Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn GDCD
Trường THPT Nguyễn Khuyến
-
Câu 1:
Sử dụng pháp luật là các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn
A. Quy ước của tập thể.
B. Nguyên tắc của cộng đồng.
C. Các quyền của mình.
D. Nội quy của nhà trường.
-
Câu 2:
Tại sao trong đối ngoại cần phải tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi?
A. Các nước dù lớn hay nhỏ đều có quyền được sống, quyền tự do, mưu cầu hạnh phúc, phát triển.
B. Vì các nước đều là thành viên của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.
C. Vì nền hòa bình, tiến bộ của nhân loại.
D. Các nước cùng sinh sống, cùng tồn tại trên một địa cầu.
-
Câu 3:
Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự xung đột giữa các quốc gia trên thế giới?
A. Xung đột quyền lợi về kinh tế.
B. Mâu thuẫn về chính trị.
C. Bất đồng về văn hóa.
D. Bất đồng về ngôn ngữ.
-
Câu 4:
Nguyên tắc đối ngoại: "Tôn trọng độc lập, chủ quyền và..., không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau"
A. Toàn vẹn lãnh thổ.
B. Bình đẳng, cùng có lợi.
C. Chủ quyền biển, đảo.
D. Độc lập, tự chủ.
-
Câu 5:
Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc vào năm nào?
A. 1945.
B. 1975.
C. 1977.
D. 1995.
-
Câu 6:
Trách nhiệm của công dân đối với chính sách quốc phòng và an ninh là gì?
A. Tin tưởng vào chính sách quốc phòng, an ninh của Đảng và Nhà nước.
B. Tích cực tham gia phát triển kinh tế.
C. Thường xuyên rèn luyện sức khỏe.
D. Đóng thuế đầy đủ.
-
Câu 7:
Vấn đề nào dưới đây được đặc biệt chú ý ở nước ta do tác động lâu dài của nó đối với chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững?
A. Phát triển đô thị
B. Phát triển chăn nuôi gia đình
C. Giáo dục môi trường cho thế hệ trẻ
D. Giáo dục và rèn luyện thể chất cho thế hệ trẻ
-
Câu 8:
Tài nguyên thiên nhiên nước ta rất thuận lợi cho sự phát triển của đất nước, điều này thể hiện ở nội dung nào dưới đây?
A. Khoáng sản phong phú, đất đai màu mỡ, rừng có nhiều loài quý hiếm
B. Biển rộng lớn, phong cảnh đẹp, có nhiều hải sản quý
C. Không khí, ánh sáng và nguồn nước dồi dào
D. Khoáng sản phong phú, đất đai màu mỡ, rừng có nhiều loài quý hiếm, biển rộng lớn, phong cảnh đẹp, có nhiều hải sản quý, không khí, ánh sáng và nguồn nước dồi dào
-
Câu 9:
Hiện nay tài nguyên đất đang bị xói mòn nghiêm trọng là do đâu?
A. Mưa lũ, hạn hán
B. Thiếu tính toán khi xây dựng các khu kinh tế mới
C. Chặt phá rừng, khai hoang bừa bãi, thiếu tính toán khi xây dựng khu kinh tế mới
D. Xây dựng quá nhiều thủy điện
-
Câu 10:
Mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường nước ta hiện nay là gì?
A. Khai thác nhanh, nhiều tài nguyên để đẩy mạnh phát triển kinh tế
B. Ngăn chặn tình trạng hủy hoại đang diễn ra nghiêm trọng
C. Cải thiện môi trường, tránh xu hướng chạy theo lợi ích trước mắt để gây hại cho môi trường
D. Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường bảo tồn đa dạng sinh học, từng bước nâng cao chất lượng môi trường, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững
-
Câu 11:
Đảng và nhà nước ta có quan niệm và nhận định như thế nào về giáo dục và đào tạo?
A. Quốc sách hàng đầu
B. Quốc sách
C. Yếu tố then chốt để phát triển đất nước
D. Nhân tố quan trọng trong chính sách nhà nước
-
Câu 12:
Những yếu tố tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người được gọi là gì?
A. Tư liệu lao động
B. Công cụ lao động
C. Đối tượng lao động
D. Tài nguyên thiên nhiên
-
Câu 13:
Thế nào là cơ cấu kinh tế hợp lý?
A. Là cơ cấu kinh tế phát huy được mọi tiền năng nội lực của toàn bộ nền kinh tế
B. Là cơ cấu kinh tế phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại
C. Là cơ cấu kinh tế gắn với phân công lao động và hợp tác quốc tế
D. Là cơ cấu kinh tế phát huy được mọi tiền năng nội lực của toàn bộ nền kinh tế, phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, gắn với phân công lao động và hợp tác quốc tế
-
Câu 14:
Nhiệm vụ của giáo dục – đào tạo nước ta hiện nay là gì?
A. Xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
B. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
C. Phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
D. Phát triển kinh tế.
-
Câu 15:
Một trong những phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là gì?
A. Làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân
B. Đổi mới cơ chế quản lý văn hóa
C. Tập trung vào nhiệm vụ xây dựng văn hóa
D. Tạo môi trường cho văn hóa phát triển
-
Câu 16:
Tình hình việc làm nước ta hiện nay như thế nào?
A. Việc làm thiếu trầm trọng
B. Việc làm là vấn đề không cần quan tâm nhiều.
C. Việc làm đã được giải quyết hợp lý
D. Thiếu việc làm là vấn đề bức xúc ở nông thôn và thành thị
-
Câu 17:
Ngày 17/06/2017 1 USD đổi được 22437 VNĐ, điều này được gọi là gì?
A. Tỷ giá hối đoái
B. Tỷ giá trao đổi
C. Tỷ giá giao dịch
D. Tỷ lệ trao đổi
-
Câu 18:
Sản xuất hàng hóa số lượng bao nhiêu, giá cả như thế nào, do nhân tố nào quyết định?
A. Người sản xuất
B. Thị trường
C. Nhà nước
D. Người làm
-
Câu 19:
Để may một cái áo A may hết 5h. Thời gian lao động xã hội cần thiết để may cái áo là 4h. Vậy A bán giá cả chiếc áo tương ứng với mấy giờ?
A. 3 giờ
B. 4 giờ
C. 5 giờ
D. 6 giờ
-
Câu 20:
Giá cả của hàng hóa trên thị trường biểu hiện như thế nào?
A. Luôn ăn khớp với giá trị
B. Luôn thấp hơn so với giá trị
C. Luôn xoay quanh giá trị
D. Luôn cao hơn so với giá trị
-
Câu 21:
Cạnh tranh là gì?
A. Là sự giành giật, lấn chiếm của các chủ thể kinh tế trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa…
B. Là sự giành lấy điều kiện thuận lợi của các chủ thế kinh tế trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa…
C. Là sự đấu tranh, giành giật của các chủ thế kinh tế trong sản xuất và kinh doanh hàng hoá
D. Là sự ganh đua, đấu tranh của các chủ thể kinh tế trong sản xuất và kinh doanh hàng hoá
-
Câu 22:
Nhà nước mang bản chất giai cấp nào?
A. Giai cấp công nhân
B. Giai cấp công nhân, nông dân
C. Giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ tri thức
D. Giai cấp thống trị
-
Câu 23:
Hàng hóa có mấy đặc trưng?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 24:
Nhà nước pháp quyền XHCNVN mang bản chất của giai cấp công nhân vì sao?
A. Nhà nước có được là thành quả cách mạng của quần chúng nhân dân lao động
B. Nhà nước có được là thành quả cách mạng của giai cấp công nhân
C. Nhà nước có được là thành quả cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN
D. Nhà nước có được là thành quả cách mạng của quần chúng nhân dân lao động do giai cấp công nhân thông qua chính đảng là Đảng Cộng Sản lãnh đạo
-
Câu 25:
Thị trường có những mối quan hệ cơ bản nào?
A. Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán
B. Hàng hóa, người mua, người bán
C. Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán, cung cầu, giá cả
D. Người mua, người bán, cung cầu, giá cả
-
Câu 26:
Một trong những chức năng của thị trường là gì?
A. Kiểm tra hàng hóa
B. Trao đổi hàng hóa
C. Thực hiện giá trị
D. Đánh giá
-
Câu 27:
Trong nền kinh tế hàng hóa, khái niệm cầu được dùng để gọi tắt cho cụm từ nào?
A. Nhu cầu của mọi người
B. Nhu cầu của người tiêu dùng
C. Nhu cầu có khả năng thanh toán
D. Nhu cầu tiêu dùng hàng hóa
-
Câu 28:
Trong nền sản xuất hàng hóa, mục đích của sản xuất là gì?
A. Để tiêu dùng
B. Để bán
C. Để trưng bày
D. Để tiêu dùng, để bán
-
Câu 29:
Khái niệm tiêu dùng được hiểu như thế nào?
A. Tiêu dùng cho sản xuất
B. Tiêu dùng cho đời sống cá nhân
C. Tiêu dùng cho gia đình
D. A và B đúng
-
Câu 30:
Trường hợp nào sau đây được gọi là cầu?
A. Anh A muốn mua xe máy thanh toán trả góp
B. Ông B cần mua xe đạp hết 1 triệu đồng vào tháng 8/2017
C. Chị C muốn mua ô tô nhưng chưa có tiền
D. Ông N muốn mua máy bay riêng
-
Câu 31:
Thành tựu nổi bật của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ I là gì?
A. Điện
B. Máy tính
C. Máy hơi nước
D. Xe lửa
-
Câu 32:
Để bảo đảm cho mọi công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí, Nhà nước không ngừng
A. Đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật.
B. Kiểm tra giám sát hoạt động của pháp luật
C. Xây dựng bộ máy bảo vệ, thực thi pháp luật.
D. Ban hành nhiều chính sách, chủ trương.
-
Câu 33:
Bà H trồng rau sạch để bán lấy tiền rồi dùng tiền đó mua gạo. Vậy tiền đó thực hiện chức năng gì?
A. Phương tiện thanh toán.
B. Phương tiện giao dịch.
C. Thước đo giá trị.
D. Phương tiện lưu thông.
-
Câu 34:
Hàng hóa có những thuộc tính nào sau đây?
A. Giá trị, giá trị sử dụng.
B. Giá trị, giá trị trao đổi.
C. Giá trị trao đổi, giá trị sử dụng.
D. Giá trị sử dụng.
-
Câu 35:
Sự phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và tầng lớp trong xã hội là thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?
A. Bản chất xã hội.
B. Bản chất chính trị.
C. Bản chất giai cấp.
D. Bản chất kinh tế.
-
Câu 36:
Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt đối xử bởi
A. Dân tộc, giới tính, tuổi tác, tôn giáo
B. Dân tộc, địa vị, giới tính, tôn giáo.
C. Dân tộc, độ tuổi, giới tính, địa vị
D. Dân tộc, thu nhập, tuổi tác, đơn vị.
-
Câu 37:
Công dân khi tham gia vào các quan hệ xã hội đều thực hiện cách xử sự phù hợp với quy định của pháp luật là nội dung khái niệm nào dưới đây?
A. Ban hành pháp luật
B. Xây dựng pháp luật
C. Thực hiện pháp luật
D. Phổ biến pháp luật
-
Câu 38:
Việc cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ban hành các quyết định trong quản lí, điều hành là hình thức
A. Sử dụng pháp luật
B. Thi hành pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật
D. Áp dụng pháp luật
-
Câu 39:
Bồi thường thiệt hại về mặt vật chất khi có hành vi xâm hại tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân được áp dụng cho người có hành vi
A. Vi phạm hành chính
B. Vi phạm dân sự
C. Vi phạm hình sự
D. Vi phạm kỉ luật
-
Câu 40:
Để đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật cần xử lí nghiêm minh những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của công dân. Nhận định này thể hiện nội dung nào dưới đây?
A. Trách nhiệm của xã hội.
B. Trách nhiệm của nhà nước.
C. Nghĩa vụ của tổ chức.
D. Nghĩa vụ của công dân.