Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Sinh
Trường THPT Trần Suyền
-
Câu 1:
Trong số các phát biểu sau về hô hấp ở động vật:
I. Cá, tôm, cua hô hấp bằng mang.
II. Châu chấu và các loài côn trùng trên cạn hô hấp bằng ống khí.
III. Sự trao đổi khí ở mang cá nhờ cơ chế trao đổi ngược dòng với hiệu suất cao.
IV. Phổi ở chim được cấu tạo bởi nhiều phế nang có kích thước nhỏ.
Số phát biểu chính xác là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 2:
Theo quan niệm hiện đại về quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, ở giai đoạn tiến hoá hoá học KHÔNG có sự tham gia của nguồn năng lượng nào sau đây?
A. Năng lượng từ tia tử ngoại xuất phát từ mặt trời
B. Năng lượng từ tia lửa điện xuất hiện trong khí quyển
C. Năng lượng từ sự phân giải các liên kết trong phân tử ATP
D. Năng lượng từ sự phân hủy các nguyên tố phóng xạ
-
Câu 3:
Về mối quan hệ giữa các nhân tố sinh thái đối với sinh vật, khẳng định nào dưới đây là KHÔNG đúng?
A. Mỗi sinh vật chịu tác động đồng thời của nhiều nhân tố sinh thái, mỗi nhân tố sinh thái đều có một khoảng giá trị mà trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển
B. Mỗi nhân tố sinh thái tác động không đồng đều đến các bộ phận khác nhau của sinh vật hoặc đến các thời kỳ sinh lý khác nhau của sinh vật
C. Nếu nhiều nhân tố sinh thái có giá trị cực thuận, chỉ duy nhất 1 nhân tố nằm ngoài giới hạn sinh thái thì sinh vật cũng không thể tồn tại được
D. Các sinh vật chịu tác động một chiều từ các nhân tố sinh thái của môi trường mà không thể tác động ngược trở lại làm biến đổi môi trường
-
Câu 4:
Khi nói về sự trao đổi chất và dòng năng lượng trong hệ sinh thái, phát biểu nào đúng?
A. Hiệu suất sinh thái ở mỗi bậc dinh dưỡng thường rất lớn
B. Sinh vật ở mắt xích càng xa sinh vật sản xuất thì sinh khối trung bình càng lớn
C. Năng lượng được truyền một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường
D. Năng lượng chủ yếu mất đi qua bài tiết, một phần nhỏ mất đi do hô hấp
-
Câu 5:
Về các loại thực vật C3, C4 và CAM, trong số các phát biểu sau đây, phát biểu nào không chính xác?
A. Ở thực vật C3 chỉ có 1 chu trình cố định CO2 nhờ enzyme rubisco, nhóm thực vật này phân bố ở nhiều nơi trên trái đất
B. Thực vật C4 có 2 chu trình cố định CO2, 1 giai đoạn xảy ra trong tế bào mô giậu và giai đoạn còn lại thực hiện trong tế bào bao bó mạch
C. Thực vật C4 và CAM tiến hành cố định CO2 sơ cấp theo con đường C4 nên trong quá trình quang hợp không tạo ra hợp chất C3
D. Ở thực vật CAM, quá trình hấp thu CO2 từ môi trường được thực hiện vào ban đêm khi khí khổng mở
-
Câu 6:
Trong số các phát biểu dưới đây về mã di truyền:
(1). Mã di truyền có tính phổ biến nghĩa là mỗi sinh vật đều sử dụng mã di truyền để mã hóa thông tin và mỗi sinh vật có một bộ mã khác nhau.
(2). Mã di truyền có tính thoái hóa, trong đó mỗi codon có thể mã hóa cho nhiều axit amin khác nhau.
(3). Các bộ ba kết thúc trên mARN xuất hiện ở đầu 3’ của mạch mã gốc và quy định tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã.
(4). Các triplet quy định các bộ ba kết thúc nằm ở vùng mã hóa của gen, gần với vùng 5’ của mạch mang mã gốc.
Số các phát biểu đúng là:
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
-
Câu 7:
Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây KHÔNG chính xác?
A. Enzim ligaza (enzim nối) nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh
B. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn
C. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y
D. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ → 5’
-
Câu 8:
Hiện tượng polyribosome ở tế bào nhân sơ gì?
A. Xảy ra khi nhiều ribosome cùng tiến hành dịch mã trên phân tử mARN tạo ra nhiều bản sao giống nhau của cùng một chuỗi polypeptide
B. Nhiều nucleosome liên kết lại với nhau nhờ đoạn ADN nối dài từ 15 - 85 cặp nucleotide, tạo thành cấu trúc nền tảng của nhiễm sắc thể
C. Làm tăng tốc độ quá trình tạo ra sản phẩm của các gen khác nhau trong quá trình sống của tế bào vi khuẩn
D. Dẫn đến giảm tốc độ của các quá trình chuyển hóa trong tế bào chất của tế bào vi khuẩn
-
Câu 9:
Khi nói về quần thể ngẫu phối, phát biểu nào sau đây KHÔNG chính xác?
A. Trong những điều kiện nhất định, quần thể ngẫu phối có tần số các kiểu gen được duy trì không đổi qua các thế hệ
B. Tỷ lệ cá thể có kiểu gen dị hợp tử trong quần thể sẽ giảm dần qua mỗi thế hệ khi quần thể duy trì hiện tượng ngẫu phối
C. Trong tự nhiên, các quần thể ngẫu phối thường biểu hiện sự đa hình hơn so với các quần thể tự phối hoặc quần thể tự thụ phấn
D. Trong quần thể ngẫu phối, các cá thể giao phối với nhau một cách tự do và ngẫu nhiên
-
Câu 10:
Cho các phát biểu dưới đây về chọn lọc tự nhiên:
(1). Chọn lọc tự nhiên làm tăng tỷ lệ số lượng các cá thể thích nghi trong quần thể biểu hiện qua 2 đặc điểm là khả năng sống sót và khả năng sinh sản của mỗi cá thể.
(2). Dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên, vốn gen của quần thể có xu hướng gia tăng độ đa dạng và mức độ thích nghi của quần thể.
(3). Bản chất của chọn lọc tự nhiên là phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.
(4). Trong một số trường hợp nhất định, chọn lọc tự nhiên cũng có thể bảo tồn các alen của một locus bằng cách chọn lọc ưu thế các thể dị hợp của locus đó.
Số phát biểu đúng:
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
-
Câu 11:
Một đoạn mạch bổ sung của một gen ở vi khuẩn E. coli có trình tự các nucleotit như sau: 5' ATT GXG XGA GXX 3'. Quá trình dịch mã trên đoạn mARN do đoạn gen nói trên phiên mã có lần lượt các bộ ba đổi mã tham gia như sau:
A. 5' UAA3', 5' XGX3', 5' GXU3', 5' XGG3'
B. 3' AUU5', 3' GXG5', 3' XGA5', 3' GXX5'
C. 3' UAA5', 3' XGX5', 3'GXU5',3'XGG5'
D. 5'AUU3;5'GXG3',5'XGA3',5'GXX3'
-
Câu 12:
Một phân tử ADN mạch kép nhân đôi một số lần liên tiếp đã tạo ra 62 mạch pôlinuclêôtit mới. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào sai?
A. Tất cả các phân tử ADN con được tạo ra đều có chưa nguyên liệu mới từ môi trường nội bào
B. Trong các phân tử ADN con được tạo ra, có 31 phân tử cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường nội bào
C. Phân tử ADN nói trên đã nhân đôi 5 lần liên tiếp
D. Trong các phân tử ADN con được tạo ra, có 2 phân tử cấu tạo không phải hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường nội bào
-
Câu 13:
Trong các bệnh, tật di truyền ở người dưới đây, tổ hợp nào thuộc dạng đột biến lệch bội?
(1) Ung thu máu (2) Hồng cầu hình liềm (3) Bạch tạng
(4) Claiphento (5) Dính ngón tay 2 và 3 (6) Máu khô đông
(7) Tóc nơ (8) Đao (9) Mù màu
A. (4),(7),(8)
B. (4),(5),(6)
C. (1),(4),(8)
D. (2),(3),(9)
-
Câu 14:
Cho các sự kiện sau:
(1) phiên mã (2) gắn ribôxôm vào mARN
(3) cắt các intron ra khỏi ARN (4) gắn ARN pôlymeaza vào ADN
(5) chuỗi poolipeptit cuộn xoắn lại (6) axit amin mêtiônin bị cắt ra khỏi chuỗi poolypeptit.
Trình tự đúng của quá trình chuyển thông tin di truyên ADN thành prôtêin ở sinh vật nhân thực là:
A. 1→3→2→5→4→6
B. 4→1→3→6→5→2
C. 4→1→3→2→6→5
D. 4→1→2→6→3→5
-
Câu 15:
Cho các loài sinh vật sau:
(1) Chuột bạch mang gen sinh trưởng của chuột cống
(2) Cà chua có gen gây chín bị bất hoạt
(3) Cây bông mang gen kháng sâu hại từ vi khuẩn
(4) Dê sản xuất prôtêin tơ nhện trong sữa
Các sinh vật chuyển gen là:
A. (2),(3),(4)
B. (1),(3),(4)
C. (1),(2),(3)
D. (1),(2),(4)
-
Câu 16:
Trong các phát biểu sau đây về quá trình phiên mã của sinh vât
(1) Chỉ có một mạch của gen tham gia vào quá trình phiên mã
(2) Enzim ARN polimerase tổng hợp mARN theo chiều 5'-3'
(3) mARN được tổng hợp đến đâu thì quá trình dịch mã diễn ra tới đó
(4) diễn ra theo nguyên tắc bổ sung
(5) Đầu tiên tổng hợp các đoạn ARN ngắn sau đó nối lại với nhau hình thành ARN hoàn chỉnh
Số phát biểu đúng về quá trình phiên mã của sinh vật là:
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
-
Câu 17:
Cho các giai đoạn chính trong quá trình diễn thế sinh thái ở một đầm nước nông như sau:
(1) Đầm nước nông có nhiều loài sinh vật thủy sinh ở các tầng nước khác nhau: một số loài tảo, thực vật có hoa sống trên mặt nước ; tôm; cá, cua, ốc...
(2) Hình thành rừng cây bụi và cây gỗ
(3) Các chất lắng đọng tích tụ ở đây làm cho đầm bị nông dần. Thành phần sinh vật thay đổi: các sinh vật thủy sinh ít dần, đặc biệt là các loài động vật có kích thước lớn
(4) Đầm nước nông biến đổi thành vùng đất trũng, xuất hiện cỏ và cây bụi
Trật tự đúng của các giai đoạn trong quá trình diễn thể trên là:
A. (2)→(1)→(4)→(3)
B. (3)→(4)→(2)→(1)
C. (1)→(2)→(3)→(4)
D. (1)→(3)→(4)→(2)
-
Câu 18:
Cho biết mỗi cặp gen qui định một cặp tính trạng và trội lặn hoàn toàn, tần số hoán vị gen là 20%, ở phép lai P: \(\frac{{AB}}{{ab}}{X^D}{X^d} \times \frac{{Ab}}{{ab}}{X^D}Y\), Theo lí thuyết thì kiểu hình aaB-D- ở đời F1 chiếm tỷ lệ là:
A. 18,75%
B. 3,75%
C. 12,5%
D. 56,25%
-
Câu 19:
Quan sát quá trình giảm phân tạo tinh trùng của 1000 tế bào sinh tinh có kiểu gen AB/ab, người ta thấy ở 100 tế bào có sự trao đổi chéo giữa 2 trong 4 cromatit khác nguồn gốc dẫn tới hoán vị gen. Số lượng mỗi loại tinh trung là:
A. 1900AB, 1900 ab, 100 Ab, 100 aB
B. 1800 AB, 1800 ab, 200 Ab, 200 aB
C. 1600 AB, 1600 ab, 400 Ab, 400 aB
D. 100 AB, 100 ab, 1900 Ab, 1900 aB
-
Câu 20:
Biến động số lượng cá thể của quần thể có thể là những quá trình nào sau đây
(1) tăng số lượng cá thể (2) Giảm số lượng cá thể
(3) Tăng sinh khối của quần thể (4) Giảm sinh khối của quần thể
(5) Dao động về số lượng cá thể (6) Tăng hoặc giảm năng lượng trong mỗi cá thể
(7) Số lương cá thể dao động có chu kỳ (8) Số lượng cá thể dao động không có chu kỳ
A. (1),(2),(3),(4)
B. (2),(3),(6),(7)
C. (8),(6),(7),(5)
D. (5),(2),(1),(7)
-
Câu 21:
Trong trường hợp các gen phân ly độc lập, tác động riêng rẽ và các gen trội là trội hoàn toàn, phép lai: AaBbCcDd x AaBbCcDd cho tỉ lệ kiểu hình A-bbC-D- ở đời con là:
A. 27/256
B. 3/256
C. 81/256
D. 1/16
-
Câu 22:
Ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não là do đâu?
A. Mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch
B. Mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch
C. Mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch
D. Thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch
-
Câu 23:
Ở người, gen quy định nhóm máu A, B, O và AB có 3 alen: IA, IB, IO trên NST thường. Một cặp vợ chồng có nhóm máu A và B sinh được 1 trai đầu lòng có nhóm máu O. Kiểu gen về nhóm máu của cặp vợ chồng này là:
A. IAIO và IBIO
B. IBIO và IAIA
C. IAIO và IBIB
D. IAIA và IBIB
-
Câu 24:
Kết quả phép lai thuận nghịch khác nhau, đời con luôn biểu hiện kiểu hình giống mẹ là đặc điểm của quy luật di truyền nào?
A. Quy luật Menđen
B. Tương tác gen
C. Hoán vị gen
D. Di truyền ngoài nhân
-
Câu 25:
Dạng đột biến điểm làm dịch khung đọc mã di truyền là gì?
A. Thay thế A - T thanh cặp G - X
B. Mất cặp A - T hay G - X
C. Thay thế cặp A - T thành T - A
D. Thay thế G - X thành cặp T - A
-
Câu 26:
Gen M bị đột biến thành m. Khi M và m nhân đôi liên tiếp 3 lần thì số nuclêôtit tự do mà môi trường nội bào cung cấp cho gen m ít hơn so với gen M là 28 nuclêôtit. Dạng đột biến xảy ra với gen M là:
A. Đảo vị trí hai cặp nuclêôtit
B. Thay thế một cặp nuclêôtit
C. Mất hai cặp nuclêôtit
D. Mất 1 cặp nuclêôtit
-
Câu 27:
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về đột biến gen?
(1) Xảy ra ở cấp độ phân tử, thường có tính thuận nghịch.
(2) Làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
(3) Làm mất một hoặc nhiều phân tử ADN.
(4) Làm xuất hiện những alen mới trong quần thể.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 28:
Cho hình vẽ sau mô tả về một giai đoạn của quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực: Biết rằng enzim số (1) là enzim đi vào mạch khuôn ADN sau khi đoạn ARN mồi đã được tổng hợp xong, (1) là enzim nào sau đây?
A. Enzim tháo xoắn
B. ARN polimeraza
C. ADN ligaza
D. ADN pôlimeraza
-
Câu 29:
Cho phép lai P: AaBbDd x AaBbDd tạo bao nhiêu dòng thuần về 2 gen trội ở thế hệ sau?
A. 1
B. 4
C. 2
D. 3
-
Câu 30:
Với cá thể có kiểu gen Ab/aBDd, khi giảm phân hình thành giao tử xảy ra hoán vi gen với tần số 30%. Theo lí thuyết, tỉ lệ các giao tử ABD và aBd lần lượt là:
A. 7,5% và 17,5%
B. 6,25% và 37,5%
C. 15% và 35%
D. 12,5% và 25%
-
Câu 31:
Tính trạng màu lông mèo do 1 gen liên kết với NST giới tính X. Alen D quy định lông đen, d quy định lông vàng. Hai alen này không át nhau nên mèo mang cả 2 alen là mèo tam thể. Cho các con mèo bình thường tam thể lai với mèo lông vàng cho tỉ lệ kiểu hình:
A. 1 cái đen : 1 cái vàng : 1 đực đen : 1 đực vàng
B. 1 cái tam thể : 1 cái vàng : 1 đực đen : 1 đực vàng
C. 1 cái tam thể : 1 cái đen : 1 đực đen : 1 đực vàng
D. 1 cái tam thể :1 cái vàng :1 đực tam thể :1 đực vàng
-
Câu 32:
Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Xét các tổ hợp lai:
(1) AAaa x AAaa (2) AAaa x Aaaa (3) AAaa x Aa
(4) Aaaa x Aaaa (5) AAAa x aaaa (6) Aaaa x Aa
Theo lý thuyết, có bao nhiêu tổ hợp lai sẽ cho tỷ lệ kiểu hình ở đời con 11 quả đỏ : 1 quả vàng là:
A. 3
B. 4
C. 2
D. 5
-
Câu 33:
Bệnh máu khó đông ở người do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định và không có alen tương ứng trên Y. Bố bị bệnh, mẹ bình thường, con gái bị bệnh. Điều nào sau đây là chính xác?
A. Con gái nhận gen gây bệnh từ bố
B. Con gái nhận gen gây bệnh từ ông nội
C. Con gái nhận gen gây bệnh từ cả bố và mẹ
D. Con gái nhận gen gây bệnh từ mẹ
-
Câu 34:
Tại sao thực vật C4 có năng suất cao hơn thực vật C3?
A. Tận dụng được nồng độ CO2
B. Không có hô hấp sáng
C. Tận dụng được ánh sáng cao
D. Nhu cầu nước thấp
-
Câu 35:
Bước sóng ánh sáng có hiệu quả cao nhất đối với quá trình quang hợp là gì?
A. Đỏ
B. Xanh lục
C. Da cam
D. Vàng
-
Câu 36:
Động lực của dịch mạch gỗ từ rễ đến lá gì?
A. Lực liên kết giữa các phần tử nước với nhau và với thành tế bào mạch gỗ
B. Lực đẩy (áp suất rễ)
C. Do sự phối hợp của 3 lực: Lực đẩy, lực hút và lực liên kết
D. Lực hút do thoát hơi nước ở lá
-
Câu 37:
Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cấu trúc của:
(1) ADN dạng xoắn kép
(2) ADN dạng xoắn đơn
(3) Cấu trúc tARN
(4) Trong cấu trúc của protein
A. 2,3
B. 1,2
C. 1,4
D. 1,3
-
Câu 38:
Cho lúa hạt tròn lai với lúa hạt dài, F1 100% lúa hạt dài. Cho F1 tự thụ phấn được F2. Trong số lúa hạt dài F2, tính theo lí thuyết thì số cây hạt dài khi tự thụ phấn cho F3 toàn lúa hạt dài chiếm tỉ lệ
A. 1/3
B. 1/4
C. 2/3
D. 3/4
-
Câu 39:
Khi lai 2 giống bí ngô thuần chủng quả dẹt và quả dài với nhau được F1 đều có quả dẹt. Cho F1 lai với bí quả tròn được F2: 152 bí quả tròn: 114 bí quả dẹt: 38 bí quả dài. Hình dạng quả bí chịu sự chi phối của hiện tượng di truyền
A. phân li độc lập
B. liên kết hoàn toàn
C. tương tác bổ sung
D. trội không hoàn toàn
-
Câu 40:
Hai nhà khoa học nào đã phát hiện ra cơ chế điều hoà opêron?
A. Lamac và Đacuyn
B. Hacđi và Vanbec
C. Jacôp và Mônô
D. Menđen và Morgan