Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn GDCD
Trường THPT Tân Phong
-
Câu 1:
Trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, yếu tố giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất là
A. phương tiện lao động.
B. đối tượng lao động.
C. tư liệu lao động.
D. sức lao động.
-
Câu 2:
Theo yêu cầu của quy luật giá trị, giữa giá cả hàng hóa và giá trị, thì giá cả hàng hóa luôn
A. ăn khớp với giá trị
B. cao hơn giá trị
C. thấp hơn giá trị
D. xoay quanh giá trị
-
Câu 3:
Pháp luật do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước. Nhận định này thể hiện đặc trưng nào sau đây của pháp luật?
A. Tính quyền lực bắt buộc chung.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
D. Tính hiệu lực bắt buộc chung.
-
Câu 4:
Hoạt động có mục đích làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống trở thành những hành vi hợp pháp các cá nhân, tổ chức là nội dung khái niệm nào dưới đây?
A. Xây dựng pháp luật.
B. Phổ biến pháp luật.
C. Thực hiện pháp luật.
D. Ban hành pháp luật.
-
Câu 5:
Trách nhiệm pháp lí được áp dụng không nhằm mục đích nào dưới đây?
A. Tuyên truyền giáo dục.
B. Chấm dứt hành vi trái pháp luật.
C. Răn đe những người khác.
D. Tạo nguồn thu cho ngân sách.
-
Câu 6:
Một trong những mục đích của việc áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với người vi phạm pháp luật là
A. san bằng mọi lợi ích cá nhân
B. chấm dứt mọi quan hệ nhân thân
C. giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật
D. bộc lộ danh tính người tố cáo.
-
Câu 7:
Việc xét xử các vụ án kinh tế trọng điểm trong năm qua ở nước ta hiện nay không phụ thuộc vào người đó là ai, giữ chức vụ gì, là thể hiện công dân bình đẳng về
A. quyền trong kinh doanh.
B. nghĩa vụ trong kinh doanh.
C. trách nhiệm pháp lí.
D. nghĩa vụ pháp lí.
-
Câu 8:
Một trong những nội dung của quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc
A. tôn trọng danh dự của nhau.
B. áp đặt quan điểm cá nhân.
C. che giấu hành vi bạo lực.
D. chiếm hữu tài sản công cộng.
-
Câu 9:
Theo quy định của pháp luật, nguyên tắc nào dưới đây không áp dụng khi thực hiện giao kết hợp đồng lao động?
A. Bình đẳng.
B. Trực tiếp.
C. Tự nguyện.
D. Ủy quyền.
-
Câu 10:
Bình đẳng trong kinh doanh nghĩa là bình đẳng trong
A. lựa chọn, ngành nghề.
B. tìm kiếm việc làm.
C. quyền làm việc.
D. lựa chọn việc làm.
-
Câu 11:
Các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam đều có đại biểu của mình trong hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước là thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực
A. chính trị.
B. lao động.
C. kinh tế.
D. kinh doanh.
-
Câu 12:
Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi
A. bảo trợ trẻ em khuyết tật.
B. truy tìm tù nhân vượt ngục.
C. thực hiện giãn cách xã hội.
D. từ chối thả con tin.
-
Câu 13:
Theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền được thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín khi
A. đính chính thông tin cá nhân.
B. thống kê bưu phẩm đã giao.
C. cần chứng cứ để điều tra vụ án.
D. kiểm tra hóa đơn dịch vụ.
-
Câu 14:
Việc ông B không cho chị H phát biểu ý kiến cá nhân trong cuộc họp tổ dân phố là vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Tự chủ phán quyết.
B. Quản trị truyền thông.
C. Tự do ngôn luận.
D. Quản lí nhân sự.
-
Câu 15:
Việc Nhà nước lấy ý kiến đóng góp của nhân dân cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp là thực hiện dân chủ trong phạm vi
A. cơ sở.
B. địa phương.
C. vùng miền.
D. cả nước.
-
Câu 16:
Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây phản ánh đúng quyền khiếu nại tố cáo của công dân?
A. Công dân, tổ chức có đều quyền khiếu nại.
B. Chỉ có công dân mới có quyền khiếu nại.
C. Chỉ có tổ chức mới có quyền tố cáo.
D. Công dân, tổ chức không có quyền khiếu nại.
-
Câu 17:
Việc công dân thực hiện đúng quyền bầu cử là góp phần thực hiện tốt quyền dân chủ trong lĩnh vực
A. văn hóa.
B. kinh tế.
C. xã hội.
D. chính trị.
-
Câu 18:
Theo quy định của pháp luật, những tác phẩm, công trình khoa học của công dân đã đăng kí bản quyền được Nhà nước và pháp luật
A. chuyển giao.
B. chuyển nhượng.
C. bảo vệ.
D. công khai.
-
Câu 19:
Nội dung quyền học tập của công dân còn có ý nghĩa là mọi công dân đều
A. bị cấm học ngành mà mình không thích.
B. không có quyền học suốt đời.
C. được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
D. phải học tới một trình độ nhất định.
-
Câu 20:
Mọi công dân khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được tự do lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp là nội dung quyền bình đẳng trong lĩnh vực
A. nhân lực.
B. lao động.
C. việc làm.
D. kinh doanh.
-
Câu 21:
Tiền được dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán. Khi đó tiền thực hiện chức năng gì dưới đây?
A. Phương tiện thanh toán.
B. Phương tiện cất trữ.
C. Thước đo giá trị.
D. Phương tiện lưu thông.
-
Câu 22:
Sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh nhằm giành những điều kiện để thu được nhiều lợi nhuận là nội dung của khái niệm
A. lợi tức.
B. tranh giành.
C. cạnh tranh.
D. đấu tranh.
-
Câu 23:
Chị M viết bài phản ánh phong trào giải cứu nông sản hỗ trợ bà con vùng đang bị cách ly y tế do dịch bệnh. Chị M đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây?
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
-
Câu 24:
Theo quy định của pháp luật, người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện hành vi nào sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Tổ chức sản xuất tiền giả.
B. Giao hàng không đúng địa điểm.
C. Thay đổi kết cấu nhà thuê.
D. Từ chối nhận di sản thừa kế.
-
Câu 25:
Quyền bình đẳng giữa các dân tộc không bao gồm lĩnh vực nào dưới đây?
A. Chính trị.
B. Đầu tư, phát triển.
C. Kinh tế.
D. Văn hóa, xã hội.
-
Câu 26:
Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi
A. giám hộ trẻ vị thành niên.
B. giam giữ khống chế con tin.
C. theo dõi phạm nhân vượt ngục.
D. truy đuổi đối tượng truy nã.
-
Câu 27:
Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe khi
A. Thực hiện tố cáo nặc danh.
B. Cấp cứu cho người bị thương.
C. Đánh người gây thương tích.
D. Giam giữ đối tượng đánh người.
-
Câu 28:
Theo quy định của pháp luật, tại thời điểm tổ chức bầu cử, cử tri không vi phạm nguyên tắc bầu cử khi
A. tự mình lựa chọn ứng cử viên.
B. ủy quyền thực hiện nghĩa vụ bầu cử.
C. đồng loạt sao chép phiếu bầu.
D. công khai nội dung đã viết vào phiếu bầu.
-
Câu 29:
Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền tố cáo trong những trường hợp nào sau đây?
A. Phải kê khai tài sản cá nhân.
B. Bị truy thu thuế chưa thỏa đáng.
C. Nhận quyết định điều chuyển công tác
D. Phát hiện đường dây buôn bán nội tạng.
-
Câu 30:
Công dân thực hiện quyền sáng tạo trong trường hợp nào sau đây?
A. Giám sát quy hoạch đô thị.
B. Hợp lý hóa sản xuất.
C. Sử dụng dịch vụ truyền thông.
D. Kiểm tra sản phẩm.
-
Câu 31:
Để kỷ niệm năm cuối cùng của thời học sinh, Q và bạn bè chung tiền mua thuốc lắc để thử cảm giác mạnh. Trong lúc cả nhóm đang chơi thì bị công an kiểm tra và bắt tất cả về đồn. Sau đó Q và các bạn bị công an xử phạt rồi thông báo về gia đình và nhà trường. Việc xử phạt trên đã thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
-
Câu 32:
Do tham gia công tác hậu cần tại khu cách ly nên chị M đã nhờ chị K trông giúp nhà. Khi hoàn thành nhiệm vụ trở về, thấy máy tính của mình bị mất, nghi ngờ K lấy trộm nên chị M đã tự ý xông vào nhà K để lục soát tìm kiếm. Chị M đã không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Tuân thủ pháp luật.
-
Câu 33:
Gia đình ông N người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo cư trú tại vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, được nhà nước cho vay vốn với lãi suất thấp để phát triển kinh tế. Sau khi nhận tiền ông N dùng tiền đó để sửa lại nhà và mua xe máy cho con đi học lớp 11 ở dưới trường huyện. Trong trường hợp này ông N đã thực hiện chưa tốt những hỗ trợ của nhà nước trên lĩnh vực nào dưới đây?
A. Kinh tế.
B. Chính trị.
C. Giáo dục.
D. Văn hóa.
-
Câu 34:
Giám đốc một công ty tổ chức sự kiện là anh M yêu cầu nhân viên là anh S khống chế và giữ khách hàng là anh Q tại nhà kho do anh Q có hành vi gây rối. Sau hai ngày tìm kiếm, vợ anh Q là chị T phát hiện anh bị giam ở công ty này nên nhờ anh B đến giải cứu chồng. Vì anh S không đồng ý thả anh Q nên anh B đã đánh khiến anh S bị gãy tay. Anh M và anh S đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Được pháp luật bảo hộ về quan điểm.
C. Được pháp luật bảo hộ về tài sản.
D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
-
Câu 35:
Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, anh T bị đau chân nên sau khi tự viết phiếu bầu rồi nhờ anh N giúp mình bỏ phiếu vào hòm phiếu nhưng bị anh N từ chối. Chị H đã nhận lời giúp anh T và phát hiện anh T bầu cho đối thủ của mình. Chị H nhờ và được anh T đồng ý sửa lại phiếu theo ý của chị rồi chị bỏ phiếu đó vào hòm phiếu. Anh T và chị H cùng vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Ủy quyền.
B. Bỏ phiếu kín.
C. Trực tiếp.
D. Phổ thông.
-
Câu 36:
Sau hai năm tìm tòi, nghiên cứu, anh A là kỹ sư nhà máy đã tạo ra sáng kiến hợp lý hóa quy trình sản xuất, khiến năng suất lao động cao hơn trước. Anh A đã thực hiện quyền nào của dưới đây của công dân?
A. Quyền học tập.
B. Quyền được phát triển.
C. Quyền sáng tạo.
D. Quyền lao động.
-
Câu 37:
Anh T được gia đình bà Q ở huyện X thuê nấu ăn cho đám cưới vợ của con trai mình. Để giảm chi phí, anh T đã dùng thực phẩm đã hết hạn sử dụng và kém chất lượng để phục vụ cho việc nấu ăn. Bên cạnh đó, anh T còn lấy bia và rượu giả để phục vụ trong đám cưới. Kết quả là có nhiều người bị ngộ độc thực phẩm phải đi cấp cứu do ăn phải thực phẩm mà anh T nấu, trong đó có một người đã tử vong. Hành vi của anh T phải chịu trách nhiệm pháp lý nào sau đây?
A. Hình sự và hành chính.
B. Dân sự và hình sự.
C. Dân sự và hành chính.
D. Kỉ luật và dân sự.
-
Câu 38:
Chị E và anh A cùng làm việc tại công ty tư nhân do ông Q làm giám đốc. Anh A nghi ngờ chị E biết việc anh đã lợi dụng chức vụ để bán chiến lược kinh doanh của công ty và thu lợi bất chính nên anh tung tin chị E ngoại tình và xúi giục ông Q đuổi việc chị E. Sau đó, nghe theo lời anh A, trong thời gian chị E nghỉ chế độ thai sản, ông Q đã sa thải chị E mà không thông báo trước với chị. Anh A và ông Q cùng vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Tài chính và thương mại.
B. Kinh doanh.
C. Lao động.
D. Hôn nhân và gia đình.
-
Câu 39:
Chị K và chị L cùng kinh doanh shop quần áo gần nhau, thấy chị K hay đon đả mời chào khách và bán được nhiều hàng hơn mình, chị L nghĩ chị K đang cố tình giành giật khách hàng với mình đã đi nói xấu chị K nhập hàng kém chất lượng về bán, chị K biết được đã rất bức xúc về việc này.Tình cờ phát hiện chị L đang nói xấu mình với khách chị đã bảo chồng mình là anh H đến bắt và nhốt chị L lại yêu cầu chấm dứt hành vi nói xấu mình. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Chồng chị K.
B. Chị L.
C. Chị K và chị L.
D. Vợ chồng chị K.
-
Câu 40:
Chị P là trưởng trạm, chị V là kế toán, anh M y tá cùng công tác tại trạm y tế xã X. Anh M phát hiện chị P và chị V bí mật nhập một số lô thuốc đã hết hạn sử dụng để dùng trong quá trình khám chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế nên đã làm đơn tố cáo chủ tịch xã là ông D. Do vô tình để lộ thông tin anh M là người tố cáo nên chị P đã tạo lập bằng chứng giả để vu khống anh M không hoàn thành nhiệm vụ và phải tinh giảm biên chế. Chị V kế toán đã làm sai chế độ bảo hiểm cho anh M khiến anh không được nhận bảo hiểm thất nghiệp. Quá bức xúc anh M đã thuê anh H bắt con chị V để trả thù. Những ai dưới đây có thể vừa bị khiếu nại vừa bị tố cáo?
A. Chị P và anh M.
B. Chị V và anh D.
C. Anh D và anh M.
D. Chị P và chị V.