Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn GDCD
Trường THPT Quỳnh Thọ
-
Câu 1:
Cơ quan đại biểu nhân dân nào cao nhất?
A. Quốc hội.
B. Ủy ban nhân dân.
C. Hội đồng nhân dân.
D. Ủy ban mặt trận tổ quốc.
-
Câu 2:
Theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền được thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín khi
A. đính chính thông tin cá nhân.
B. cần chứng cứ để điều tra vụ án.
C. thống kê bưu phẩm đã giao.
D. kiểm tra hóa đơn dịch vụ.
-
Câu 3:
Trong quá trình bầu cử hội đồng nhân dân các cấp, cử tri được độc lập lựa chọn người trong danh sách ứng cử viên là thực hiện nguyên tắc bầu cử nào sau đây?
A. Được ủy quyền.
B. Bỏ phiếu kín.
C. Gián tiếp.
D. Trung gian.
-
Câu 4:
Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội?
A. Thỏa mãn tất cả nhu cầu.
B. Nộp thuế đầy đủ theo quy định.
C. Tham gia quản lí xã hội.
D. Từ chối di sản thừa kế.
-
Câu 5:
Công dân có hành vi bịa đặt để hạ uy tín người khác là xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về
A. năng lực thể chất.
B. tự do thân thể.
C. danh dự, nhân phẩm.
D. tính mạng, sức khoẻ.
-
Câu 6:
Việc chính quyền xã kêu gọi người dân tích cực tham gia phong trào xây dựng nông thôn mới là đảm bảo quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội ở phạm vi
A. quốc gia.
B. cả nước.
C. cơ sở.
D. lãnh thổ.
-
Câu 7:
Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có sự tham gia của cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 8:
Đặc trưng nào của pháp luật là ranh giới để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác?
A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. Tính quy phạm phổ biến.
-
Câu 9:
Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là
A. thi hành pháp luật.
B. sử dụng pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
-
Câu 10:
Đối tượng lao động được phân thành mấy loại?
A. 3 loại.
B. 2 loại.
C. 4 loại.
D. 5 loại.
-
Câu 11:
Các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam đều có đại biểu của mình trong hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước là thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực
A. kinh tế.
B. chính trị.
C. kinh doanh.
D. lao động.
-
Câu 12:
Sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động là đề cập đến nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Hợp đồng kinh doanh.
B. Hợp đồng kinh tế.
C. Hợp đồng lao động.
D. Hợp đồng làm việc.
-
Câu 13:
Người vi phạm pháp luật, gây thiệt hại về tài sản của người khác thì phải chịu trách nhiệm pháp luật nào dưới đây?
A. Hành chính.
B. Dân sự.
C. Hình sự.
D. Kỉ luật.
-
Câu 14:
Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm thấp hơn tội phạm, xâm phạm các
A. quy tắc quản lí của nhà nước.
B. quy tắc kỉ luật lao động.
C. nguyên tắc quản lí hành chính.
D. quy tắc quản lí xã hội.
-
Câu 15:
Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, mọi công dân phải thực hiện nghĩa vụ nào sau đây?
A. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
B. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
C. Tổ chức hội nghị khách hàng.
D. Tham gia bảo hiểm nhân thọ.
-
Câu 16:
Công dân có nghĩa vụ kinh doanh đúng ngành, nghề ghi trong giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh là một trong những nội dung cơ bản của pháp luật về
A. điều phối nhân lực.
B. bảo lưu nguồn vốn.
C. phát triển kinh tế.
D. cứu trợ xã hội.
-
Câu 17:
Hàng hóa có những giá trị nào sau đây?
A. Giá trị và giá trị sử dụng.
B. Giá trị, giá trị trao đổi.
C. Giá trị trao đổi, giá trị thặng dư.
D. Giá trị sử dụng.
-
Câu 18:
Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình không thể hiện ở việc vợ chồng cùng
A. lựa chọn nơi cư trú.
B. che giấu hành vi bạo lực.
C. định đoạt khối tài sản chung.
D. giúp đỡ nhau cùng phát triển.
-
Câu 19:
Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền học không hạn chế của công dân?
A. Học từ thấp lên cao.
B. Học theo sự ủy quyền.
C. Học thay người đại diện.
D. Học khi được chỉ định.
-
Câu 20:
Công dân thực hiện quyền sáng tạo trong trường hợp nào dưới đây?
A. Tự do nghiên cứu khoa học, kĩ thuật.
B. Lựa chọn hình thức học phù hợp.
C. Bình đẳng về cơ hội tìm việc làm.
D. Có mức sống đầy đủ về vật chất.
-
Câu 21:
Theo quy định của pháp luật, hành vi đánh người gây thương tích là vi phạm quyền được pháp luật tự do cơ bản nào dưới đây của công dân?
A. Tự do về thân thể của công dân.
B. Bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
C. Bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
D. Bất khả xâm phạm về thân thể.
-
Câu 22:
Trường X thường xuyên bổ sung nhiều loại sách trong thư viện để phục vụ nhu cầu học tập của học sinh. Trường X đã tạo điều kiện để các em hưởng quyền được phát triển ở nội dung nào dưới đây?
A. Được cung cấp thông tin.
B. Hưởng dịch vụ truyền thông.
C. Bảo trợ quyền tác giả.
D. Nhận chế độ ưu đãi.
-
Câu 23:
Anh P trồng rau sạch bán lấy tiền mua dụng cụ học tập cho con. Trong trường hợp này, tiền tệ thể hiện chức năng nào sau đây?
A. Phương tiện lưu thông.
B. Thước đo giá trị.
C. Phương tiện cất trữ.
D. Phương tiện thanh toán.
-
Câu 24:
Theo quy định của pháp luật, công dân có hành vi đánh người gây thương tích bao nhiêu % trở lên thì bị truy cứu hình sự?
A. A. 12%.
B. 14%.
C. 11%.
D. 13%.
-
Câu 25:
Theo quy định của pháp luật, công dân sử dụng pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Đi đăng kiểm đúng quy định.
B. Khai báo thông tin y tế.
C. Đề nghị thay đổi nơi bầu cử.
D. Sử dụng văn bằng giả.
-
Câu 26:
Câu tục ngữ “Thương trường như chiến trường” phản ánh quy luật kinh tế nào dưới đây?
A. Quy luật lưu thông tiền tệ.
B. Quy luật giá trị.
C. Quy luật cung cầu.
D. Quy luật cạnh tranh.
-
Câu 27:
Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền tố cáo trong trường hợp nào sau đây?
A. Nhận tiền công khác với thỏa thuận.
B. Phải kê khai tài sản cá nhân.
C. Bị buộc thôi việc không rõ lí do.
D. Phát hiện người từ vùng dịch về trốn cách li.
-
Câu 28:
Theo quy định của pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền được khám xét chỗ ở của công dân khi có căn cứ khẳng định chỗ ở của người đó có
A. tội phạm lẫn trốn.
B. người trốn khỏi khu cách ly.
C. cất trữ hàng hóa tiêu dùng.
D. hồ sơ thế chấp tài sản riêng.
-
Câu 29:
Vào ngày bầu cử, gia đình V có việc phải đi ăn cỗ ở xa. V đã sang nhờ R hàng xóm đi bỏ phiếu giúp cả nhà. Hành vi này đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Phổ thông.
B. Bỏ phiếu kín.
C. Bình đẳng.
D. Trực tiếp.
-
Câu 30:
Đâu không phải là công trình tôn giáo?
A. Nhà thờ Đức Bà.
B. Tòa thánh Tây Ninh.
C. Chùa Một Cột.
D. Văn miếu Quốc Tử Giám.
-
Câu 31:
Anh P và chị H yêu nhau, mẹ của anh P thì ủng hộ nhưng ông Q là cha của anh P lại nhất quyết không đồng ý vì lí do chị H là người không theo đạo thiên chúa. Bà V là mẹ của chị H rất thương con nhưng cũng có quan điểm như ông Q. Vì rất yêu chị H nên anh P đã ép chị H phải theo đạo cùng mình để được cha mẹ cho cưới. Chị H miễn cưỡng chấp nhận nhưng tâm sự với chị M là mình chỉ theo giả tạo thôi. Chị M khi nghe chị H tâm sự thì đồng ý và ủng hộ việc làm của chị H. Những ai dưới đây đã không tôn trọng quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?
A. Bà V, ông Q và anh P.
B. Anh P, ông Q và chị M.
C. Chị M, chị H và ông Q.
D. Ông Q, bà V, anh P và chị M.
-
Câu 32:
Gia đình ông Q bị Chủ tịch UBND huyện ra quyết định phá dỡ công trình đang xây dựng. Khi cho rằng quyết định trên là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình, gia đình ông Q cần chọn cách giải quyết nào dưới đây theo đúng quy định pháp luật?
A. Làm đơn nộp tiền.
B. Làm đơn khiếu nại.
C. Làm đơn tố cáo.
D. Kiên quyết chống đối.
-
Câu 33:
Cục thông tin và truyền thông đã quyết định xử phạt việc chị T đã có hành vi đăng tải lên trang cá nhân những thông tin trái với thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhận thức và hành vi của trẻ nhỏ. Việc làm của cục thông tin và truyền thông thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính chặt chẽ về hình thức.
B. Tính quyền lực bắt buộc chung.
C. Tính kỉ luật nghiêm minh.
D. Tính quy phạm phổ biến.
-
Câu 34:
Trong thời gian làm việc tại nhà do dịch Covid, vì đến hạn phải nộp các mẫu thiết kế thời trang do công ty giao, nên khi được chị Q gửi mail nhờ góp ý về một số mẫu quần áo do chị mới thiết kế, anh D đã tự ý sao chép vào máy tính, sau đó chỉnh sửa một số chi tiết rồi nộp cho chị K trưởng phòng. Thấy các mẫu thiết kế đẹp, chị K đã bí mật nhờ anh V bạn mình liên hệ và bán cho bà T giám đốc công ty Y. Phát hiện sự việc, chị Q đã làm đơn tố cáo. Những ai dưới đây không vi phạm quyền sáng tạo của công dân?
A. Chị Q, anh V và bà T.
B. Chị Q, chị K và bà T.
C. Anh D, chị K và anh V.
D. Anh D và chị K.
-
Câu 35:
Tại cuộc họp bàn về việc xây dựng đường liên thôn của xã, chị M không tán thành ý kiến của chị K đề cử chị S làm tổ trưởng tổ giám sát. Tuy nhiên, chị S vẫn được bầu làm tổ trưởng và sau đó giới thiệu người thân của mình vào tổ này nên bị bà Q quyết liệt phản đối. Khi đó, ông N chủ tọa cuộc họp yêu cầu bà Q dừng phát biểu khiến bà bực tức rủ chị M bỏ họp ra về. Những ai dưới đây đã thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?
A. Ông N, chị M và chị S.
B. Chị K, chị S, chị M và bà Q.
C. Chị K, bà Q, ông N và chị M.
D. Chị K, chị M và ông N.
-
Câu 36:
Giờ sinh hoạt, bị lớp trường phê bình vì thường xuyên gây mất trật tự trong các buổi học nên K đã phản đối gay gắt và cho rằng lớp trưởng không được phép nói xấu mình trước tập thể. K đã hiểu sai quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền tự do phán quyết.
B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền tự do thân thể.
D. Quyền tự do thông tin.
-
Câu 37:
Phát hiện em M có hành vi lấy trộm chiếc váy trị giá 160.000 của cửa hàng , chị H chủ cửa hàng đã liên tục nhắn tin đe doạ yêu cầu em M và gia đình phải bồi thường 15 triệu đồng nếu không sẽ tố cáo với cơ quan công an và công khai lên mạng xã hội . Sau thời hạn 3 ngày theo yêu cầu của chị H, em M cùng mẹ tới cửa hàng để đưa tiền, tại đây do gia đình em M mới chuẩn bị được 10 triệu đồng nên anh A chồng chị H cùng vợ đã lăng mạ, sỉ nhục hai mẹ con em M. Mặc cho hai mẹ con em M đã quỳ trước cửa nhiều giờ van xin được bồi thường đủ số tiền theo yêu cầu, chị H cùng mẹ chồng là bà L vẫn tiếp tục hành hung đánh đập em M, anh A chồng chị dùng kéo cắt tóc và quần áo của em M rồi tung lên mạng xã hội. Bức xúc trước hành vi của chủ cửa hàng, anh D, một người dân sống gần đó đã làm đơn tố cáo tới cơ quan công an. Trong trường hợp này những ai phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Anh D, anh A và chị H.
B. Chị H, em M và mẹ em M.
C. Anh D, em M và mẹ em M.
D. Chị H, anh A và bà L.
-
Câu 38:
Anh M là cảnh sát giao thông đề nghị chị Q đưa cho anh hai triệu đồng để bỏ qua lỗi chị đã điều khiển xe ô tô vượt quá tốc độ quy định. Vì bị chị Q từ chối, anh M đã lập biên bản xử phạt thêm lỗi khác mà chị không vi phạm. Sau đó, chị Q phát hiện vợ anh M là chị P đang công tác tại sở X, nơi anh T chồng chị Q làm giám đốc nên chị đã xúi giục chồng điều chuyển công tác chị P. Cũng thời điểm này anh T vừa nhận của anh L năm mươi triệu đồng để chạy việc nên anh T đã chuyển chị N đến công tác ở vùng khó khăn hơn rồi bổ nhiệm anh L vào vị trí của chị P. Những ai dưới đây là đối tượng vừa bị khiếu nại vừa bị tố cáo?
A. Vợ chồng chị Q, anh M và anh L.
B. Anh M và anh T.
C. Anh T, anh M và chị P chị Q.
D. Chị Q và chị P.
-
Câu 39:
Xác định chị T là người mấy tuần trước có hành vi lừa đảo, giao bán cho công ty mình bộ kít xét nghiệm covit đã qua sử dụng. Phát hiện chị T đang dứng bên đường. Giám đốc công ty Z là ông M đã chỉ đạo nhân viên của mình là anh X đến bắt giữ chị T giải về đồn công an. Biết chuyện vợ mình bị bắt, anh K đến công ty Z gặp giám đốc M hỏi chuyện. Trong lúc hai bên to tiếng, anh K không kiềm chế, đánh ông M bị thương. Tức giận, ông M chỉ đạo anh X bắt và giam anh K vào nhà kho của công ty. Trong trường hợp này những ai sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Anh K và anh X.
B. Anh X và ông M.
C. Ông M và anh K.
D. Anh X, anh K và ông M.
-
Câu 40:
Anh K đã mua một số thực phẩm không rõ nguồn gốc của chị H để chế biến đồ ăn bán cho khách hàng. Hàng xóm của anh K là chị M phát hiện ra sự việc đã báo cho cán bộ cơ quan chức năng là ông N. Do có nhận của anh K một số tiền, nên ông N đã chỉ đạo cho nhân viên dưới quyền là anh G lập biên bản xử phạt chị H, còn anh K không bị xử phạt. Biết chuyện, chị H đã tố cáo hành vi của ông N với cơ quan có thẩm quyền khiến ông N bị tạm đình chỉ công tác để điều tra. Những ai dưới đây vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Anh K, chị H, ông N và anh G.
B. Anh G, anh K và ông N.
C. Chị H, anh K và ông N.
D. Anh K, anh G, ông N và chị M.