Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn GDCD năm 2023-2024
Trường THPT Nguyễn Du
-
Câu 1:
Công dân được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thông qua các phương tiện nào?
A. Hiến pháp.
B. Pháp luật.
C. Đạo đức.
D. Chủ trương, chính sách.
-
Câu 2:
Theo em, văn bản nào dưới đây không phải là văn bản quy phạm pháp luật?
A. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
B. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
C. Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
D. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã về thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2018.
-
Câu 3:
Hiện nay, Bộ luật Hình sự của nước ta do các cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền ban hành?
A. Chủ tịch nước.
B. Thủ tướng Chính phủ.
C. Quốc hội.
D. Chính phủ.
-
Câu 4:
Do nhà ghèo, bố lại bệnh nặng, nên B đã lấy trộm xe máy của gia đình hàng xóm bán lấy tiền đưa bố đi chữa bệnh. Trong trường hợp này, hành động của B đã vi phạm điều gì?
A. Vi phạm pháp luật nhưng không vi phạm đạo đức.
B. Vi phạm pháp luật nhưng có thể được thông cảm và tha thứ.
C. Cho thấy pháp luật và đạo đức mâu thuẫn nhau.
D. Vừa vi phạm đạo đức, vừa vi phạm pháp luật.
-
Câu 5:
Ông A cho ông X thuê căn nhà 5 tầng để ở và hoạt động kinh doanh. Sau khi kết thúc hợp đồng, ông A đã nhiều lần đòi nhà nhưng ông X không chịu trả. Trong trường hợp này, ông A cần phải làm gì?
A. Thương lượng để gia hạn thời hạn thuê nhà cho ông X.
B. Thuê người cưỡng chế gia đình ông X phải chuyển đi.
C. Mời công an đến giải quyết.
D. Làm đơn kiện ông X lên Tòa án nhân dân để đòi nhà.
-
Câu 6:
Đâu là hình thức thực hiện pháp luật có chủ thể thực hiện khác với những hình thức còn lại?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 7:
Đâu là dấu hiệu nào dưới đây không phải là một trong những căn cứ để xác định 1 hành vi vi phạm pháp luật?
A. Hành vi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
B. Hành vi do người có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật.
C. Hành vi có lỗi của chủ thể thực hiện.
D. Hành vi trái pháp luật.
-
Câu 8:
Trách nhiệm pháp lí áp dụng không nhằm các mục đích nào sau đây?
A. Buộc các chủ thể chấm dứt hành vi trái pháp luật.
B. Buộc chủ thể vi phạm phải chịu những thiệt hại, hạn chế nhất định.
C. Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh vi phạm pháp luật.
D. Tuyên truyền những hành vi vi phạm pháp luật đến với mọi người.
-
Câu 9:
Đâu là những yếu tố là căn cứ để phân chia các loại vi phạm pháp luật?
A. Đối tượng bị xâm phạm, mức độ, tính chất nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xã hội.
B. Đối tượng bị xâm phạm, mức độ, hậu quả nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xã hội.
C. Đối tượng thực hiện, mức độ, hậu quả nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xã hội.
D. Đối tượng thực hiện, mức độ, tính chất nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xã hội.
-
Câu 10:
Việc xử lí người chưa thành niên phạm tội dựa vào nguyên tắc nào là chủ yếu?
A. Giáo dục.
B. Thuyết phục.
C. Cưỡng chế.
D. Răn đe.
-
Câu 11:
Theo quy định của pháp luật, người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, khi tham gia các giao dịch dân sự phải được sự đồng ý của những ai?
A. Cha mẹ.
B. Ông bà.
C. Người nuôi dưỡng.
D. Người đại diện.
-
Câu 12:
Quyền của công dân và nghĩa vụ của công dân có mối quan hệ như thế nào?
A. Khăng khít.
B. Chặt chẽ.
C. Không tách rời.
D. Tách rời.
-
Câu 13:
Việc thực hiện các nghĩa vụ được Hiến pháp và luật quy định, đó là điều kiện gì để công dân sử dụng các quyền của mình?
A. Quan trọng.
B. Cần thiết.
C. Tất yếu.
D. Cơ bản.
-
Câu 14:
Theo em, trường hợp nào sau đây vi phạm quyền bình đẳng và nghĩa vụ của công dân?
A. Cùng có các điều kiện như nhau nhưng công ty X phải đóng thuế còn công ty Y không phải đóng thuế.
B. Nữ từ đủ 18 tuổi được kết hôn nhưng nam giới phải đủ 20 tuổi mới được kết hôn.
C. Học sinh là con em thương binh, liệt sĩ, học sinh nghèo được miễn, giảm học phí.
D. Học sinh đang sống ở các địa bàn khó khăn như miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và hải đảo được cộng điểm ưu tiên khi thi đại học.
-
Câu 15:
Ý nào sau đây không thuộc mối quan hệ bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Bình đẳng giữa cha mẹ và con.
B. Bình đẳng giữa ông bà và cháu.
C. Bình đẳng giữa chú bác và cháu.
D. Bình đẳng giữa anh, chị, em.
-
Câu 16:
Vợ, chồng bình đẳng trong sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật là nội dung của bình đẳng trong mối quan hệ nào?
A. Quan hệ tài sản.
B. Quan hệ nhân thân.
C. Quan hệ lao động.
D. Quan hệ huyết thống.
-
Câu 17:
Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc sở hữu tài sản chung, được thể hiện ở các quyền nào?
A. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt.
B. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng.
C. Mua, bán, đổi, cho vay mượn tài sản chung.
D. Mua, bán, đổi, cho vay, mượn, đầu tư kinh doanh.
-
Câu 18:
Ý nào sau đây không thuộc nội dung của quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con cái?
A. Không phân biệt đối xử giữa các con.
B. Không ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con.
C. Không xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật.
D. Không chê bai con học kém hơn các bạn ở trường.
-
Câu 19:
Hành động nào sau đây không phải là nội dung của quyền bình đẳng giữa anh, chị, em?
A. Yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau.
B. Đùm bọc, nuôi dưỡng nhau khi không còn cha mẹ.
C. Dạy dỗ em học tập khi không còn cha mẹ nuôi dưỡng.
D. Sai em làm các công việc nặng nhọc để kiếm tiền.
-
Câu 20:
Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình được thực hiện như thế nào?
A. Công bằng, bình đẳng, tôn trọng.
B. Công bằng, dân chủ, bình đẳng.
C. Công bằng, dân chủ, tôn trọng.
D. Công bằng, tôn trọng, yêu thương.
-
Câu 21:
Ý nào dưới đây không thuộc nội dung của quyền bình đẳng trong lĩnh vực lao động?
A. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
B. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
D. Bình đẳng về thu nhập trong lao động.
-
Câu 22:
Công dân bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động nhưng không bao gồm nội dung nào sau đây?
A. Mọi người có quyền lựa chọn bất cứ nghề nghiệp nào mà bản thân thấy thích.
B. Mỗi người có quyền lựa chọn nơi để làm việc phù hợp với khả năng của bản thân.
C. Mỗi người đều có quyền làm việc phù hợp với khả năng của mình.
D. Mỗi người có quyền lựa chọn việc làm, nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình.
-
Câu 23:
Bình đẳng giữa các dân tộc là điều kiện để hạn chế sự chênh lệch giữa các dân tộc về lĩnh vực nào?
A. Trình độ phát triển.
B. Vai trò chính trị.
C. Trình độ văn hóa.
D. Phát triển kinh tế.
-
Câu 24:
Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân nhằm thể hiện quyền bình đẳng về lĩnh vực nào?
A. Kinh tế.
B. Chính trị.
C. Văn hóa.
D. Xã hội.
-
Câu 25:
Nhà nước luôn tạo mọi điều kiện để công dân thuộc các dân tộc khác nhau đều được hưởng bình đẳng về điều gì?
A. Cơ hội học tập.
B. Cơ hội việc làm.
C. Cơ hội phát triển.
D. Cơ hội lao động.
-
Câu 26:
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, được quy định tại điều nào trong Hiến pháp 2013?
A. Điều 20.
B. Điều 21.
C. Điều 22.
D. Điều 23.
-
Câu 27:
Tự ý bắt và giam, giữ người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, là hành vi trái điều gì sau đây?
A. Đạo đức.
B. Quy định.
C. Pháp luật.
D. Ý thức tiến bộ.
-
Câu 28:
Tình huống nào sau đây mà ai cũng có quyền bắt?
A. Người bị nghi ngờ có hành vi phạm tội nguy hiểm.
B. Người bị cho rằng đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
C. Người đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện.
D. Người bị nghi ngờ có dấu vết của tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó bỏ trốn.
-
Câu 29:
Khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn lệnh bắt người khẩn cấp, trong bao lâu Viện Kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn trong thời gian tối đa?
A. 12 giờ.
B. 24 giờ.
C. 36 giờ.
D. 48 giờ.
-
Câu 30:
Đánh người là hành vi xâm phạm đến quyền công dân nào sau đây?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
D. Quyền được sống và được tôn trọng của công dân.
-
Câu 31:
Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân được hiểu là gì?
A. Không ai được làm tổn hại tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.
B. Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.
C. Không ai được can thiệp tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.
D. Không ai được làm ảnh hưởng tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.
-
Câu 32:
Nếu một cá nhân hoặc tổ chức tự ý vào chỗ ở của người khác, tự tiện khám xét chỗ ở của công dân là vi phạm điều gì?
A. Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư.
B. Quyền tự do cư trú.
C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ.
-
Câu 33:
Tình huống nào sau đây không thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận của công dân?
A. Trực tiếp phát biểu ý kiến tại các cuộc họp ở cơ quan.
B. Viết bài gửi đăng báo bày tỏ quan điểm của mình về chính sách của Nhà nước.
C. Đóng góp ý kiến với đại biểu Hội đồng nhân dân trong cuộc đại biểu tiếp xúc với cử tri ở cơ sở.
D. Nói chuyện riêng trong giờ học khi cô giáo đang giảng bài.
-
Câu 34:
Công dân Việt Nam từ đủ bao nhiêu tuổi thì có quyền bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân?
A. 18 tuổi.
B. Đủ 18 tuổi.
C. 21 tuổi.
D. Đủ 21 tuổi.
-
Câu 35:
Theo quy định, mỗi lá phiếu đều có giá trị ngang nhau thể hiện nguyên tắc gì trong bầu cử?
A. Phổ thông.
B. Bình đẳng.
C. Trực tiếp.
D. Bỏ phiếu kín.
-
Câu 36:
Quyền bầu cử và ứng cử của công dân nhằm thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của nhà nước ta, đồng thời thể hiện sự bình đẳng của công dân trong đời sống trong lĩnh vực nào của đất nước?
A. Chính trị.
B. Kinh tế.
C. Văn hóa.
D. Văn hóa.
-
Câu 37:
Công dân tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng, đồng thời phản ánh kịp thời những vướng mắc, bất cập, không phù hợp của các chính sách, pháp luật là thực hiện quyền dân chủ ở phạm vi nào?
A. Phạm vi cơ sở.
B. Phạm vi cả nước.
C. Phạm vi địa phương.
D. Phạm vi trung ương.
-
Câu 38:
Công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở cấp cơ sở là được trực tiếp tham gia và thực hiện theo cơ chế nào?
A. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát.
B. Dân biết, dân quyết, dân kiểm tra, giám sát.
C. Dân quyết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
D. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
-
Câu 39:
Mỗi công dân đều được tự do nghiên cứu khoa học, tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất; quyền về sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực của đời sống xã hội là nội dung của quyền nào dưới đây?
A. Quyền học tập.
B. Quyền phát triển.
C. Quyền sáng tạo.
D. Quyền nghiên cứu khoa học.
-
Câu 40:
Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền sáng tạo của mình là gì?
A. Cố gắng học tập cho bố mẹ hài lòng.
B. Luôn chịu khó tìm tòi và phát huy tính sáng tạo trong học tập.
C. Không cần sáng tạo vì chỉ có thiên tài mới có thể sáng tạo.
D. Chỉ cần học và làm theo những gì được dạy, không cần sáng tạo.