Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn GDCD
Trường THPT Trương Định
-
Câu 1:
Theo quy định của pháp luật, thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được cơ quan chức năng
A. bảo đảm an toàn và bí mật.
B. tiến hành sao kê và cất giữ.
C. thực hiện in ấn và phân loại.
D. chủ động thu thập và lưu trữ.
-
Câu 2:
Những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi chúng cho phù hợp với mục đích của mình là
A. quan hệ sản xuất.
B. cách thức phân phối.
C. đối tượng lao động.
D. bối cảnh xã hội.
-
Câu 3:
Một trong những mục đích của việc áp dụng trách nhiệm pháp lí đối với người vi phậm pháp luật là
A. giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật.
B. triệt tiêu mọi dư luận xã hội.
C. chấm dứt mọi quan điểm trái chiều.
D. ngăn chặn hành vi đấu tranh phê bình.
-
Câu 4:
Một trong những nội dung của quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc
A. lựa chọn nơi cư trú.
B. cùng sử dụng bạo lực.
C. bài trừ quyền tự do tín ngưỡng.
D. định đoạt tài sản công cộng.
-
Câu 5:
Một trong những chức năng của tiền tệ trong nền kinh tế hàng hóa là
A. điều hành sản xuất.
B. thước đo giá trị.
C. quản lý thông tin.
D. phân loại thị trường.
-
Câu 6:
Theo quy định của pháp luật, một trong những nội dung của quyền được phát triển là mọi công dân đều được
A. chia đều các nguồn thu nhập.
B. tham gia hoạt động văn hóa.
C. thanh toán phụ cấp thâm niên.
D. cản trở đấu tranh phê bình.
-
Câu 7:
Theo quy định của pháp luật, khi tiến hành kinh doanh, mọi doanh nghiệp đều phải thực hiện nghĩa vụ
A. san bằng lợi nhuận thường niên.
B. mở rộng ngành, nghề đã được cấp phép.
C. thay đổi loại hình doanh nghiệp.
D. tuân thủ pháp luật về bảo vệ tài nguyên.
-
Câu 8:
Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, các doanh nghiệp thường có xu hướng thu hẹp quy mô sản xuất và kinh doanh khi
A. cung lớn hơn cầu.
B. giá cả cao hơn giá trị.
C. cung nhỏ hơn cầu.
D. giá cả thị trường tăng cao.
-
Câu 9:
Công dân đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định đó trái pháp luật, xâm phạm lợi ích hợp pháp của mình là thực hiện quyền
A. tố cáo.
B. khởi tố.
C. xét xử.
D. khiếu nại.
-
Câu 10:
Việc công dân đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Giáo dục là thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi
A. cơ sở.
B. cả nước.
C. địa phương.
D. khu vực.
-
Câu 11:
Công dân có quyền lựa chọn mặt hàng để kinh doanh là một trong những nội dung cơ bản của pháp luật về
A. phát triển kinh tế.
B. chính sách bảo trợ.
C. chế độ ưu đãi.
D. lĩnh vực độc quyền.
-
Câu 12:
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật đề ra các quyết định hành chính là thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây?
A. Dự thảo pháp luật.
B. Phổ biến pháp luật.
C. Tư vấn pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 13:
Theo yêu cầu của quy luật giá trị, tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải bằng tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình
A. cất trữ.
B. sản xuất.
C. tiêu dùng.
D. tích lũy.
-
Câu 14:
Mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí là
A. san bằng lợi ích cá nhân.
B. bình đẳng trước pháp luật.
C. chia đều mọi lợi nhuận.
D. được đáp ứng mọi nhu cầu.
-
Câu 15:
Theo quy định của pháp luật, một trong những nội dung của quyền học tập là mọi công dân đều được
A. học từ thấp đến cao.
B. miễn, giảm học phí.
C. cộng điểm khu vực.
D. hưởng tất cả ưu đãi.
-
Câu 16:
Mọi công dân có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác đều
A. bị xử lí theo pháp luật.
B. phải xét xử lưu động.
C. được giảm nhẹ hình phạt.
D. cần bảo mật tuyệt đối.
-
Câu 17:
Một trong những dấu hiệu cơ bản để xác định hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân là người vi phạm phải có đủ
A. tiềm lực kinh tế vững mạnh.
B. cơ sở để phát triển về thể lực.
C. điều kiện tìm kiếm nhân chứng.
D. năng lực trách nhiệm pháp lí.
-
Câu 18:
Theo quy định của pháp luật, một trong những nguyên tắc thực hiện quyền bầu cử của công dân là
A. thông qua đại diện.
B. ủy quyền.
C. công khai phiếu bầu.
D. trực tiếp.
-
Câu 19:
Bất kì người nào đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được tìm việc làm phù hợp với khả năng của mình là thể hiện công dân bình đẳng trong
A. thực hiện quan hệ giao tiếp.
B. việc san bằng thu nhập cá nhân.
C. thực hiện quyền lao động.
D. việc chia đều của cải xã hội.
-
Câu 20:
Theo quy định của pháp luật, việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện
A. hủy bỏ hồ sơ tham gia đấu thầu.
B. tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
C. cách li y tế theo quy định.
D. kế hoạch phản biện xã hội.
-
Câu 21:
Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền tự do ngôn luận khi
A. bày tỏ sở thích cá nhân.
B. tích cực tham gia thảo luận.
C. đề xuất đổi mới chính sách.
D. ngăn cản việc góp ý, phê bình.
-
Câu 22:
Người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện hành vi nào sau đây là vi phạm pháp luật hành chính?
A. Tài trợ hoạt động khủng bố.
B. Tổ chức sản xuất tiền giả.
C. Sử dụng pháo nổ trái phép.
D. Giao hàng không đúng địa chỉ.
-
Câu 23:
Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền khiếu nại trong trường hợp nào sau đây?
A. Chứng kiến hành vi hung hãn.
B. Bắt gặp đối tượng khủng bố.
C. Phát hiện nơi tội phạm lẩn trốn.
D. Bị truy thu thuế chưa thỏa đáng.
-
Câu 24:
Theo quy định của pháp luật, người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện hành vi nào sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Trì hoãn thời gian giao hàng.
B. Tham gia lễ hội truyền thống.
C. Hút thuốc lá nơi công cộng.
D. Tổ chức mua bán trẻ em.
-
Câu 25:
Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội?
A. Lựa chọn giao dịch dân sự.
B. Bí mật xác lập di chúc thừa kế.
C. Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia.
D. Tìm hiểu loại hình dịch vụ.
-
Câu 26:
Theo quy định của pháp luật, việc giao kết hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động không được thực hiện
A. bằng biện pháp cưỡng bức.
B. theo thỏa ước lao động tập thể.
C. bằng hình thức thỏa thuận trực tiếp.
D. theo nguyên tắc tự nguyện.
-
Câu 27:
Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi
A. giám hộ trẻ vị thành niên.
B. tìm kiếm tù nhân trốn trại.
C. theo dõi tội phạm nguy hiểm.
D. giam, giữ người trái pháp luật.
-
Câu 28:
Công dân vi phạm quyền sáng tạo trong trường hợp nào sau đây?
A. Chia sẻ kinh nghiệm phòng dịch.
B. Tạo ra sản phẩm hữu cơ.
C. Lưu giữ tác phẩm bảo chí.
D. Làm giả nhãn hiệu hàng hóa.
-
Câu 29:
Công dân thực hiện hành vi nào sau đây là thi hành pháp luật?
A. Lựa chọn bảo hiểm nhân thọ.
B. Tham gia bảo vệ môi trường
C. Tìm hiểu dịch vụ trực tuyến.
D. Theo dõi tư vấn pháp lí.
-
Câu 30:
Theo quy định của pháp luật, công dân được thực hiện quyền bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trong trường hợp nào sau đây?
A. Chuẩn bị được đặc xá.
B. Đang chấp hành hình phạt tù.
C. Bị tình nghi là tội phạm.
D. Phải thi hành án chung thân.
-
Câu 31:
Anh V thường xuyên viết bài đăng báo ca ngợi những học sinh vượt khó đạt thành tích cao trong học tập. Anh V đã thực hiện quyền nào sau đây của công dân?
A. Đối thoại trực tuyến.
B. Tự do ngôn luận.
C. Quản trị truyền thông.
D. Thông cáo báo chí.
-
Câu 32:
Anh A, anh B, anh C và anh D cùng là bảo vệ tại một nông trường. Một lần, phát hiện anh C lấy trộm mủ cao su của nông trường đem bán, anh D đã giam anh C tại nhà kho với mục đích tống tiền và nhờ anh B canh giữ. Ngày hôm sau, anh A đi ngang qua nhà kho, vô tình nhìn thấy anh C bị giam, trong khi anh B đang ngủ. Anh A định bỏ đi vì sợ liên lụy nhưng anh C đã đề nghị anh A tìm cách giải cứu mình và hứa sẽ không báo cáo cấp trên việc anh A tổ chức đánh bạc nên anh A đã giải thoát cho anh C. Những ai sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Anh D và anh A.
B. Anh D và anh B.
C. Anh D, anh C và anh A.
D. Anh D, anh B và anh A.
-
Câu 33:
Anh A là chủ một cơ sở sản xuất đã làm giả hồ sơ thành lập công ty để lôi kéo chị Q góp vốn với mục đích chiếm đoạt tài sản của chị. Sau khi nhận được 2 tỉ đồng góp vốn của chị Q, anh A bí mật đem theo toàn bộ số tiền đó bỏ trốn nên chị Q đã tố cáo sự việc này với cơ quan chức năng. Anh A phải chịu trách nhiệm pháp lí nào sau đây?
A. Dân sự và hành chính.
B. Hành chính và kỉ luật.
C. Hình sự và dân sự.
D. Hình sự và hành chính.
-
Câu 34:
Anh A là chủ một trang trại chăn nuôi đã có nhiều giải pháp để tăng số lượng đại lý tại nhiều địa phương nhằm cung cấp sản phẩm của mình. Anh A đã thực hiện quyền bình đẳng trong kinh doanh ở nội dung nào sau đây?
A. Chủ động mở rộng thị trường.
B. Chấm dứt tình trạng thất nghiệp.
C. Áp dụng mọi loại cạnh tranh.
D. Độc quyền phân loại hàng hóa.
-
Câu 35:
Anh A kí hợp đồng thuê nhà của ông Q để ở với thời hạn 2 năm. Trong thời gian đó, phát hiện ông Q bán thuốc lá cho người chưa đủ tuổi, anh A đã làm đơn tố cáo ông Q khiến ông bị cơ quan chức năng lập biên bản xử phạt. Biết anh A là người tố cáo mình, ông Q đơn phương chấm dứt hợp đồng, trả lại tiền thuê nhà cho anh A và đuổi anh ra khỏi nhà mà không thông báo trước cho anh A. Ông Q đã vi phạm pháp luật nào sau đây?
A. Hành chính và kỉ luật.
B. Dân sự và hình sự.
C. Hành chính và dân sự.
D. Hình sự và hành chính.
-
Câu 36:
Anh A, anh B và anh C là đồng nghiệp cùng thuê một căn hộ để ở. Phát hiện anh A bí mật sản xuất ma túy nhưng anh B im lặng vì còn nợ anh A số tiền 10 triệu đồng đã quá hạn mà chưa trả. Trong khi đó, anh C nghi ngờ anh D mua ma túy của anh A nên anh C tống tiền anh D nhưng không thành vì bị anh A phát hiện. Bức xúc, anh A ép anh C phải ra khỏi nhà nhưng anh C không đồng ý nên anh A đã đập vỡ máy tính của anh C. Những ai sau đây đồng thời phải chịu trách nhiệm hình sự và dân sự?
A. Anh A, anh B và anh C.
B. Anh A và anh B.
C. Anh A và anh C.
D. Anh A, anh B và anh D.
-
Câu 37:
Vợ chồng anh D, chị C cùng 2 con gái chung sống với mẹ đẻ của anh D là bà M làm giám đốc một công ty tư nhân. Do không ép được chị C sinh thêm con thứ 3 với hi vọng có được cháu trai, bà M đã bịa đặt chị C ngoại tình để xúi giục anh D li hôn vợ. Bức xúc với mẹ chồng, chị C bí mật rút tiên tiết kiệm của 2 vợ chồng rồi bỏ việc ở công ty của bà M và về kinh doanh cùng mẹ đẻ của chị. Chị C và bà M cùng vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Lao động và công vụ.
B. Tài chính và việc làm.
C. Hôn nhân và gia đình.
D. Huyết thống và gia tộc.
-
Câu 38:
Bà B kí hợp đồng chăm sóc vườn cây cho anh A với thời hạn 2 năm. Một lần, anh A có đợt công tác xa nhà 5 ngày, bà B đã tự ý nghỉ việc và đi du lịch trong suốt thời gian đó. Nhận được thông tin trên do chị D là hàng xóm cung cấp, anh A đã chấm dứt hợp đồng trước thời hạn với bà B nên bị anh C là con rể của bà B đến trụ sở công ty nơi anh A làm việc để gây rối. Vì việc xô xát giữa anh C và anh A gây mất trật tự nơi công cộng nên lực lượng chức năng đã lập biên bản xử phạt cả hai anh. Những ai sau đây vi phạm pháp luật hành chính?
A. Anh A và anh C.
B. Anh C, bà B và anh A.
C. Bà B và anh A.
D. Bà B, anh C và chị D.
-
Câu 39:
Trên cùng một địa bàn, khách sạn của chị A và khách sạn của chị B đều chưa trang bị đầy đủ thiết bị phòng, chống cháy nổ theo đúng quy định. Trong một lần kiểm tra, phát hiện sự việc trên nhưng ông D là cán bộ có thẩm quyền chỉ lập biên bản xử phạt chị A mà bỏ qua lỗi của chị B vì chị B là em họ của ông. Biết chuyện, em trai chị A là anh E làm nghề tự do đã bịa đặt việc chị B sử dụng chất cấm để chế biến thức ăn khiến lượng khách hàng của chị B giảm sút. Những ai sau đây vi phạm quyền bình đằng trong kinh doanh?
A. Chị A, ông D và anh E.
B. Chị B, anh E và chị A.
C. Chị A, chị B và ông D.
D. Chị B, ông D và anh E.
-
Câu 40:
Chị M đã tình nguyện tham gia chăm sóc trẻ em khuyết tật tại một huyện miền núi khó khăn. Chị M đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Phổ cập pháp luật.
D. Thực thi pháp luật.