Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn GDCD
Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền
-
Câu 1:
Pháp luật là phương tiện để công dân
A. thực hiện quyền của mình.
B. thực hiện mong muốn của mình.
C. đạt được lợi ích của mình.
D. làm việc có hiệu quả.
-
Câu 2:
Quá trình sản xuất bao gồm các yếu tố
A. sức lao động và lao động.
B. lao động và đối tượng lao động.
C. sức lao động, công cụ lao động và tư liệu lao động.
D. sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.
-
Câu 3:
Khoản 2 Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình quy định, “Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật” là thể hiện mối quan hệ giữa
A. pháp luật với chính trị.
B. pháp luật với đạo đức.
C. pháp luật với xã hội.
D. gia đình và xã hội.
-
Câu 4:
Nội dung nào dưới đây nói về quyền tự do kinh doanh của công dân?
A. Công dân có quyền lựa chọn kinh doanh hàng hoá nào nếu đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật.
B. Công dân được kinh doanh bất cứ mặt hàng nào.
C. Công dân có quyền tuyệt đối trong việc lựa chọn hàng hoá kinh doanh.
D. Công dân được kinh doanh ở bất cứ lĩnh vực nào theo nhu cầu của mình.
-
Câu 5:
Yếu tố nào dưới đây làm cho giá cả hàng hoá có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị của hàng hoá?
A. Cạnh tranh, cung - cầu.
B. Nhu cầu của người tiêu dùng.
C. Khả năng của người sản xuất.
D. Số lượng hàng hoá trên thị trường.
-
Câu 6:
Nội dung nào dưới đây không thể hiện bình đẳng trong lao động?
A. Bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động.
B. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
D. Bình đẳng trong công việc gia đình.
-
Câu 7:
Bình đẳng trong kinh doanh không bao gồm nội dung nào dưới đây?
A. Bình đẳng về chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng.
B. Trả lương cho cán bộ nhân viên như nhau.
C. Bình đẳng trong việc liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
D. Chủ động mở rộng ngành nghề kinh doanh.
-
Câu 8:
Hành vi nào dưới đây là trái với quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Sang chữa cháy nhà hàng xóm khi chủ nhân không có nhà.
B. Tự ý đuổi người khác khỏi chỗ ở của họ.
C. Công an vào khám nhà khi có lệnh của người có thẩm quyền.
D. Khi cần bắt người phạm tội đang lẩn trốn ở đó.
-
Câu 9:
Công dân có quyền khiếu nại trong trường hợp nào dưới đây?
A. Không đồng ý với quyết định kỉ luật của Giám đốc cơ quan.
B. Phát hiện người buôn bán động vật quý hiếm.
C. Phát hiện người lấy cắp tài sản của cơ quan.
D. Phát hiện một ổ cờ bạc.
-
Câu 10:
Khẳng định nào dưới đây là đúng về quyền học tập của công dân?
A. Công dân có quyền học không hạn chế thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển.
B. Công dân có thể tự do vào học ở các trường học.
C. Mọi công dân có thể vào học đại học mà không cần điều kiện gì.
D. Mọi công dân có thể học ở bất cứ trường đại học nào.
-
Câu 11:
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người
A. có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
B. không có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
C. không có ý thức thực hiện.
D. có chủ mưu xúi giục.
-
Câu 12:
Tiền được dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán. Khi đó tiền thực hiện chức năng nào dưới đây?
A. Phương tiện lưu thông.
B. Phương tiện thanh toán.
C. Phương tiện cất trữ.
D. Thước đo giá trị.
-
Câu 13:
Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm mục đích
A. thẳng tay trừng trị người vi phạm pháp luật.
B. buộc người vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật.
C. cảnh cáo những người khác để họ không vi phạm pháp luật.
D. thực hiện quyền công dân trong xã hội.
-
Câu 14:
Một trong các nghĩa vụ của người kinh doanh là
A. giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
B. bảo đảm tăng trưởng kinh tế đất nước.
C. phòng, chống buôn bán ma tuý.
D. bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
-
Câu 15:
Mọi sự cạnh tranh diễn ra theo đúng pháp luật và chuẩn mực đạo đức là cạnh tranh
A. tuyệt đối
B. lành mạnh
C. tự do
D. tốt đẹp
-
Câu 16:
Các tôn giáo ở Việt Nam được Nhà nước đối xử bình đẳng như nhau và được tự do hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, là nội dung của bình đẳng
A. giữa các tín ngưỡng.
B. giữa các chức sắc.
C. giữa các tín đồ.
D. giữa các tôn giáo.
-
Câu 17:
Việc Nhà nước có chính sách học bổng và ưu tiên học sinh người dân tộc thiểu số vào các trường cao đẳng, đại học là nhằm thực hiện bình đẳng
A. giữa miền ngược với miền xuôi.
B. giữa các dân tộc.
C. giữa các thành phần dân cư.
D. trong học sinh phổ thông.
-
Câu 18:
Không ai được xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm của người khác là nội dung
A. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
B. quyền được bảo vệ của công dân.
C. quyền được giữ gìn uy tín cá nhân.
D. quyền bất khả xâm phạm về danh dự.
-
Câu 19:
Đánh người là hành vi xâm phạm đến
A. danh dự của công dân.
B. sức khoẻ của công dân.
C. nhân phẩm của công dân.
D. cuộc sống của công dân.
-
Câu 20:
Nguyên tắc nào dưới đây không phải là nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động?
A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.
B. Khách quan, công bằng, dân chủ.
C. Không trái pháp luật và thoả ước lao động tập thể.
D. Giao kết trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động.
-
Câu 21:
Việc làm nào dưới đây là thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân?
A. Tham gia hoạt động từ thiện.
B. Giữ gìn vệ sinh môi trường.
C. Tuyên truyền pháp luật giao thông trong trường học.
D. Tham gia thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản quan trọng, liên quan tới quyền và lợi ích của công dân.
-
Câu 22:
Trên cơ sở quy định của pháp luật về kinh doanh, ông A đã đăng kí mở cửa hàng bán đồ nội thất gia đình và được chấp thuận. Việc làm của ông A thể hiện pháp luật là phương tiện
A. để công dân sản xuất kinh doanh.
B. để công dân có quyền tự do hành nghề.
C. để công dân tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh.
D. để công dân thực hiện quyền của mình.
-
Câu 23:
Cảnh sát giao thông xử phạt hai người vượt đèn đỏ, trong đó một người là cán bộ cơ quan nhà nước và một người là công nhân với mức phạt như nhau. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây?
A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
B. Bình đẳng trước pháp luật.
C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
D. Bình đẳng khi tham gia giao thông.
-
Câu 24:
Trên cơ sở quyền tự do kinh doanh của công dân, ông Q đã gửi hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề nghị được thành lập doanh nghiệp tư nhân. Ông Q đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
-
Câu 25:
Hai công ty C và D cùng kê khai doanh thu chịu thuế không đúng, đều bị cơ quan thuế xử phạt. Hành vi xử phạt của cơ quan thuế đối với cả hai công ty C và D là biểu hiện bình đẳng về
A. quyền và nghĩa vụ.
B. kê khai thuế.
C. trách nhiệm pháp lí.
D. nghĩa vụ nộp thuế.
-
Câu 26:
Trong gia đình bác A mọi người đều thực hiện nghĩa vụ cùng nhau chăm lo đời sống chung của gia đình. Điều này thể hiện
A. bình đẳng giữa các thế hệ trong gia đình.
B. nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
C. bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình.
D. trách nhiệm của cha mẹ và các con.
-
Câu 27:
A thuê nhà bên cạnh phòng của B, khi nghi B lấy trộm điện thoại của mình, A đã tự ý vào phòng B lục soát. Hành vi này của A đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền bí mật đời tư.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
C. Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở.
D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
-
Câu 28:
Vào một buổi sáng, 5 nữ sinh Trường Trung học phổ thông C đã đến nhà bạn Ng. (học sinh cùng trường) gọi Ng. ra đường để nói chuyện, chửi bới rồi ra tay đánh dã man, gây thương tích nặng cho Ng. Hành vi đánh người của 5 nữ sinh trên đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của Ng.?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Quyền được bảo đảm an toàn cá nhân.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
-
Câu 29:
Biết M hay tung tin nói xấu về mình với một số bạn trong lớp, H không biết xử sự như thế nào. Nếu là H, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây để bảo vệ danh dự, nhân phẩm của mình?
A. Coi như không biết nên không nói gì.
B. Nói xấu lại M như M đã nói xấu mình.
C. Nêu vấn đề ra trong buổi sinh hoạt lớp cuối tuần.
D. Trực tiếp nói chuyện và yêu cầu M phải cải chính những điều đã nói xấu về mình.
-
Câu 30:
T đang viết phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã thì ông M ghé nhìn vào rồi nói nhỏ: “Cháu gạch tên ông N đi nhé”. Hành vi của ông M vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Phổ thông.
B. Bình đẳng.
C. Bỏ phiếu kín.
D. Trực tiếp.
-
Câu 31:
Nhân dân trong khu dân cư D họp bàn về giữ gìn trật tự, an ninh trong phường. Việc làm này là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được tham gia.
B. Quyền kiểm tra, giám sát Uỷ ban nhân dân.
C. Quyền tham gia quản lý nhà nước và quản lí xã hội.
D. Quyền tự do dân chủ.
-
Câu 32:
Ông P cơi nới thêm tầng nhà. Mặc dù ông P đã được phép của cơ quan có thẩm quyền, nhưng hai người Thanh tra xây dựng của Sở xây dựng đến kiểm tra và yêu cầu đưa tiền thì mới được phép tiếp tục thi công. Biết được việc này, ông Q hàng xóm muốn phản ánh với cơ quan nhà nước. Vậy ông Q phải làm như thế nào trong các phương án dưới đây cho đúng với quy định của pháp luật?
A. Gửi đơn khiếu nại đến Sở xây dựng.
B. Gửi đơn khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.
C. Tố cáo đến Công an tỉnh.
D. Gửi đơn tố cáo đến Giám đốc Sở xây dựng tỉnh.
-
Câu 33:
Bạn L học giỏi và đoạt giải trong kì thi Học sinh Giỏi cấp tỉnh môn Tiếng Anh nên đã được đặc cách vào học lớp chuyên Tiếng Anh của Trường Trung học phổ thông X. Vậy L đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền học không hạn chế.
B. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.
C. Quyền được phát triển.
D. Quyền học tập theo sở thích.
-
Câu 34:
H có năng khiếu âm nhạc, đã giành giải thưởng Quốc gia về đàn Piano, nên H được tuyển thẳng vào Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Vậy H đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền học tập theo sở thích.
B. Quyền học tập không hạn chế.
C. Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.
D. Quyền được học tập có điều kiện trong môi trường âm nhạc.
-
Câu 35:
Cơ sở sản xuất nước mắm S sản xuất nước mắm chai có dán nhãn “Nước mắm cá cơm”, nhưng thành phần không có một chút nào từ cá mà được sản xuất hoàn toàn bằng nước, muối và hoá chất mua ở chợ. Hành vi này của cơ sở sản xuất đã xâm phạm
A. quy trình sản xuất kinh doanh.
B. công thức sản xuất nước mắm.
C. pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
D. pháp luật về cạnh tranh.
-
Câu 36:
Sau sự cố gây ô nhiễm môi trường, công ty A đã đền bù cho những người bị thiệt hại và lắp đặt hệ thống xử lý chất thải theo công nghệ tiên tiến. Việc làm này của công ty A là
A. phòng, chống sự cố môi trường.
B. ứng phó sự cố môi trường.
C. khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường.
D. đánh giá thiệt hại môi trường.
-
Câu 37:
Chị N đã tự ý nghỉ 5 ngày, không đến cơ quan làm việc nên ông B là Giám đốc Công ty nơi chị N công tác đã kí quyết định buộc chị thôi việc. Anh H cùng công ty thường xuyên đi làm muộn, nhưng do có quan hệ tốt với Giám đốc nên không bị kỉ luật. Thấy vậy, chị X là Chủ tịch công đoàn đã phê phán ông B trong cuộc họp của cơ quan. Những ai dưới đây đã vi phạm kỉ luật?
A. Chị N và anh H.
B. Chị N, ông B và anh H.
C. Ông B, anh H.
D. Chị N, ông B và chị X.
-
Câu 38:
Nghi ngờ chị D viết bài nói xấu mình trên mạng xã hội nên ông N là Chủ tịch xã đã ngăn cản chị D phát biểu trong cuộc họp Hội đồng nhân dân. Thấy vậy, anh H lên tiếng bảo vệ chị D nhưng bị ông M chủ tọa cuộc họp ngắt lời không cho phát biểu. Những ai dưới đây vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân?
A. Ông N, anh H và chị D.
B. Ông N và chị D.
C. Chị D và ông M.
D. Ông N và ông M.
-
Câu 39:
Hành vi xâm phạm, gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là hành vi
A. không thiện chí.
B. có lỗi.
C. trái với các quan hệ xã hội.
D. trái pháp luật.
-
Câu 40:
Dấu hiệu nào dưới đây của pháp luật là một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với đạo đức?
A. Pháp luật bắt buộc đối với một số người.
B. Pháp luật bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức.
C. Pháp luật bắt buộc đối với người phạm tội.
D. Pháp luật không bắt buộc đối với trẻ em.