Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn GDCD
Trường THPT Mai Hắc Đế
-
Câu 1:
Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện hành vi đánh người gây thương tích là xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về
A. tính mạng sức khỏe.
B. thân thể của công dân.
C. nhân thân, tài sản.
D. mọi nguồn thu nhập.
-
Câu 2:
Vợ, chồng tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt là thể hiện nội dung quyền bình đẳng hôn nhân và gia đình trong quan hệ
A. tài sản.
B. nhân thân.
C. phụ thuộc.
D. tình cảm.
-
Câu 3:
Theo quy định của pháp luật, quyền sáng tạo của công dân được hiểu là quyền của mỗi được tự do
A. bảo mật mọi phong tục, tập quán.
B. sưu tầm tài liệu tham khảo.
C. bày tỏ mọi quan điểm cá nhân.
D. đưa ra các phát minh, sáng chế.
-
Câu 4:
Hao phí lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa là giá trị
A. tiêu dùng.
B. hàng hóa.
C. sử dụng.
D. tượng trưng.
-
Câu 5:
Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe khi
A. theo dõi nhân chứng vụ án.
B. sàng lọc đối tượng tình nghi.
C. gây tai nạn làm chết người.
D. tham gia phục dựng hiện trường.
-
Câu 6:
Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí có nghĩa là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về
A. hành vi vi phạm của mình.
B. dấu hiệu nghi ngờ phạm tội.
C. tiến trình phục dựng hiện trường.
D. lời khai nhân chứng cung cấp.
-
Câu 7:
Việc nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi đối với tất cả mọi người là thể hiện đặc trưng
A. tính quyền lực, bắt buộc chung.
B. tính quy phạm phổ biến.
C. tính chặt chẽ về hình thức.
D. tính kỉ luật nghiêm minh.
-
Câu 8:
Khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, mọi công dân đều được thành lập doanh nghiệp là nội dung quyền bình đẳng trong lĩnh vực
A. công vụ.
B. việc làm.
C. dân sự.
D. kinh doanh.
-
Câu 9:
Khi dùng quyền của mình để làm những gì mà pháp luật cho phép là công dân thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây?
A. Sửa đổi pháp luật.
B. Điều chỉnh pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Ban hành pháp luật.
-
Câu 10:
Vợ chồng cùng bàn bạc và thống nhất phương pháp giáo dục con cái là thể hiện nội dung quyền bình đẳng hôn nhân và gia đình trong
A. môi trường học tập.
B. định hướng nghề nghiệp.
C. phạm vi dòng họ.
D. quan hệ nhân thân.
-
Câu 11:
Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi, không phân biệt nam nữ, thành phần địa vị, dân tộc đều được bầu cử là thể hiện nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Tự quyết.
B. Bình đẳng.
C. Phổ thông.
D. Tập trung.
-
Câu 12:
Áp dụng pháp luật là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh các
A. quyền và nghĩa vụ.
B. tư tưởng trái chiều.
C. quan hệ nhân thân.
D. tư tưởng cực đoan.
-
Câu 13:
Các dân tộc trong một quốc gia đều được nhà nước và pháp luật
A. tôn vinh.
B. tôn trọng.
C. ưu đãi.
D. đãi ngộ.
-
Câu 14:
Khiếu nại là quyền của công dân đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định đó xâm phạm
A. tài sản thừa kế của người khác.
B. ngân sách quốc gia.
C. lợi ích hợp pháp của mình.
D. nguồn quỹ phúc lợi.
-
Câu 15:
Yếu tố nào dưới đây giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất trong quá trình sản xuất của cải vật chất?
A. Công cụ lao động.
B. Hiện đại hóa.
C. Công nghiệp hóa.
D. Sức lao động.
-
Câu 16:
Nhà nước áp dụng các biện pháp cho người có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh là thực hiện nội dung nào dưới đây của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội?
A. Triệt tiêu cạnh tranh.
B. Xóa đói, giảm nghèo.
C. San bằng thu nhập.
D. Duy trì lạm phát.
-
Câu 17:
Theo quy định của pháp luật, nội dung quyền được phát triển không thể hiện ở việc công dân được
A. bồi dưỡng để phát triển tài năng.
B. chăm sóc sức khỏe ban đầu.
C. chuyển nhượng bản quyền.
D. tham gia hoạt động văn hóa.
-
Câu 18:
Theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khám xét chỗ ở của công dân khi có căn cứ khẳng định chỗ ở của người đó
A. có đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án.
B. thiếu chứng nhận quyền sử dụng đất.
C. nằm trong vùng ảnh hưởng của thiên tai.
D. thuộc địa bàn cần phải quy hoạch.
-
Câu 19:
Hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước, do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ là loại vi phạm
A. hình sự.
B. kỉ luật.
C. dân sự.
D. hành chính.
-
Câu 20:
Công dân từ đủ 21 tuổi trở lên, có năng lực và tín nhiệm với cử tri đều có thể
A. tham gia bầu cử Quốc hội các khóa kế tiếp.
B. được tham gia bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp.
C. tự ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân.
D. tự giới thiệu người ứng cử vào Quốc hội.
-
Câu 21:
Theo quy định của pháp luật công dân không được thực hiện quyền bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp trong trường hợp bị
A. triệu tập làm nhân chứng vụ án.
B. thất lạc chứng chỉ hành nghề.
C. nghi ngờ che dấu tội phạm.
D. đang chấp hành hình phạt tù.
-
Câu 22:
Công dân sử dụng pháp luật khi chủ động thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Mở rộng quy mô kinh doanh.
B. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
C. Đăng ký ngành nghề kinh doanh.
D. Nộp thuế theo quy định của pháp luật.
-
Câu 23:
Một trong những tác động tích cực của quy luật giá trị đối với sản xuất và lưu thông hàng hóa là làm cho
A. phân hóa giàu nghèo gia tăng.
B. năng suất lao động tăng lên.
C. tình trạng lạm phát xuất hiện.
D. tổ chức độc quyền phát triển.
-
Câu 24:
Một trong những nội dung của quyền được phát triển là mọi công dân đều được
A. tham gia các hoạt động văn hóa.
B. hỗ trợ nhu yếu phẩm cần thiết.
C. cấp miễn phí thiết bị phòng dịch.
D. đào tạo các ngành nghề miễn phí.
-
Câu 25:
Theo quy định của pháp luật, lực lượng chức năng chưa thực hiện đúng quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân trong trường hợp nào sau đây?
A. Giam giữ đối tượng bị truy nã.
B. Hành hung nhân chứng vụ án.
C. Bắt người phạm tội quả tang.
D. Làm lộ danh tính người khiếu nại.
-
Câu 26:
Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị?
A. Hỗ trợ đồng bào bị thiên tai bão lụt.
B. Ứng cử hội đồng nhân dân xã.
C. Tham gia bầu cử đại biểu quốc hội.
D. Đóng góp ý kiến vào dự thảo luật.
-
Câu 27:
Hành vi nào dưới đây của các chủ thể kinh tế thể hiện mặt tích cực của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa?
A. Tăng cường đầu cơ tích trữ.
B. Ứng dụng khoa học kĩ thuật.
C. Sùng bái hiện tượng độc quyền.
D. Thúc đẩy quá trình lạm phát.
-
Câu 28:
Trường hợp nào dưới đây thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân?
A. Công khai thu nhập cá nhân.
B. Bài xích mọi ý tưởng sáng tạo.
C. Đóng góp ý kiến trong cuộc họp.
D. Áp đặt quan điểm của cá nhân.
-
Câu 29:
Theo quy định của pháp luật, khi thực hiện quyền bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, công dân vi phạm nguyên tắc bầu cử trong trường hợp nào sau đây?
A. Đối sánh kết quả kiểm phiếu.
B. Bảo mật nội dung viết trong phiếu bầu.
C. Công khai lý lịch đại biểu.
D. Nhờ người bỏ phiếu hộ khi đi công tác xa.
-
Câu 30:
Người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí, khi thực hiện hành vi nào sau đây sẽ vi phạm pháp luật dân sự?
A. Bí mật che giấu tội phạm.
B. Giao hàng không đúng thỏa thuận.
C. Từ chối cách li y tế tập trung.
D. Hút thuốc lá nơi công cộng.
-
Câu 31:
Phát hiện mình bị sốt và ho, chị A nhờ chồng là anh B đăng ký cho chị làm xét nghiệm thì biết mình mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối, không thể chữa khỏi nên bệnh viện trả về. Khi anh B đi làm, sợ vợ ở nhà suy nghĩ túng quẫn nên đã khóa cửa buộc vợ phải ở trong nhà dù chị không đồng ý. Anh B đã vi phạm quyền nào sau đây của công dân?
A. Được lựa chọn mọi dịch vụ y tế.
B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. Bất khả xâm phạm về thân thể.
D. Được bảo mật về hồ sơ bệnh án.
-
Câu 32:
Ông T là giám đốc bệnh viện X, chị N là kế toán anh S là bác sĩ của bệnh viện. Lo sợ bác sĩ S biết việc mình lợi dụng việc mua các thiết bị y tế phòng dịch Covid-19 để trục lợi, ông T đã chỉ đạo chị N tạo bằng chứng giả vu khống bác sĩ S vi phạm các quy định về y đức rồi ký quyết định thôi việc đối với bác sĩ S. Phát hiện ra lí do chị N đã vu khống mình nên bác sĩ S đã thuê anh M loan tin bịa đặt chị N có quan hệ bất chính với ông T khiến uy tín của chị và ông T bị giảm sút. Bức xúc, chị N đã đi xe đến tận nhà bác sĩ S để nói chuyện cho ra nhẽ, trên đường đi do không để ý nên đã va vào anh B, may mà xô xát nhẹ. Cảnh sát giao thông là anh K gần đó liền đến hiện trường lập viên bản và xử phạt, thấy anh K ghi thêm lỗi cho mình nên chị N nhất quyết không kí. Những ai dưới đây có thể vừa được thực hiện quyền khiếu nại, vừa được thực hiện quyền tố cáo?
A. Ông T và chị N, bác sĩ S.
B. Ông T, chị N, bác sĩ S và anh M.
C. Ông T, anh K và chị N.
D. Chị N và bác sĩ S.
-
Câu 33:
Ngày cưới anh Q và chị T được mẹ chồng và bà con họ hàng nội ngoại đã tặng rất nhiều nữ trang (khoảng 03 lượng vàng). Sau ngày cưới, hai anh chị đã bán số vàng đó lấy tiền mua một chiếc xe máy (anh Q đứng tên chủ sở hữu). Số tiền còn lại dùng làm vốn mở cửa hàng tạp hóa. Do nợ tiền chơi cờ bạc đến hạn phải trả, anh Q đã bán chiếc xe máy lấy tiền trả nợ mà không hỏi ý kiến chị T. Hai vợ chồng to tiếng, cãi vã nhau, anh Q cho rằng xe máy đứng tên anh, anh có quyền bán. Chị T cho rằng tiền mua xe là từ tiền bán vàng của chị được tặng nên chửi bới, xúc phạm anh Q. Không ai chịu ai, cả giận, mất khôn anh Q cầm gậy đánh vào chân chị T làm rạn xương mu bàn chân phải đi viện. Thương con, mẹ chị T đã sang nhà chửi bới mẹ anh Q thậm tệ. Những ai sau đây vi phạm bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Mẹ con anh Q, chị T.
B. Anh Q, chị T.
C. Anh Q, mẹ con chị T.
D. Mẹ con chị T.
-
Câu 34:
Tại một cuộc họp bàn về chủ trương nâng cấp nhà văn hóa phường Y có bà H là bí thư Đảng ủy, ông B là chủ tịch và anh D, chị Q là đại diện các hộ dân. Ông B chỉ định anh D đưa ra quan điển riêng nhưng anh từ chối. Sau đó, chị Q nêu rõ ý kiến đề nghị xem xét về mức đóng góp kinh phí xây dựng và bị bà H buộc chị phải dừng phát biểu nhưng chị Q vẫn tiếp tục trình bày. Thấy vậy, ông B lớn tiếng ép chị Q chấm dứt mọi ý kiến, còn bà H cho gọi anh E công an viên đang trực tại phòng bảo vệ đến phòng họp để đưa chị ra ngoài. Sự việc này khiến chị Q tỏ ra bực tức, đem chuyện này kể với bạn là chị P, vốn có mâu thuẫn với bà H và ông B, chị P đã tung tin lên mạng xã hội với lý do bà H và ông B chiếm đoạt số tiền hỗ trợ lao động bị ảnh hưởng do dịch bệnh khiến uy tín của hai người bị giảm sút. Cho rằng chị P cố tình gây rối an ninh trật tự, bà H, ông B và anh E xông vào nhà chị P khám xét, rồi giải chị về giam tại nhà kho hai ngày sau mới thả. Những ai dưới đây vừa vi phạm quyền tự do ngôn luận, vừa vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Bà H và anh E.
B. Ông B, anh E và bà H.
C. Bà H và ông B.
D. Ông B, bà H và chị P.
-
Câu 35:
Tuy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật nhưng khi nộp hồ sơ xin đăng kí thành lập doanh nghiệp tư nhân, chị M không được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép vì chị là người dân tộc thiểu số. Chị M chưa được bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở phương diện nào sau đây?
A. Văn hóa.
B. Kinh tế.
C. Giáo dục.
D. Chính trị.
-
Câu 36:
Các anh N, X, G cùng làm việc tại một công trường. Mặc dù bị bà Y ép giá, anh G vẫn kí hợp đồng thuê nhà bỏ không của bà Y trong thời hạn hai năm là nơi ở. Tại đây anh G bí mật kinh doanh thể thao qua mạng và đồng thời nhận cá độ của nhiều người với tổng số tiền là 1 tỉ đồng. Nghe anh G tư vấn, anh N lấy lí do phải chữa bệnh để vay 150 triệu đồng của anh X và dùng số tiền này cá độ bóng đá và bị thua. Liên tục bị anh N tránh mặt với mục đích trốn nợ, anh X đã tạt sơn làm bẩn tường nhà anh N. Trong khi đó, do quá hạn ba tháng mà không nhận được tiền cho thuê nhà, cũng không liên lạc được với anh G, bà Y đã làm đơn tố cáo. Những ai sau đây vừa phải chịu trách nhiệm hình sự vừa phải chịu trách nhiệm dân sự?
A. Anh N và anh X.
B. Anh G, anh N và anh X.
C. Anh G, anh X và bà Y.
D. Anh N và anh G.
-
Câu 37:
Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, do anh A là người đang phải nằm viện điều trị. Ông B trưởng ban bầu cử đề xuất và được anh C bạn thân của anh A đồng ý bầu giúp anh A. Để đảm bảo tính khách quan anh C đã gọi điện để viết phiếu bầu theo hướng dẫn của anh A. Sau đó anh C bỏ cả phiếu của anh A và phiếu của mình vào hòm phiếu. Anh A, anh C đều vi phạm nguyên tắc nào khi thực hiện quyền bầu cử?
A. Ủy quyền.
B. Công khai.
C. Trực tiếp.
D. Phổ thông.
-
Câu 38:
Trường Trung học phổ thông X trang bị hệ thống đo thân nhiệt, đồng thời tăng cường các biện pháp để tuyên truyền nâng cao nhận thức của học sinh về phòng chống dịch bệnh. Trường X đã tạo điều kiện để học sinh thực hiện nội dung nào dưới đây của quyền được phát triển?
A. Quản trị truyền thông.
B. Tích cực đàm phán.
C. Chăm sóc sức khỏe.
D. Đối thoại trực tuyến.
-
Câu 39:
Trước đại dịch Covid 19, ông P chủ tịch UBND xã X nhanh chóng ra văn bản hướng dẫn cụ thể phù hợp với tình hình địa phương cho người dân thực hiện dựa trên chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về việc cách ly xã hội, đảm bảo giãn cách và các biện pháp cấp bách phòng chống dịch, làm cho xã X nhanh chóng dập được dịch, người dân an toàn. Việc ra văn bản mới của ông P đã thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
-
Câu 40:
Ông S làm bảo vệ cho công ty X, trong ca trực buổi trưa đã tự ý bỏ đi uống nước tán gẫu với các nhân viên trong công ty, nên kẻ gian đã xâm nhập và lấy một số tài sản của công ty, trường hợp này ông S phải chịu trách nhiệm pháp lí nào?
A. Kỉ luật và dân sự.
B. Hành chính và dân sự.
C. Kỉ luật và hình sự.
D. Lao động và dân sự.