Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn GDCD
Trường THPT Nguyễn Trường Tộ
-
Câu 1:
Tự ý bóc mở thư của người khác là vi phạm
A. quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
B. quyền tự do ngôn luận.
C. quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
D. quyền bảo đảm về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
-
Câu 2:
Tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý là vi phạm quyền
A. bất khả xâm phạm tính mạng.
B. bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. bất khả xâm phạm về nhân phẩm, danh dự.
D. bất khả xâm phạm về thân thể.
-
Câu 3:
Quyền được đảm bảo, an toàn, bí mật điện thoại, điện tín thuộc nhóm quyền về
A. tự do cơ bản.
B. phát triển của công dân.
C. bình đẳng của công dân.
D. dân chủ cơ bản.
-
Câu 4:
Trong trường hợp nào dưới đây thì bất kỳ ai cũng có quyền bắt người?
A. Đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
B. Có dấu hiệu hành vi phạm tội.
C. Đang bị nghi ngờ phạm tội.
D. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.
-
Câu 5:
Công dân góp ý vào dự thảo Luật Biểu tình. Đây là thể hiện quyền
A. bảo đảm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
B. bất khả xâm phạm về thân thể.
C. tự do ngôn luận.
D. bất khả xâm phạm về chỗ ở.
-
Câu 6:
Thế nào là khám chỗ ở đúng pháp luật?
A. Khi có lệnh của cơ quan có thẩm quyền.
B. Theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
C. Khi khẳng định có tội phạm đang lẩn trốn ở đó.
D. Khi có lệnh của người có thẩm quyền và thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
-
Câu 7:
Không ai được xúc phạm, bôi nhọ danh dự người khác là nội dung thuộc quyền nào dưới đây?
A. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
B. Được pháp luật bảo hộ về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
C. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
D. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
-
Câu 8:
Hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của công dân là
A. trái với chính sách của nhà nước và pháp luật.
B. trái với đạo đức và pháp luật.
C. trái với đạo đức và chính trị.
D. trái với đạo đức và chính sách của nhà nước.
-
Câu 9:
Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của
A. cơ quan công an xã, phường.
B. cơ quan quân đội.
C. thủ trưởng cơ quan.
D. cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
-
Câu 10:
Chủ thể nào dưới đây có quyền được đảm bảo an toàn về bí mật thư tín, điện tín?
A. Cán bộ an ninh mạng.
B. Học sinh, sinh viên.
C. Mọi công dân.
D. Phóng viên, nhà báo.
-
Câu 11:
Không ai được tự ý bắt và giam, giữ người là nói đến quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được đảm bảo tính mạng.
B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Quyền được đảm bảo an toàn trong cuộc sống.
D. Quyền tự do cá nhân.
-
Câu 12:
Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu sau: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là một trong những quyền tự do... của công dân.
A. cơ bản.
B. cơ sở.
C. bản chất.
D. thực chất.
-
Câu 13:
Không ai được đánh người là nội dung thuộc quyền nào dưới đây?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
B. Tự do ngôn luận.
C. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
-
Câu 14:
Nhận định nào sau đây là sai?
A. Không ai được xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
B. Không ai được đánh người.
C. Cha mẹ có quyền mắng chửi con.
D. Không ai được xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác.
-
Câu 15:
Cá nhân, tổ chức nào thẩm quyền kiểm tra, kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín?
A. Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân.
B. Cá nhân, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
C. Chánh án.
D. Cơ quan công an.
-
Câu 16:
Ý kiến nào sau đây là sai khi nói về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Tự tiện bắt và giam giữ người là hành vi trái pháp luật.
B. Chỉ những người có thẩm quyền và được pháp luật cho phép mới được quyền bắt người.
C. Khi cần thiết công an có quyền bắt người.
D. Trong trường hợp cần thiết có thể bắt và giam giữ người nhưng phải theo đúng quy định của pháp luật.
-
Câu 17:
Đối tượng nào dưới đây bất cứ ai cũng có quyền bắt giữ?
A. Đối tượng có dấu hiệu hành vi phạm tội.
B. Đối tượng đã mãn hạn tù.
C. Đối tượng đang hưởng án treo.
D. Tội phạm đang bị truy nã.
-
Câu 18:
Tự ý vào chỗ ở của công dân trong trường hợp nào dưới đây không vi phạm pháp luật?
A. Vào để bắt trộm.
B. Được chủ nhà cho phép.
C. Được công an cho phép.
D. Vào để tìm đồ của mình.
-
Câu 19:
Nghi ngờ ông A lấy cắp tiền của mình, ông D cùng con trai tự ý vào nhà ông A khám xét. Hành vi này xâm phạm đến quyền nào dưới đây?
A. Quyền được đảm bảo bí mật đời tư của công dân.
B. Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự của công dân.
D. Quyền nhân thân của công dân.
-
Câu 20:
Trên đường đi học, A đã vào nhà ông B ăn trộm hoa quả. Ông B bắt và trói A lại. Sau khi giam giữ A khoảng 6 tiếng, ông B đã thả cho A về. Việc làm của ông B đã vi phạm quyền
A. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
B. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
D. được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự.
-
Câu 21:
Sử dụng mạng xã hội Facebook để bình luận về các vấn đề xã hội mà mình quan tâm nhưng không vi phạm pháp luật, tức là công dân đã sử dụng quyền
A. được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân.
B. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. tự do ngôn luận.
D. được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
-
Câu 22:
Nhiều người dân thủ đô đã viết đơn kiến nghị lên chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về việc tháo bỏ loa phường vì nó ảnh hưởng không tốt đến đời sống của nhân dân. Trong trường hợp này người dân thủ đô đã sử dụng quyền tự do cơ bản nào dưới đây?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
C. Tự do ngôn luận.
D. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
-
Câu 23:
Do biết mật khẩu thư điện tử của anh A, chị B đã tự ý mở xem trộm và trả lời một số thư của anh. Trong trường hợp này, chị B đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về nhân phẩm.
B. Bảo đảm an toàn và bí mật thông tin.
C. Bất khả xâm phạm về danh dự.
D. Bảo đảm an toàn và bí mật thư tín.
-
Câu 24:
Đối tượng nào dưới đây không phải chủ thể của quyền bất khả xâm phạm về thân thể công dân?
A. Người chưa đủ 18 tuổi.
B. Người đang bị truy nã.
C. Người đang bị kỉ luật.
D. Người bị bệnh tâm thần.
-
Câu 25:
Khi bắt được đối tượng trộm chó nhà mình. Anh A đã nhốt đối tượng trộm chó một ngày, một đêm, yêu cầu gia đình họ mang tiền đến chuộc mới thả cho về. Hành vi tạm giữ người của anh A đã vi phạm quyền
A. được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự.
B. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
D. bất khả xâm phạm về tinh thần của công dân.
-
Câu 26:
Bà T nợ ông A 50 triệu đồng nhưng không trả. Ông A đã cho người đến bắt con của bà T làm con tin, để buộc bà phải trả khoản nợ đó. Hành vi của ông A đã xâm phạm tới quyền bất khả xâm phạm về
A. danh dự.
B. thân thể.
C. tính mạng.
D. sức khỏe.
-
Câu 27:
Ông T là một vị chủ tịch xã rất liêm khiết, suốt đời không tham ô tiền của của nhân dân. Do không kí sổ để cho anh P – một người không phải là nghèo được công nhận là hộ nghèo. Bất bình vì điều đó, anh C trong một cuộc họp giao ban đã đứng đậy phát biểu, dùng những lời lẽ miệt thị, xúc phạm danh dự ông T, hơn nữa anh C còn tự do phát biểu rằng ông T là người tham ô, tham nhũng, nhận tiền hối lộ của anh P. Trong trường hợp này, ai đã vi phạm quyền tự do ngôn luận?
A. Ông T.
B. Anh P.
C. Ông T và anh P.
D. Anh C.
-
Câu 28:
Do nghi ngờ học sinh A buôn bán thuốc lắc cho một số học sinh trong và ngoài trường nên công an phường đã xông vào trường, phá tủ cá nhân của học sinh A dù bảo vệ nhà trường hết sức ngăn cản. Hành động của công an phường đã xâm phạm vào quyền
A. bất khả xâm phạm về chỗ ở.
B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng của công dân.
C. được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ của công dân.
D. bất khả xâm phạm về thân thể.
-
Câu 29:
Khi thấy tên cướp chạy vào nhà anh B. Các đồng chí công an hình sự đã đuổi theo và vào nhà anh B đề nghị giúp đỡ để bắt tên cướp. Trong trường hợp này anh B nên làm gì cho phù hợp với quy định của pháp luật?
A. Nhẹ nhàng từ chối.
B. Đóng cửa lại không cho vào nhà.
C. Hợp tác với công an.
D. Che giấu cho tên cướp.
-
Câu 30:
Chứng kiến cảnh anh M đang thực hiện hành vi bẻ khóa và ăn trộm xe máy nhà ông T, nên anh V đã khống chế anh M và giải lên trình báo công an. Nhưng vì muốn giải cứu cho bạn mình, nên chị A đã đến cởi trói cho anh M và bắt giữ anh V lại, rồi vu khống cho anh V đã ăn trộm xe máy. Trong trường hợp này, ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể?
A. Anh V.
B. Ông T.
C. Chị A.
D. Anh M.
-
Câu 31:
Để không phải chịu trách nhiệm pháp lí trước pháp luật, công dân cần
A. làm những việc theo nghĩa vụ.
B. làm việc theo nhu cầu của mọi người.
C. làm những việc theo ý muốn chủ quan của mình.
D. sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
-
Câu 32:
Xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm pháp luật là thể hiện trách nhiệm của
A. công dân.
B. xã hội.
C. toàn dân.
D. nhà nước.
-
Câu 33:
Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong văn bản nào?
A. Văn kiện các kì Đại hội Đảng.
B. Điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Các thông tư, nghị định, nghị quyết.
D. Hiến pháp và luật.
-
Câu 34:
Không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật, hướng tới sự công bằng về trách nhiệm pháp lý. Trách nhiệm chính này thuộc về
A. nhà nước.
B. cơ quan điều tra.
C. tòa án.
D. viện kiểm sát.
-
Câu 35:
Một trong những biểu hiện của bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
A. quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.
B. quyền và nghĩa vụ công dân là một thể thống nhất.
C. ai cũng có quyền và nghĩa vụ như nhau.
D. mọi người đều có quyền ưu tiên như nhau.
-
Câu 36:
Công dân bình đẳng trong hưởng quyền và thực hiện
A. nhu cầu riêng.
B. trách nhiệm.
C. nghĩa vụ.
D. công việc chung.
-
Câu 37:
Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi
A. tầng lớp, giai cấp.
B. độ tuổi công dân.
C. ngành nghề, trình độ học vấn.
D. dân tộc, giới tính, tôn giáo, thành phần xã hội.
-
Câu 38:
Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu
A. trách nhiệm dân sự.
B. trách nhiệm hành chính.
C. trách nhiệm hình sự.
D. trách nhiệm pháp lí.
-
Câu 39:
Điền từ vào chỗ trống cho phù hợp với câu sau: Khi vi phạm pháp luật, thì mọi công dân dù ở ... đều phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.
A. giai cấp, tầng lớp nào.
B. thành phần tôn giáo nào.
C. địa vị nào, làm bất cứ nghề nào.
D. thành phần dân tộc nào.
-
Câu 40:
Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau, nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc vào
A. trình độ văn hóa và hoàn cảnh xuất thân của mỗi người.
B. khả năng và trình độ của mỗi người.
C. hoàn cảnh kinh tế và xuất thân của mỗi người.
D. khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người.