Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn GDCD
Trường THPT Hà Đông
-
Câu 1:
Để đảm bảo cho công dân có khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, Nhà nước có trách nhiệm tạo ra
A. quy ước tập thể.
B. văn bản hành chính.
C. quy ước chung.
D. điều kiện vật chất và tinh thần.
-
Câu 2:
Giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình đều được bình đẳng về
A. quyền.
B. trách nhiệm pháp lí.
C. nghĩa vụ.
D. quyền và nghĩa vụ.
-
Câu 3:
K mới 14 tuổi đi xe máy vào đường ngược chiều, bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe và ra quyết định xử phạt hành chính đối với Khải. Cụ thể K bị
A. cảnh cáo.
B. kỷ luật.
C. phạt tiền.
D. tịch thu phương tiện.
-
Câu 4:
Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là
A. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.
B. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.
C. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.
D. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.
-
Câu 5:
Việc cộng điểm khi xét tuyển vào các trường đại học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với nhiều đối tượng khác nhau và mức cộng điểm cũng khác nhau là bình đẳng về
A. quyền.
B. nghĩa vụ.
C. trách nhiệm pháp lý.
D. quyền và nghĩa vụ.
-
Câu 6:
Việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra các quyết định làm nhằm chấm dứt các hành vi vi phạm pháp luật, xử lý những người vi phạm buộc họ phải nhận một hình phạt tương xứng với lỗi vi phạm của họ chính là hình thức
A. tuân thủ pháp luật.
B. áp dụng pháp luật.
C. thi hành pháp luật.
D. sử dụng pháp luật.
-
Câu 7:
Tòa án nhân dân thành phố B ra quyết định phạt C 5 năm tù về tội "Sử dụng chất cấm trong sản xuất thuốc". Quyết định của Tòa án là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
-
Câu 8:
A được thuê nấu ăn cho một đám cưới ở huyện B, để giảm chi phí mua thực phẩm, A đã sử dụng thực phẩm ôi thiu, kém chất lượng và bia, rượu giả để phục vụ đám cưới. Kết quả, có nhiều người bị ngộ độc phải đi cấp cứu. Hành vi của A đã vi phạm pháp luật
A. kỉ luật.
B. dân sự.
C. hình sự.
D. hành chính.
-
Câu 9:
Ông N thuê nhà của ông L để kinh doanh nhưng không đóng tiền thuê nhà đầy đủ và đúng hạn theo hợp đồng. Ông N có hành vi
A. vi phạm hình sự.
B. vi phạm kỷ luật.
C. vi phạm dân sự.
D. vi phạm hành chính.
-
Câu 10:
Bạn A đạt giải Nhất học sinh giỏi Quốc gia và đủ tiêu chuẩn để được tuyển thẳng vào một số trường đại học của Việt Nam, nhưng bạn A đã không học tại Việt Nam mà đã đi Mỹ du học vì xin được một suất học bổng toàn phần. Việc bạn A không học trong nước mà đi du học là bạn A đã sử dụng hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
-
Câu 11:
Ở nước ta hiện nay, việc Tòa án xét xử những vụ án tham nhũng không phụ thuộc người phạm tội là ai, từng giữ chức vụ gì, là thể hiện quyền bình đẳng về
A. trách nhiệm trong quan hệ đạo đức.
B. trách nhiệm pháp lí.
C. trách nhiệm trong quan hệ xã hội.
D. quyền và nghĩa vụ.
-
Câu 12:
Không ai được tự ý bắt và giam, giữ người là nói đến quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền tự do cá nhân.
B. Quyền được đảm bảo tính mạng.
C. Quyền được đảm bảo an toàn trong cuộc sống.
D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
-
Câu 13:
Anh A bị nhiễm HIV, anh A biết nhưng vẫn chung sống cùng vợ. Một thời gian sau, vợ anh A bị lây nhiễm HIV từ chồng mình. Chọn ý đúng nhất với trường hợp trên
A. Hành vi của anh A không vi phạm pháp luật, do anh A không cố ý.
B. Hành vi của anh A là vi phạm kỉ luật.
C. Hành vi của anh A là vi phạm dân sự.
D. Hành vi của anh A là vi phạm hình sự.
-
Câu 14:
Hành vi nào dưới đây không biểu hiện cho việc người vi phạm pháp luật có lỗi?
A. Anh C phát hiện kẻ móc túi nhưng không báo với ai.
B. Chị L che giấu hành vi buôn bán ma túy của người nhà.
C. Cảnh sát giao thông Y không phạt người vi phạm giao thông do quen biết.
D. Cháu H bị anh X trói tay, đổ ma túy đá vào miệng.
-
Câu 15:
Để kỷ niệm năm cuối cùng của thời học sinh, Q và bạn bè chung tiền mua thuốc lắc để thử cảm giác mạnh. Trong lúc cả nhóm đang chơi thì bị công an kiểm tra và bắt tất cả về đồn. Q và các bạn đã bị xử phạt theo hình thức nào dưới đây?
A. Xử phạt hành chính.
B. Xử phạt hình sự.
C. Xử phạt dân sự.
D. Xử phạt hình sự và hành chính.
-
Câu 16:
Khi Quốc hội họp thường kỳ và chất vấn các Bộ trưởng về các vấn đề nóng mà cử tri quan tâm. Mỗi khi có vị đại biểu nào phát biểu quá thời gian quy định hoặc các vấn đề nhạy cảm thì chủ tọa thường nhắc nhở hết giờ và yêu cầu đại biểu dừng lại hoặc ý kiến bằng văn bản gửi về đoàn chủ tịch. Việc làm của chủ tịch Quốc hội là sử dụng hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Tuân thủ pháp luật.
-
Câu 17:
Hành vi xâm phạm đến quyền đối với họ, tên, quyền được khai sinh, bí mật đời tư... là thuộc loại vi phạm nào dưới đây?
A. Vi phạm hành chính.
B. Vi phạm hình sự.
C. Vi phạm dân sự.
D. Vi phạm kỉ luật.
-
Câu 18:
Phát biểu nào dưới đây không phải là trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình?
A. Thường xuyên học tập và tuyên truyền pháp luật cho người xung quanh.
B. Xử lí nghiêm minh những hành vi xâm phạm quyền và, lợi ích của công dân.
C. Chủ động tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình.
D. Chủ động đấu tranh, tố giác tội phạm.
-
Câu 19:
Đảm bảo cho công dân thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình, xử lý nghiêm minh những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của công dân và xã hội nhằm đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là trách nhiệm của
A. cơ quan điều tra.
B. Tòa án.
C. Viện kiểm sát.
D. Nhà nước.
-
Câu 20:
Công ty sản xuất nước giải khát L không áp dụng biện pháp bảo vệ môi trường nên đã bị Cảnh sát môi trường lập biên bản xử lý vi phạm hành chính. Việc xử phạt của Cảnh sát môi trường là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào duới đây?
A. Thi hành pháp luật.
B. Cưỡng chế pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Đảm bảo pháp luật.
-
Câu 21:
S và T lợi dụng đêm tối và sự mất cảnh giác của bảo vệ để đột nhập kho đựng cổ vật và lấy trộm 20 loại cổ vật có giá trị. Hành vi của S và T vi phạm hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
-
Câu 22:
Người ở đội tuổi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm?
A. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
B. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
C. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
D. Từ đủ 17 tuổi trở lên.
-
Câu 23:
Ở nước ta hiện nay, việc Tòa án xét xử những vụ án tham nhũng không phụ thuộc người phạm tội là ai, từng giữ chức vụ gì, là thể hiện quyền bình đẳng về
A. trách nhiệm trong quan hệ đạo đức.
B. trách nhiệm trong quan hệ xã hội.
C. trách nhiệm pháp lí.
D. quyền và nghĩa vụ.
-
Câu 24:
Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Cố ý đánh người gây thương tích.
B. Bịa đặt điều xấu về bạn bè.
C. Tự ý bắt người khi nghi ngờ phạm tội.
D. Chiếm đoạt tài sản của người khác.
-
Câu 25:
Do mâu thuẫn vợ chồng nên anh A uống rượu say và mua thuốc diệt cỏ bắt 2 con của mình phải uống. Hàng xóm thấy anh A chuẩn bị gây án nên đã báo công an xã. Công an xã đã bắt anh A về trụ sở để lấy lời khai. Trong trường hợp này, công an xã bắt anh A là
A. không xâm phạm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
B. không đúng thẩm quyền.
C. xâm phạm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
D. không đúng luật.
-
Câu 26:
Trong kì thi trung học phổ thông quốc gia năm nay, A đã không trúng tuyển vào đại học nên A cho rằng mình không được thực hiện quyền học tập nữa. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?
A. A vẫn còn cơ hội học vì có thể học thường xuyên, học suốt đời.
B. A không được thực hiện quyền học tập vì A không còn cơ hội học.
C. A không có quyền học tập vì A có thể phải nhập ngũ.
D. A không được thực hiện quyền học tập nữa vì A không còn khả năng học.
-
Câu 27:
Trao đổi theo nguyên tắc ngang giá là?
A. Ngang giá trị xã hội của hàng hóa.
B. Ngang giá trị trao đổi của hàng hóa.
C. Ngang giá trị sử dụng của hàng hóa.
D. Ngang giá trị cá biệt của hàng hóa.
-
Câu 28:
Căn cứ để phân biệt đối tượng lao động và tư liệu lao động đó là
A. thuộc tính cơ bản của vật gắn với mục đích sử dụng trong sản xuất.
B. đặc tính cơ bản của vật gắn với chức năng trong sản xuất.
C. chức năng của vật đảm nhận gắn với đặc trưng cơ bản trong sản xuất.
D. mục đích sử dụng gắn với chức năng của vật trong sản xuất.
-
Câu 29:
Thị trường hình thành các quan hệ
A. hàng hóa, tiền tệ, mua bán, cung cầu, giá cả hàng hóa.
B. hàng hóa, tiền tệ, mua bán.
C. hàng hóa, tiền tệ.
D. hàng hóa, tiền tệ, mua bán, cung cầu, giá cả.
-
Câu 30:
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với phát triển kinh tế tri thức là nội dung cơ bản của
A. tự động hóa.
B. công nghiệp hóa.
C. kinh tế tri thức.
D. hiện đại hóa.
-
Câu 31:
Nội dung nào dưới đây thể hiện mặt tích cực của cạnh tranh?
A. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
B. Bảo vệ môi trường tự nhiên.
C. Nâng cao chất lượng cuộc sống.
D. Đa dạng hóa các quan hệ kinh tế.
-
Câu 32:
Những chủ thể nào dưới đây cần vận dụng quan cung – cầu?
A. Nhà nước, người sản xuất, người tiêu dùng.
B. Mọi tầng lớp nhân dân và các công ty sản xuất.
C. Mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
D. Nhà nước, mọi công dân, các doanh nghiệp.
-
Câu 33:
Công dân có quyền được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh là nội dung của quyền nào dưới đây?
A. Quyền tự do của công dân.
B. Quyền học tập của công dân.
C. Quyền sáng tạo của công dân.
D. Quyền được phát triển của công dân.
-
Câu 34:
Một số bạn có những năng khiếu đặc biệt được nhận vào học tại các trường chuyên biệt để có điều kiện phát triển hết những khả năng đặc biệt của bản thân. Đây chính là biểu hiện của quyền
A. học tập.
B. tự do.
C. sáng tạo.
D. phát triển.
-
Câu 35:
Việc cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học, cao đẳng cho học sinh là người thuộc đối tượng ưu tiên đã thể hiện quyền bình đẳng về
A. điều kiện chăm sóc về thể chất.
B. điều kiện tham gia các hoạt động văn hóa.
C. điều kiện hưởng thụ các giá trị văn hóa.
D. điều kiện học tập không hạn chế.
-
Câu 36:
Trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, yếu tố giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất là
A. đối tượng lao động.
B. công cụ lao động.
C. sức lao động.
D. tư liệu lao động.
-
Câu 37:
Anh P đang theo học ở trường Đại học Y Hà Nội nhưng muốn học thêm một chuyên ngành khác để bổ trợ chuyên môn cho mình nên anh P đã chọn học văn bằng 2 ở một trường Cao đẳng về ngành Dược sỹ. D đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.
B. Quyền được phát triển toàn diện.
C. Quyền lao động thường xuyên, liên tục.
D. Quyền tự do học tập.
-
Câu 38:
Hành vi nào dưới đây xâm phạm quyền của công dân trong hoạt động sáng tạo?
A. Đăng kí bản quyền đối với công trình nghiên cứu khoa học của mình.
B. Phá hoại sản phẩm, công trình nghiên cứu khoa học của người khác.
C. Hướng dẫn học sinh Trung học nghiên cứu khoa học kĩ thuật.
D. Thiết kế máy cắt cỏ thay thế phương tiện cắt cỏ thủ công.
-
Câu 39:
Tội xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân được quy định trong bộ luật nào?
A. Bộ Luật Hình sự.
B. Bộ Luật Dân sự.
C. Bộ Luật Tố cáo.
D. Bộ Luật Hành chính.
-
Câu 40:
Những thông tin của thị trường sẽ giúp cho người mua điều chỉnh
A. sản xuất sao cho có lợi nhất.
B. các nguồn hàng.
C. việc mua sao cho có lợi nhất.
D. thời gian mau hàng hóa.