Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn GDCD
Trường THPT Ngô Thời Nhiệm
-
Câu 1:
Quy định về người có quyền cử và ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân thuộc vấn đề nào sau đây?
A. Nội dung quyền bầu cử, ứng cử.
B. Ý nghĩa quyền bầu cử, ứng cử.
C. Bình đẳng trong thực hiện quyền bầu cử, ứng cử.
D. Khái niệm quyền bầu cử, ứng cử.
-
Câu 2:
Đâu không phải nội dung quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội?
A. Được học tập bất cứ ngành nghề gì mình thích.
B. Thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
C. Kiến nghị với các cơ quan nhà nước xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội.
D. Kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước.
-
Câu 3:
Chủ thể nào dưới đây có quyền khiếu nại?
A. Cơ quan nhà nước.
B. Tổ chức.
C. Cá nhân, tổ chức.
D. Công dân.
-
Câu 4:
Mỗi cử tri đều tự mình bỏ phiếu bầu là thực hiện nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Bình đẳng.
B. Tự do.
C. Tự giác.
D. Trực tiếp.
-
Câu 5:
Quyền bầu cử và ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực
A. chính trị.
B. giáo dục.
C. pháp luật.
D. văn hóa.
-
Câu 6:
Ở phạm vi cơ sở, dự thảo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của xã, phường là
A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.
B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp.
C. Những việc dân được thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định.
D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.
-
Câu 7:
Ở phạm vi cơ sở, trên cơ sở chính sách và pháp luật của Nhà nước, nhân dân trực tiếp quyết định những công việc thiết thực, cụ thể gắn liền với quyền và nghĩa vụ nơi họ sinh sống là việc thực hiện quyền
A. tham gia quản lí và xây dựng pháp luật.
B. tham gia quản lí cơ sở.
C. tham gia quản lí địa phương.
D. tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
-
Câu 8:
Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo mấy nguyên tắc?
A. Ba nguyên tắc.
B. Năm nguyên tắc.
C. Bốn nguyên tắc.
D. Hai nguyên tắc.
-
Câu 9:
Khi bầu cử, mỗi cử tri đều có một lá phiếu với giá trị ngang nhau là thể hiện nguyên tắc bầu cử
A. phổ thông.
B. bình đẳng.
C. dân chủ.
D. công bằng.
-
Câu 10:
Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện tại các hội nghị toàn thể nhân dân hoặc chủ hộ gia đình về các chủ trương và mức đóng góp bằng cách
A. tự do phát biểu ý kiến.
B. biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín.
C. không có biểu hiện gì.
D. không đồng tình với quyết định của chính quyền.
-
Câu 11:
Bạn K 9 tuổi phải làm thuê cho một quán ăn gần nhà bạn D. Hàng ngày, D thấy K hay bị chủ quán ăn đánh đập, hành hạ, xúc phạm nhân phẩm, lại thấy bạn K chưa đủ độ tuổi lao động. Theo em D có thể tố cáo với cơ quan hoặc cá nhân nào dưới đây?
A. Với bố mẹ mình.
B. Với bố mẹ K.
C. Với cô giáo chủ nhiệm.
D. Với Ủy ban nhân dân xã.
-
Câu 12:
Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý. Công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào?
A. Quyền ứng cử.
B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
C. Quyền đóng góp ý kiến.
D. Quyền kiểm tra, giám sát.
-
Câu 13:
Trong đợt bầu cử vừa qua, Ủy ban bầu cử đã không lên danh sách cử tri và không cho họ thực hiện quyền bầu cử đối với 1 số đối tượng đang chấp hành hình phạt tù; đang bị tạm giam; đang bị tước quyền bầu cử; mất năng lực hành vi dân sự. Việc làm này thể hiện bình đẳng về
A. nghĩa vụ của công dân.
B. quyền của công dân.
C. quy định của pháp luật.
D. trách nhiệm công dân.
-
Câu 14:
Nội dung nào dưới đây không đúng với quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?
A. Kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước.
B. Kiến nghị với các cơ quan nhà nước xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội.
C. Thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
D. Tố cáo những hành vi trái pháp luật của các cá nhân, tổ chức.
-
Câu 15:
Trường hợp nào dưới đây thể hiện nguyên tắc phổ thông trong bầu cử?
A. Bà L bị ốm, tổ bầu cử đã mang hòm phiếu phụ đến để bà L bỏ phiếu.
B. Những cử tri của xã B tự quyết định bỏ phiếu cho đại biểu mình tin tưởng.
C. Ông A là chủ tịch Tập đoàn V, bà M là nông dân. Cả hai người đều có quyền tham gia bầu cử.
D. Mọi công dân thuộc xã A từ đủ 18 tuổi trở lên, không bị pháp luật cấm đều được tham gia bầu cử.
-
Câu 16:
Chủ thể của quyền nào dưới đây khác với những quyền còn lại?
A. Quyền ứng cử.
B. Quyền tố cáo.
C. Quyền khiếu nại.
D. Quyền bầu cử.
-
Câu 17:
Quyền nào dưới đây là quyền dân chủ của công dân?
A. Quyền sáng tạo.
B. Quyền bầu cử.
C. Quyền tự do ngôn luận.
D. Quyền học tập.
-
Câu 18:
Nội dung nào dưới đây là đúng với quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?
A. Thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
B. Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
C. Tố cáo những hành vi trái pháp luật của các cá nhân, tổ chức.
D. Xây dựng bộ máy nhà nước.
-
Câu 19:
Vì anh B không biết chữ nên nhân viên tổ bầu cử đã đọc các thông tin trên phiếu và chỉ định anh B gạch tên 2 đại biểu. Như vậy, nhân viên tổ bầu cử đã vi phạm quyền gì dưới đây?
A. Quyền ứng cử.
B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
C. Quyền bầu cử.
D. Quyền tự do ngôn luận.
-
Câu 20:
Hiện nay, các cuộc họp Quốc hội được truyền hình trực tiếp và nhận được sự quan tâm của cử tri cả nước. Nhân dân theo dõi và góp ý kiến trực tiếp vào đường dây nóng về các vấn đề mà Quốc hội bàn bạc, thảo luận. Việc góp ý của cử tri là thể hiện
A. niềm vui của nhân dân.
B. trách nhiệm của công dân.
C. nghĩa vụ của công dân.
D. tình yêu đối với đất nước.
-
Câu 21:
Nhận định nào sau đây là sai khi nói về quyền bầu cử, ứng cử của công dân?
A. Không phân biệt người ốm đau, già yếu, tàn tật.
B. Không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo.
C. Không phân biệt tình trạng pháp lý.
D. Không phân biệt trình độ văn hoá, nghề nghiệp.
-
Câu 22:
Điểm khác biệt rõ nhất giữa quyền khiếu nại và quyền tố cáo là
A. phạm vi áp dụng quyền khiếu nại, tố cáo.
B. mục đích của quyền.
C. đối tượng sử dụng quyền.
D. đối tượng giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo.
-
Câu 23:
Chị A đến công ty sau khi nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật. Chị được phòng nhân sự thông báo: chị đã bị chấm dứt hợp đồng lao động. Để bảo vệ quyền lợi của mình, chị A nên
A. khiếu nại với giám đốc công ty về quyết định chấm dứt hợp đồng lao động.
B. tố cáo công ty vì đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
C. buộc công ty xin lỗi.
D. buộc công ty bồi thường thiệt hại theo hợp đồng.
-
Câu 24:
Ông A là công dân của phường X. Ông thường xuyên góp ý với lãnh đạo phường X về một số hạn chế trong việc triển khai chính sách phát triển kinh tế của địa phương. Trong trường hợp này ông A đã thực hiện quyền
A. tự do cá nhân.
B. tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
C. tố cáo.
D. khiếu nại.
-
Câu 25:
Người trong trường hợp nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử?
A. Người mù chữ, không đọc được phiếu bầu.
B. Người bị bệnh nặng đang điều trị ở bệnh viện.
C. Người bị bệnh tâm thần, có chứng nhận của cơ sở y tế.
D. Người tàn tật không có khả năng bỏ phiếu.
-
Câu 26:
Con gái chị X 8 tuổi bị một thanh niên gần nhà cưỡng bức. Trong trường hợp này, chị X và gia đình nên làm gì để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình?
A. Khiếu nại.
B. Đăng lên mạng xã hội.
C. Tố cáo.
D. Viết tâm thư.
-
Câu 27:
Anh B đi xe máy vượt đèn đỏ, bị cảnh sát giao thông xử phạt tiền 400 000 đồng. Cho rằng mức phạt như vậy là quá cao, anh B có thể làm gì trong các việc dưới đây cho đúng pháp luật?
A. Khiếu nại đến người cảnh sát giao thông đã xử phạt mình.
B. Khiếu nại đến Giám đốc Công an tỉnh.
C. Tố cáo với thủ trưởng đơn vị của người cảnh sát đã xử phạt mình.
D. Đăng bài lên facebook nói xấu người cảnh sát này.
-
Câu 28:
Nhân dân biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín tại các hội nghị để quyết định về những vấn đề liên quan ở địa phương là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền tự do ngôn luận.
B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
C. Quyền công khai, minh bạch.
D. Quyền tự do bày tỏ ý kiến, nguyện vọng.
-
Câu 29:
Sản xuất của cải vật chất quyết định mọi hoạt động của xã hội là
A. vai trò của sản xuất của cải vật chất.
B. ý nghĩa của sản xuất của cải vật chất.
C. phương hướng của sản xuất của cải vật chất.
D. nội dung của sản xuất của cải vật chất.
-
Câu 30:
Sản xuất của cải vật chất giữ vai trò là
A. động lực thúc đẩy xã hội phát triển.
B. cơ sở cho sự tồn tại của Nhà nước.
C. nền tảng của xã hội loài người.
D. cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.
-
Câu 31:
Khẳng định nào dưới đây không đúng về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế?
A. Muốn phát triển kinh tế phải tăng trưởng kinh tế.
B. Tăng trưởng kinh tế không có vai trò gì đối với sự phát triển kinh tế.
C. Tăng trưởng kinh tế tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế.
D. Có thể có tăng trưởng kinh tế nhưng không có phát triển kinh tế.
-
Câu 32:
Đang là học sinh 11, sau mỗi buổi học M, N và H không tham gia giúp đỡ gia đình việc nhà. M lấy lí do bận học để ngủ, N lấy lí do bận học để chơi game, H nói bận học để đi chơi. K là bạn học cùng lớp đã góp ý cho M, N, H cần phải biết lao động giúp đỡ gia đình bằng những việc phù hợp nhưng M, N, H vẫn không chịu thay đổi. Em đồng ý với quan điểm nào dưới đây?
A. M, N là sai vì sau giờ học không nên ngủ và chơi game.
B. M, N, H là đúng vì sau giờ học cần phải giải trí cho thoải mái.
C. N, H là sai vì không nên chơi game và nói dối cha mẹ.
D. M, N, H là sai vì sau giờ học nên giúp đỡ gia đình bằng những việc làm phù hợp.
-
Câu 33:
Năm 2016, nợ công được báo cáo chiếm 63,6% trên GDP. Sang đến năm 2017, nợ công trên GDP còn 62,6%. Đối với năm 2018 theo dự kiến sẽ ở đỉnh mới là 63,9% GDP. Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Nợ công cao ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế.
B. Nợ công cao ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế.
C. Nợ công cao ảnh hưởng đến đời sống xã hội.
D. Nợ công cao ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu dân số.
-
Câu 34:
Doanh nghiệp A đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng doanh thu cho doanh nghiệp và chú trọng việc tăng lương cho công nhân nhưng lại không quan tâm đến việc bảo vệ môi trường sinh thái. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?
A. Không được, vì doanh nghiệp không gắn hoạt động sản xuất với tình hình địa phương.
B. Đồng ý vì cả doanh nghiệp và công nhân cùng có lợi ích trong quan hệ kinh tế.
C. Không đồng ý vì doanh nghiệp không gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội.
D. Đồng ý vì cả doanh nghiệp và công nhân cùng có lợi ích trong quan hệ kinh tế.
-
Câu 35:
Được Nhà nước cử đi du học ở nước ngoài, sau khi hoàn thành khóa học, H muốn về Việt Nam để làm việc vì ngành mà H học ở Việt Nam còn thiếu. Cha mẹ H phản đối vì cho rằng làm ở nước ngoài lương sẽ cao, chế độ đãi ngộ tốt, cộng sự giỏi. Là bạn của H, em hãy giúp bạn đưa ra ứng xử phù hợp?
A. Thuyết phục cha mẹ để về Việt Nam làm việc.
B. Không liên lạc với cha mẹ, bí mật về nước làm việc.
C. Nghe theo lời cha mẹ.
D. Phản đối cha mẹ.
-
Câu 36:
M tốt nghiệp đại học nhưng không chịu đi làm mà chỉ tham gia tụ tập bạn bè ăn chơi. Việc làm của M không thực hiện trách nhiệm của công dân trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Giữ gìn truyền thống gia đình.
B. Củng cố an ninh quốc phòng.
C. Phát triển kinh tế.
D. Phát huy truyền thống văn hóa.
-
Câu 37:
Một chai rượu vang Đà Lạt có giá là 85.000 VNĐ, giá cả mặt hàng này thể hiện chức năng nào của tiền tệ?
A. Phương tiện cất trữ.
B. Phương tiện thanh toán.
C. Phương tiện lưu thông.
D. Thước đo giá trị.
-
Câu 38:
Giám đốc A trả tiền công cho những người công nhân. Vậy tiền đó thực hiện chức năng gì?
A. Phương tiện thanh toán.
B. Thước đo giá trị.
C. Phương tiện trao đổi.
D. Phương tiện cất trữ.
-
Câu 39:
Bác B nuôi được 20 con gà. Bác để ăn 3 con, cho con gái 2 con. Số còn lại bác mang bán. Hỏi số gà của bác B có bao nhiêu con gà là hàng hóa?
A. 5 con.
B. 3 con.
C. 15 con.
D. 20 con.
-
Câu 40:
Nội dung nào không đúng với các vật phẩm được trở thành hàng hóa khi thỏa mãn điều kiện nào dưới đây?
A. Thông qua mua bán.
B. Có công dụng nhất định.
C. Có giá bán cao.
D. Do lao động tạo ra.