Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Sinh Học
Trường THPT Võ Chí Công
-
Câu 1:
Cho biết: Ở tiêu hóa nội bào, thức ăn được tiêu hóa trong?
A. không bào tiêu hóa
B. túi tiêu hóa.
C. ống tiêu hóa.
D. không bao tiêu hóa sau đó đến túi tiêu hóa.
-
Câu 2:
Xác định: Ứng động của cây trinh nữ khi va chạm là?
A. ứng động sinh trưởng
B. quang ứng động
C. ứng động không sinh trưởng
D. điện ứng động
-
Câu 3:
Hình dưới mô tả 3 dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
Trình tự đúng theo thứ tự từ hình a đến hình b rồi đến hình c là:
A. mất đoạn – lặp đoạn – đảo đoạn.
B. mất đoạn – lặp đoạn – chuyển đoạn.
C. chuyển đoạn – lặp đoạn – đảo đoạn.
D. chuyển đoạn – mất đoạn – đảo đoạn.
-
Câu 4:
Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là
A. sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh
B. sự phân li của cặp NST tương đồng trong giảm phân
C. sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng trong giảm phân và thụ tinh
D. sự tổ hợp của cặp NST trong thụ tinh
-
Câu 5:
Tần số trao đổi chéo giữa hai gen liên kết phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. khoảng cách giữa hai gen trên NST
B. kì của giảm phân xảy ra sự trao đổi chéo
C. các gen nằm trên NST X hay NST khác
D. các gen trội hay lặn
-
Câu 6:
Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội bố mẹ gọi là:
A. thoái hóa giống
B. ưu thế lai
C. bất thụ
D. siêu trội
-
Câu 7:
Trong ứng dụng di truyền học, cừu Đôli là sản phẩm của phương pháp:
A. Gây đột biến gen
B. Nhân bản vô tính
C. Gây đột biến dòng tế bào xôma
D. Sinh sản hữu tính
-
Câu 8:
Bằng chứng sinh học phân tử là những điểm giống và khác nhau giữa các loài về
A. Cấu tạo trong các nội quan
B. các giai đoạn phát triển phôi thai
C. trình tự các nucleotit trong các gen tương ứng
D. đặc điểm sinh học và biến cố địa chất
-
Câu 9:
Theo Đacuyn, nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hóa là
A. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác dụng trực tiếp của điều kiện sống.
B. các biến dị cá thể phát sinh trong quá trình sinh sản theo những hướng không xác định
C. những biến đổi do tập quán hoạt động
D. những biến đổi do điều kiện ngoại cảnh
-
Câu 10:
Dấu hiệu nào không phải là đặc trưng của quần thể?
A. mật độ
B. tỉ lệ đực – cái
C. sức sinh sản
D. độ đa dạng
-
Câu 11:
Quần xã sinh vật là:
A. một tập hợp các sinh vật cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định.
B. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian và thời gian xác định, gắn bó với nhau như 1 thể thống nhất và có cấu trúc tương đối ổn định.
C. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong 1 khu vực, vào 1 thời điểm nhất định.
D. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm nhất định.
-
Câu 12:
Lưới thức ăn
A. gồm nhiều chuỗi thức ăn khác nhau.
B. gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.
C. gồm nhiều chuỗi thức ăn có các mắt xích chung.
D. gồm nhiều loài sinh vật, có sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.
-
Câu 13:
Pha sáng của quang hợp là pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng
A. đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong ATP.
B. đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong ATP và NADPH.
C. đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong NADPH.
D. thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong ATP.
-
Câu 14:
Cho biết: Một đoạn mARN có trình tự các nuclêôtit 5'...- XAUAAGAAUXUUGX -...3'. Trình tự nuclêôtit của đoạn ADN đã tạo ra đoạn mARN này là?
A. 3'...- XATAAGAATXTTGX-... 5' (mạch mã gốc) 5'...- GTATTXTTAGAAXG-... 3'
B. 3'...- GXAAGATTXTTATG-... 5' (mạch mã gốc) 5'...- XGTTXTAAGAATAX-... 3'
C. 3'...- GTATTXTTAGAAXG-... 5' (mạch mã gốc) 5'...- XATAAGAATXTTGX-... 3'
D. 3'...- XGTTXTAAGAATAX-... 5' (mạch mã gốc) 5'...- GXAAGATTXTTATG-... 3'
-
Câu 15:
Sự điều hòa hoạt động của gen tổng hợp enzim phân giải lactozo của vi khuẩn E. coli diễn ra ở cấp độ nào?
A. Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ sau dịch mã
B. Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ dịch mã.
C. Diễn ra chủ yếu ở cấp độ phiên mã.
D. Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ sau phiên mã
-
Câu 16:
Hình dưới đây mô tả cơ chế gây ra 2 dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể do trao đổi chéo không đều gây nên. Đó là các dạng?
A. mất đoạn và chuyển đoạn
B. mất đoạn và thêm đoạn.
C. chuyển đoạn và lặp đoạn
D. lặp đoạn và mất đoạn.
-
Câu 17:
Cho ruồi giấm cái mắt đỏ giao phối với ruồi giấm đực mắt trắng (P), thu được F1 toàn ruồi mắt đỏ. Cho ruồi F1 giao phối với nhau, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng, trong đó tất cả các ruồi mắt trắng đều là ruồi đực. Cho biết tính trạng màu mắt ở ruồi giấm do một gen có hai alen quy định. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Cho ruồi F2 ngẫu phối, thu được F3 có số ruồi mắt đỏ chiếm tỉ lệ 81,25%.
B. Ở F2 có 5 loại kiểu gen.
C. Cho ruồi mắt đỏ F2 ngẫu phối, thu được F3 có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1.
D. Ở thế hệ P, ruồi cái mắt đỏ có hai loại kiểu gen.
-
Câu 18:
Một cặp vợ chồng : người vợ có bố và mẹ đều mù màu, người chồng có bố mù màu và mẹ không mang gen bệnh. Con của họ sinh ra sẽ như thế nào ?
A. Tất cả con trai, con gái đều bị bệnh.
B. Tất cả con gái đều không bị bệnh, tất cả con trai đều bị bệnh.
C. Một nửa số con mù màu, một nửa số con không mù màu.
D. Tất cả con trai mù màu, một nửa số con gái mù màu, một nửa số con gái không mù màu
-
Câu 19:
Một quần thể cân bằng Hacđi – Vanbec có 300 cá thể, biết tần số tương đối của alen D = 0,3; d= 0,7. Số lượng cá thể có kiểu gen Dd là
A. 63 cá thể
B. 126 cá thể.
C. 147 cá thể.
D. 90 cá thể
-
Câu 20:
Sơ đồ phả hệ sau mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ
Khẳng định đúng là:
A. bệnh do gen lặn trên nhiễm sắc thể thường quy định.
B. bệnh do gen trội trên nhiễm sắc thể thường quy định.
C. bệnh do gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định.
D. bệnh do gen trội trên nhiễm sắc thể giới tính Y quy định.
-
Câu 21:
Trong tiến hóa, các cơ quan tương tự có ý nghĩa phản ánh
A. sự tiến hóa phân li
B. sự tiến hóa đồng quy
C. sự tiến hóa song hành
D. nguồn gốc chung giữa các loài
-
Câu 22:
Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, có bao nhiêu nhận định sau đây là không đúng?
(1) Đột biến làm phát sinh các alen mới cung cấp nguồn biến dị sơ cấp.
(2) Biến dị cá thể phát sinh trong sinh sản là nguồn biến dị chủ yếu.
(3) Sự tổ hợp các alen qua giao phối tạo nguồn biến dị thứ cấp.
(4) Sự di truyền của các giao tử hay cá thể từ quần thể khác đến đã bổ sung nguồn biến dị cho quần thể
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 23:
Điểm đáng chú ý nhất trong đại Tân sinh là?
A. phát triển ưu thế của hạt trần, bò sát.
B. phồn thịnh của cây hạt kín, sâu bọ, chim, thú và người.
C. phát triển ưu thế của cây hạt trần, chim, thú.
D. chinh phục đất liền của thực vật và động vật.
-
Câu 24:
Mục đích của việc thực hiện Pháp lệnh dân số ở Việt Nam là:
A. Bảo đảm chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội
B. Bảo vệ môi trường không khí trong lành
C. Bảo vệ tài nguyên khoáng sản của quốc gia
D. Nâng cao dân trí cho người có thu nhập thấp
-
Câu 25:
Đặc điểm của hình tháp dân số trẻ là gì?
A. Đáy rộng, cạnh tháp xiên nhiều và đỉnh tháp nhọn, biểu hiện tỉ lệ tử vong cao, tuổi thọ trung bình thấp.
B. Đáy không rộng, cạnh tháp xiên nhiều và đỉnh tháp không nhọn, biểu hiện tỉ lệ tử vong cao, tuổi thọ trung bình thấp.
C. Đáy rộng, cạnh tháp hơi xiên và đỉnh tháp không nhọn, biểu hiện tỉ lệ tử vong cao, tuổi thọ trung bình thấp.
D. Đáy rộng, cạnh tháp hơi xiên và đỉnh tháp không nhọn, biểu hiện tỉ lệ tử vong trung bình, tuổi thọ trung bình khá cao.
-
Câu 26:
Giả sử 4 quần thể của một loài thú được kí hiệu là A, B, C, D có diện tích khu phân bố và mật độ cá thể như sau :
Quần thể
A
B
C
D
Diện tích khu phân bố (ha)
200
240
160
185
Mật độ (cá thể/ha)
15
21
18
17
Cho biết diện tích khu phân bố của 4 quần thế đều không thay đổi, không có xuất cư và nhập cư. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?I. Quần thể A có kích thước nhỏ nhất.
II. Kích thước quần thể D lớn hơn kích thước quần thể C.
III. Quần thể D có kích thước lớn nhất.
IV. Kích thước quần thể C lớn hơn kích thước quần thể B.
A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
-
Câu 27:
Rừng mưa nhiệt đới, đồng cỏ, đồng ruộng, rừng cây bụi?
A. là các ví dụ về hệ sinh thái ở Việt Nam.
B. là các giai đoạn của diễn thế sinh thái.
C. là các ví dụ về sự tương tác giữa các sinh vật.
D. là những quần xã giống nhau về đầu vào và đầu ra của dòng năng lượng
-
Câu 28:
Trong hệ sinh thái, chuỗi thức ăn nào trong số các chuỗi thức ăn sau cung cấp năng lượng cao nhất cho con người (sinh khối của thực vật ở các chuỗi là bằng nhau) ?
A. Thực vật → dê → người.
B. Thực vật → động vật phù du → cá → người.
C. Thực vật → người.
D. Thực vật → cá → chim → người.
-
Câu 29:
Hình bên mô tả chiều dẫn truyền xung thần kinh. Loại nơron và hướng dẫn truyền của xung thần kinh là gì?
A. Li tâm - Hướng về tủy sống
B. Li tâm - Hướng ra từ tủy sống
C. Hướng tâm - Hướng về tủy sống
D. Hướng tâm - Hướng ra từ tủy sống
-
Câu 30:
Các nhà khoa học đã phát hiện ra khi để chung áo prôtêin của thể ăn khuẩn T2 và ADN của thể ăn khuẩn T4 thì tạo được một thể ăn khuẩn ghép. Nếu ta cho thể ăn khuẩn ghép đó cảm nhiễm vào một vi khuẩn, các thể ăn khuẩn nhân bản lên trong tế bào vật chủ sẽ có?
A. prôtêin của T2 và ADN của T4.
B. prôtêin của T4 và ADN của T2.
C. prôtêin và ADN của T2
D. prôtêin và ADN của T4.
-
Câu 31:
Ở một loài giao phối, A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp; B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với b quy định hoa trắng; hai cặp gen này nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Ở một quần thể đang cân bằng về di truyền có tần số A là 0,6; a là 0,4 và tần số B là 0,7; b là 0,3.Trong quần thể này, loại kiểu hình thân cao, hoa trắng có tỉ lệ là:
A. 3,24%
B. 7,56%
C. 6,72%
D. 4,32%.
-
Câu 32:
Một quần thể ban đầu có tỉ lệ kiểu gen aa chiếm 0,1, còn lại kiểu gen AA và Aa. Sau 5 thế hệ tự phối bắt buộc, tỉ lệ của thể dị hợp trong quần thể còn lại là 0,01875. Tỉ lệ các kiểu gen trong quần thể ban đầu là
A. 0,3 AA : 0,6 Aa : 0,1 aa
B. 0,6 AA : 0,3 Aa : 0,1 aa
C. 0,0375 AA : 0,8625 Aa : 0,1 aa
D. 0,8625 AA : 0,0375 Aa : 0,1 aa
-
Câu 33:
Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Phép lai P: \(\frac{{AB}}{{ab}}{X^D}{X^d}x\frac{{AB}}{{ab}}{X^D}Y\) thu được F1. Ở F1 có tổng số ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ và ruồi thân xám, cánh cụt, mắt trắng chiếm 53,75%. Theo lí thuyết, trong tổng số ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ ở F1 có số có kiểu gen đồng hợp 3 cặp gen chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 1/7
B. 21/40
C. 7/20
D. 7/40
-
Câu 34:
Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen (A, a; B, b) phân li độc lập cùng quy định. Kiểu gen có đồng thời cả hai loại alen trội A và B quy định hoa đỏ, các kiểu gen còn lại quy định hoa trắng. Alen D quy định dạng hoa kép trội hoàn toàn so với alen d quy định dạng hoa đơn. Cho cây dị hợp tử 3 cặp gen P lai với cây chưa biết kiểu gen, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 5% cây hoa đỏ, dạng hoa kép : 20% cây hoa đỏ, dạng hoa đơn : 45% cây hoa trắng, dạng hoa kép : 30% cây hoa trắng, dạng hoa đơn. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các gen quy định tính trạng màu hoa và gen quy định tính trạng dạng hoa di truyền phân li độc lập.
II. Tần số hoán vị gen ở cây P là 20%.
III. Cây P dị hợp tử 3 cặp gen là \(\frac{{AD}}{{ad}}Bb\) hoặc \(Aa\frac{{BD}}{{bd}}\).
IV. Đời con có kiểu gen dị hợp tử 3 cặp gen chiếm 5%.
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
-
Câu 35:
Cho cây hoa đỏ (P) có kiểu gen AaBbD d tự thụ phấn, thu được F1 có tỉ lệ 27 cây hoa đỏ : 37 cây hoa trắng. Theo lí thuyết, trong tổng số cây hoa đỏ ở F1, số cây đồng hợp 1 cặp gen chiếm tỉ lệ
A. 3/16
B. 4/9
C. 3/32
D. 2/9
-
Câu 36:
Quan sát một tháp sinh thái, chúng ta có thể biết được những thông tin nào sau đây.
A. Các loài trong chuỗi và lưới thức ăn.
B. Mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần xã.
C. Năng suất của sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.
D. Quan hệ giữa các loài trong quần xã.
-
Câu 37:
Ở một loài thực vật lưỡng bội, chiều cao của cây do các gen trội không alen tương tác với nhau theo kiểu cộng gộp quy định. Trong kiểu gen, sự có mặt của mỗi alen trội làm cho cây cao thêm 5cm. Cho lai cây cao nhất với cây thấp nhất (P), thu được F1, cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 9 loại kiểu hình. Biết rằng cây thấp nhất của loài này cao 70 cm, không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cây cao nhất của loài này cao 110 cm
II. Ở F2 cây mang 2 alen trội chiếm 7/64
III. Ở F2 cây có chiều cao 90 cm chiếm tỉ lệ 35/128
IV. Ở F2 có 81 loại kiểu gen khác nhau.
A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
-
Câu 38:
Ở một loài thực vật, xét 4 cặp gen quy định 4 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, khoảng cách giữa cặp gen Aa và Bb là 40 cM; giữa Dd và Ee là 20 cM. Phép lai P: \(\frac{{AbDE}}{{abde}} \times \frac{{AbDe}}{{aBDe}}\), tạo ra F1. Có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
(1) F1 có 64 tổ hợp giao tử với 40 loại kiểu gen
(2) Tỉ lệ kiểu hình mang 4 tính trạng trội ở F1 chiếm 17,5%
(3) F1 có 28 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình
(4) Tỉ lệ kiểu hình mang 4 tính trạng trội ở F1 chiếm 45%
(5) Có 3 loại kiểu gen dị hợp về cả 4 cặp gen chiếm 5%
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
-
Câu 39:
Ở một loài động vật, cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, trong quá trình giảm phân đã xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số như nhau. Phép lai P: ♀ \(\frac{{AB}}{{ab}}{X^D}{X^d}x\frac{{AB}}{{ab}}{X^D}Y\) ♂ thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng nêu trên chiếm 4%. Theo lí thuyết, dự đoán nào sau đây không đúng ?
A. Ở đời con có 40 loại kiểu gen và 16 loại kiểu hình.
B. Số cá thể có kiểu gen đồng hợp 3 cặp gen trong số các cá thể cái mang 3 tính trạng trội ở F1 là 4/33.
C. Tỉ lệ kiểu hình mang 1 trong 3 tính trạng trội ở đời con chiếm 11/52.
D. Tỉ lệ kiểu gen mang 3 alen trội ở F1 chiếm 36%.
-
Câu 40:
Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định.
Biết rằng không có đột biến mới phát sinh, có bao nhiêu nhận định đúng về phả hệ trên?
(1) Bệnh được qui định bởi gen lặn trên nhiễm sắc thể X.
(2) Xác suất để cá thể 6; 7 mang kiểu gen AA=1/3, Aa=2/3.
(3) cá thể số 15; 16 đều cho tỉ lệ giao tử A=1/2; a = 1/2.
(4) xác suất sinh con đầu lòng không mang alen gây bệnh của cặp vợ chồng số 16; 17 là 9/14.
A. 1
B. 4
C. 2
D. 3