đàm phán.
B. Thỏa thuận.
C. Hồ sơ lao động.
D. Hợp đồng lao động.
-
Câu 34:
Ý nào dưới đây là vi phạm quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong trong lao động?
A. Có cơ hội tiếp cận việc làm như nhau.
B. Bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng.
C. Lao động nữ được quan tâm đến chức năng làm mẹ trong lao động.
D. Làm mọi công việc như nhau không phân biệt điều kiện lao động.
-
Câu 35:
Bình đẳng trong kinh doanh được thực hiện thông qua mối quan hệ nào?
A. Cung – cầu.
B. Cạnh tranh.
C. Kinh tế.
D. Sản xuất.
-
Câu 36:
Các doanh nghiệp kinh doanh cần thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây?
A. Nộp thuế.
B. Chủ động mở rộng quy mô kinh doanh.
C. Tự chủ đăng kí kinh doanh.
D. Chủ động tìm kiếm thị trường và khách hàng.
-
Câu 37:
Anh X là người ít nói, chăm chỉ làm việc và yêu thương vợ con; nhưng mỗi lần uống rượu say anh lại mắng chửi, thậm chí là đánh vợ. Trong trường hợp này, anh X đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào?
A. Gia đình.
B. Nhân thân.
C. Tình cảm.
D. Tài sản.
-
Câu 38:
Tình huống nào sau đây là thể hiện quyền không bình đẳng trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái?
A. Cha mẹ chỉ cho con trai có quyền thừa kế tài sản mà không cho con gái.
B. Cha mẹ yêu thương và chăm sóc con nuôi và con đẻ như nhau.
C. Mọi công việc lớn trong gia đình, cha mẹ đều họp các con lại cùng thảo luận trước khi quyết định.
D. Con trai có nguyện vọng đi học nghề, con gái có nguyện vọng học đại học và đều được cha mẹ đáp ứng.
-
Câu 39:
Do nghi ngờ chị M đã tung tin nói xấu mình, giám đốc X đã ra quyết định chuyển chị từ vị trí kế toán sang làm nhân viên tạp vụ. Giám đốc X đã vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong lao động?
A. Giao kết hợp đồng lao động.
B. Xác lập quy trình quản lí.
C. Thay đổi cơ cấu tuyển dụng.
D. Áp dụng chế độ ưu tiên.
-
Câu 40:
Ngành, nghề kinh doanh nào dưới đây thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện đi kèm?
A. Kinh doanh vàng bạc, đá quý.
B. Dịch vụ thoát nước.
C. Sản xuất xe cho người tàn tật.
D. Bán thuốc tân dược.